Sách “Luận ngữ”

Một phần của tài liệu Quan niệm về mối quan hệ thầy - trò qua sách luận ngữ của Khổng tử và ý nghĩa của nó đối với truyền thông tôn sư trọng đạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)

Nho học là khoa học giáo dục do Khổng Tử sáng lập, Mạnh Tử đời sau tiếp nối và hoàn chỉnh về cơ bản. Hơn hai thế kỷ sau khi Khổng Tử qua đời, Nho học mới được chính thức phổ biến, áp dụng rộng rãi từ thời nhà Hán (206 tr.CN - 220 CN) kéo dài đến nhà Thanh. Qua mỗi triều đại, lại có các nhà nho nổi tiếng biên soạn gia giảm, chú giải, bàn luận... Khi đã được đông đảo dân chúng hâm mộ, coi trọng thì Nho học được coi là Nho giáo, được sùng bái như một tôn giáo. Nho học gồm hai bộ sách cơ bản là Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh Tử) và Ngũ kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân thu). Nếu như trong Ngũ kinh có hai tác phẩm quan trọng là Kinh Dịch và Kinh Thi thì trong Tứ thư, sách Luận ngữ được coi là then chốt bởi nó có khả năng bao quát hầu hết Tứ thư, lại miêu tả được những hằng số của con người một cách độc đáo, sinh động và có sức sống mãi về sau.

Luận ngữ là một sách quý trong bộ Tứ thư của Nho gia, được trình bày dưới dạng “ngữ lục”, không theo một thứ tự logic nhất định, do môn đệ của Khổng Tử ghi chép lại những lời dạy và việc làm của Khổng Tử, với nội dung bao quát tư tưởng của Nho gia về mọi lĩnh vực: triết học, chính trị, đạo đức, giáo dục… Sách được định hình vào khoảng đầu thời Chiến Quốc (480-221 TCN). Luận ngữ là sự tóm lược những bài giảng, lời dạy, các buổi học và thuật lại nhiều sự việc, nét sinh hoạt của thầy trò Khổng Tử. Nội dung của

sách tập trung vào rèn luyện phẩm cách cá nhân và còn giữ gần nguyên vẹn giá trị nhân văn cơ bản thời hiện đại.

Ở đời Tây Hán, có ba bản Luận ngữ là Cổ Luận ngữ, Tề Luận ngữ và Lỗ Luận ngữ. Cổ Luận ngữ viết bằng cổ văn gồm 21 thiên. Lỗ Cung phá tường nhà Khổng Tử mà tìm thấy bản này. Tề Luận ngữ do người nước Tề truyền lại, gồm 22 thiên viết bằng kim văn. Hai bản Luận ngữ trên đều đã thất truyền. Hiện nay chỉ còn bản Lỗ Luận ngữ do người nước Lỗ truyền lại, gồm 20 thiên, viết bằng kim văn. [14, tr348].

Sách Luận ngữ (cùng với sách khác bổ sung qua mỗi triều đại) được dạy trong các nhà trường từ thời nhà Hán, do học trò đời sau của Khổng Tử sưu tầm lại, truyền đến đời Tống mới biên tập thành sách. Những người biên soạn cố gắng giữ nguyên lời nói Khổng Tử xưa, bởi lẽ lời cổ nhân được truyền bá nguyên văn, mang tính cổ kính thiêng liêng nên có sức thuyết phục hơn. Lời văn của Luận Ngữ rất ngắn gọn, giản dị, diễn giải minh bạch. Đây là cuốn sách giáo khoa mở đầu cho truyền thống biên soạn sách học ở Trung Quốc về sau như Tam tự kinh, Ngũ tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi…

Trong thời gian đầu, tác phẩm Luận ngữ đã có tác dụng rất sâu rộng trong đời sống xã hội Trung Quốc thời cổ. Hơn hai ngàn năm sau nó được những người kế tục và các triều đại phong kiến thống trị lấy làm sách kinh điển và là một trong tứ thư của Nho gia. Từ đời Tống, Minh trở về sau Luận ngữ đã được coi là sách giáo khoa và là khoa mục thi cử bắt buộc của các phần tử trí thức phong kiến, được pháp luật của chế độ phong kiến thừa nhận. Nó cũng là công cụ tinh thần của các giai cấp thống trị phong kiến lợi dụng để nô dịch nhân dân lao động với quan điểm "tam cương, ngũ thường" hết sức khắt khe.

Sách Luận ngữ được lưu truyền đến ngày nay gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau. Cách đặt tên thiên: lấy hai chữ xuất hiện đầu thiên làm tựa đề. Mỗi thiên có nhiều bài

(mỗi bài chỉ là một câu nói, một đối thoại hoặc một câu chuyện rất ngắn). Toàn bộ Luận ngữ có 511 bài, chỉ là 511 câu nói, đối thoại, mẩu chuyện ngắn. Nội dung bao trùm hầu hết những quan niệm về lễ, nhân, đức, trung, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm, âm nhạc, văn chương, hội họa, những tình huống đối nhân xử thế đa dạng trong cuộc sống cho đến việc giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống. Qua những bài học ngắn gọn, hình ảnh người quân tử và tiểu nhân hiện lên tương phản rõ nét, trong đó tấm gương vua hiền, quan chức mẫu mực và kẻ sĩ chân chính nổi bật ở vị trí trung tâm của cuốn sách.

Thiên 1: Học Nhi Thiên 2: Vi Chính Thiên 3: Bát Dật Thiên 4: Lý Nhân Thiên 5: Công Dã Tràng Thiên 6: Ung Dã

Thiên 7: Thuật Nhi Thiên 8: Thái Bá Thiên 9: Tử Hãn

Thiên 10: Hương Đảng

Thiên 11: Tiên Tiến Thiên 12: Nhan Uyên Thiên 13: Tử Lộ Thiên 14: Hiến Vấn Thiên 15: Vệ Linh Công Thiên 16: Quý Thị Thiên 17: Dương Hóa Thiên 18: Vi Tử Thiên 19: Tử Trương Thiên 20: Nghiêu Viết

Đọc sách Luận Ngữ, ta hiểu được phẩm chất tư cách của thầy trò Khổng Tử và những người khác. Đó là những bài học thực tế, tránh được giáo điều. Luận Ngữ trình bày đạo quân tử qua lời nói và những câu chuyện sinh động, không giảng lý thuyết dài dòng nhưng rất ấn tượng, dễ hiểu. Nhân vật chính là thầy Khổng Tử với bao buồn, vui, lo âu, lạc quan, thất vọng. Thầy Khổng đôi khi cũng mắc khuyết điểm nhưng không giấu diếm. Về phương pháp giáo dục, Khổng Tử thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo léo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một cách khác nhau. Luận ngữ có 5 mục

tiêu giáo dục rõ rệt: Học làm người. Học làm công dân. Học làm quan. Học làm vua. Học làm thầy giáo.

Có thể nói, Luận ngữ là một trong những giá trị quí báu độc đáo, tài sản chung của các nền văn hóa khu vực đồng văn (Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn quốc, Nhật Bản và Việt Nam). Đặc biệt những lời nói của Khổng Tử trong Luận ngữ về sau đã được dân gian coi như thành ngữ, tục ngữ khi truyền bá trong sinh hoạt.

Tiểu kết chƣơng I

Như vậy, Nho giáo nói chung và tư tưởng của Khổng Tử nói riêng là sản phẩm của thời đoạn chuyển mình dữ dội của lịch sử Trung Quốc - thời Xuân Thu. Đây là thời kỳ đánh dấu sự suy sụp của chế độ chiếm hữu nô lệ và cùng với đó là sự định hình của chế độ phong kiến đặc thù phương Đông. Sự ra đời của Nho giáo chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có cả bối cảnh lịch sử cũng như những tiền đề tư tưởng thời đại bấy giờ. Tuy nhiên so với các học thuyết khác, Nho giáo có nội dung phong phú và mang tính hệ thống hơn cả, nó được coi là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hơn hai ngàn năm của xã hội phong kiến. Đặc biệt, những giá trị tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ vẫn có sức sống mãnh liệt theo thời gian và thời đại lịch sử.

Chƣơng 2

QUAN HỆ THẦY - TRÕ TRONG TƢ TƢỞNG CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA MỐI QUAN HỆ NÀY ĐỐI VỚI TRUYỀN THỐNG TÔN

SƢ TRỌNG ĐẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Những tƣ tƣởng cơ bản của Khổng Tử về mối quan hệ thầy trò 2.1.1. Quan niệm về quan hệ thầy - trò trong xã hội

Khổng Tử xác định có năm mối quan hệ xã hội cơ bản và thông thường gọi là "ngũ luân", bao gồm quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu). Mỗi mối quan hệ lại có những chuẩn mực đạo đức riêng: giữa vua tôi phải có nghĩa, giữa cha con phải có thân ái, giữa chồng vợ phải có sự phân biệt, giữa anh em phải có thứ tự, giữa bạn bè phải có lòng tin. Mặc dù không nằm trong ngũ luân nhưng từ xa xưa quan hệ thầy - trò đã là mối quan hệ đặc trưng và thiêng liêng trong xã hội. Mối quan hệ này được Khổng Tử bàn luận nhiều trong sách Luận ngữ.

Quan hệ thầy - trò còn gọi là quan hệ sư - tử (sư là thầy, tử là trò), mối quan hệ này được các nhà Nho rất coi trọng và đề cao. Thời phong kiến người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng và địa vị hết sức tôn quý trong xã hội. Theo thứ bậc “quân, sư, phụ” đã được qui định và thừa nhận thì người thầy còn có vị trí cao hơn cả cha mẹ và chỉ đứng sau vua. Khổng Tử cho rằng, địa vị của người thầy được nâng lên trên cả địa vị của người cha trong gia đình - sau ông vua là đến ông thầy rồi sau hết mới đến người cha. Người cha cũng có bổn phận dạy dỗ con cái của mình, nhưng trong xã hội xưa, người dạy dỗ con mình nhiều nhất, sát nhất, cả mặt kiến thức và đạo đức chính là người thầy. Mối quan hệ thầy trò chịu ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng "Chính danh" và "Lễ" của Khổng Tử.

Khổng Tử cho rằng, quan hệ thầy - trò trước tiên phải tuân theo Chính danh. Quan hệ thầy trò phải được quy định bởi những chuẩn mực, giá trị đạo đức nhất định, để đảm bảo người thầy, người trò có địa vị, bổn phận chính

đáng, trên dưới, phải trái phân minh. Xuất phát từ quan điểm cho rằng, mỗi người đều có những mối quan hệ xã hội nhất định, trong mối quan hệ đó mỗi người đều có một địa vị, bổn phận nhất định và tương ứng với nó là một danh nhất định. Mỗi danh đều có tiêu chuẩn riêng, người nào mang danh nào phải được thực hiện và phải thực hiện bằng được những tiêu chuẩn của danh đó, nếu không phải gọi bằng danh khác. Đó chính là mỗi người đang thực hiện chính danh của mình. Khổng Tử vận dụng học thuyết chính danh của mình là để làm cho mọi việc ngay thẳng, vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha phải ra cha, con phải ra con... Do đó, trong quan hệ thầy trò thì thầy phải ra thầy, trò phải ra trò. Thầy phải thực hiện đúng danh phận của mình và trò cũng phải thực hiện đúng danh phận của trò. Theo ông, nếu danh giữa thầy và trò mà bất chính thì lời nói sẽ không đúng đắn, lời nói không đúng đắn thì dẫn tới việc làm sai. Khi đó người thầy và trò trong xã hội sẽ không còn kính trọng nhau, không còn giữ được hòa khí. Thông qua học thuyết chính danh, Khổng Tử chỉ ra rằng, quan hệ thầy trò phải được xây dựng theo danh phận và thứ bậc rõ ràng, phải tôn trọng những tôn ti, trật tự, phép tắc nhất định trong quan hệ giữa thầy với trò. Những quy định trong mối quan hệ này trở thành một đạo cư xử, đó là đạo thầy trò.

Mặt khác, Khổng Tử cho rằng, quan hệ thầy trò cũng phải thực hành theo Lễ. Ông yêu cầu đạo làm thầy và đạo làm trò là phải cư xử đúng lễ. Đạo làm thầy phải lấy lễ để giáo hoá học trò. Trong Luận ngữ Khổng Tử thường nhắc rất nhiều đến chữ "Lễ", ở mỗi chương ông đều có nhiều đoạn bàn về lễ, có khi chủ động giảng giải, có khi thụ động trả lời câu hỏi của các đồ đệ liên quan tới lễ. Lễ trong Luận ngữ mang hai bản chất: lễ chi bản và lễ chi dụng. Lễ chi bản nói lên lễ như là bản chất biểu tả một cách trung thực bản tính con người, trong khi lễ chi dụng nói lên tính chất công cụ của lễ trong công việc giữ gìn trật tự, cũng như giữ được sự cân bằng trong cuộc sống, trong những giao tiếp của con người. Khổng Tử giải thích rằng, xã hội phải có lễ và mọi người phải

tuân theo lễ vì không có lễ lấy gì phân biệt địa vị vua, tôi, trên, dưới, lớn, nhỏ. Không có lễ không phân biệt tình thân mật của trai gái, cha con, anh em, sự giao thiệp thân hay sơ của hôn nhân. Và vì vậy, ông đề ra chuẩn mực vua phải sống xứng đáng là vua, bề tôi đáng phận bề tôi, cha đáng cha, chồng đáng chồng, con đáng con (quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử). Tất cả mọi người đều làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình trong các mối quan hệ thì xã hội mới bình ổn và phát triển. Do đó trong quan hệ thầy trò, lễ không chỉ đóng vai trò là lễ nghi thông thường mà nó còn là lễ giáo, là phép tắc ứng xử giữa thầy và trò theo chuẩn mực đạo đức nhất định, tức là thầy phải xứng đáng làm thầy, trò phải đáng phận làm trò. Quan hệ thầy trò phải có trên có dưới, có trước có sau, thầy phải thương yêu quý mến trò và trò phải tôn kính hiếu kính với thầy.

Khổng Tử là một trong những người đầu tiên đề xướng việc học lễ và dạy lễ cho học trò cũng như cho mọi người. Ông cho rằng, học lễ là điều kiện đầu tiên không thể thiếu đối với mỗi một con người khi gia nhập xã hội. Con người ta phải tự mình rèn luyện, học theo lễ, vì Kinh Lễ dạy người ta ở đời cho có quy củ, không học Kinh Lễ thì không biết cách đứng ở cuộc đời. Học Kinh Lễ là để theo lễ mà suy tư, theo lễ mà thực hành. Vấn đề quyết định chính là ý thức tự giác, tự trọng khi học lễ. Ông khẳng định, học lễ chính là học đạo làm người, tuân theo lễ chính là thực hành đạo làm người, học lễ và tuân theo lễ là để trở thành người có đạo đức, có nhân cách tốt đẹp.

Từ quan điểm cho rằng quan hệ thầy trò phải được thực hiện theo Chính danh và Lễ, Khổng Tử đã chỉ ra rằng quan hệ thầy trò là mối quan hệ tương tác hai chiều trong đó người thầy phải có vai trò, trách nhiệm đối với trò và ngược lại trò cũng phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với thầy.

2.1.2. Vai trò, trách nhiệm của thầy đối với trò

Trong quan niệm của Khổng Tử, quan hệ thầy trò là một mối quan hệ thiêng liêng và rất được tôn kính. Đạo thầy trò được xem như là đạo cha con, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ví trí của người thầy được coi trọng hơn cả cha mẹ (quân - sư - phụ) do đó mà vai trò của người thầy đối với trò giống như vai trò của người cha đối với con trong gia đình. Sự tương tri tương đắc của thầy trò nó cũng thân thiết như là vợ chồng bầu bạn, nhiều khi cha con không hiểu nhau mà thầy trò lại hiểu nhau. Giữa cha con thường có một bức tường để ngăn trở sự hiểu nhau, còn thầy với trò khi đã vừa ý nhau rồi thì không còn có bức tường ấy nữa. Tình thân giữa thầy và trò còn lớn đến mức khi học trò Nhan Uyên mất, thầy Khổng đã thương khóc thảm thiết vì tiếc cho một nhân tài yểu mệnh. Thầy coi học trò như con, hết lòng yêu mến, chăm nom, dạy dỗ như con của mình. Được coi là người cha thứ hai nên người thầy không chỉ là người dạy chữ, mà còn là người cha có tấm gương đạo đức với lối sống chuẩn mực, liêm khiết để học trò noi theo.

Vai trò của người thầy thể hiện ở chỗ người thầy phải làm tròn bổn phận dạy học, phải thực hành đúng đạo làm thầy của mình. Người thầy phải hội đủ cả đức lẫn tài (toàn tài, toàn đức), lấy đức để cảm hóa trò, lấy tài để dạy đủ lục nghệ cho học trò. Bên cạnh tài đức, đạo làm thầy còn yêu cầu người thầy phải nắm vững phương pháp giáo dục, hiểu rõ năng lực, tâm lý riêng biệt, nhân cách đạo đức của từng học trò. Trong xã hội người thầy cũng là người dạy lý tưởng, đạo đức, dạy cách ứng xử, thực hành đạo làm người cho học trò noi theo.

Theo Khổng Tử, nhiệm vụ của đạo làm thầy là truyền thụ nội dung đạo lý cho học trò, kể cả khi học trò là bậc quân vương. Người thầy có thể trách mắng, đánh phạt nếu học trò vô lễ hay lười học nhưng về tình cảm thì người

Một phần của tài liệu Quan niệm về mối quan hệ thầy - trò qua sách luận ngữ của Khổng tử và ý nghĩa của nó đối với truyền thông tôn sư trọng đạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)