Sản xuất hàng điện tử gồm nhiều công đoạn nên có sự phân công hàng ngang giữa các n−ớc trong việc sản xuất và cung cấp cho nhau các linh kiện, bộ phận. Tuy nhiên, phần nhiều công nghệ sản xuất đã tiêu chuẩn hoá và ít sai biệt về độ sâu lao động hay t− bản. Do đó, các doanh nghiệp có khuynh h−ớng tích cực nội địa hoá linh kiện, bộ phận khi l−ợng sản xuất đạt quy mô kinh tế. Thêm vào đó, khi sản phẩm nguyên chiếc sản xuất cả cho thị tr−ờng thế giới thì các công ty lắp ráp phải th−ờng xuyên thay đổi cơ năng, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. Điều này buộc họ phải luôn bảo đảm một sự cơ động, mềm dẻo trong việc quản lý dây chuyền cung cấp các sản phẩm hỗ trợ và do đó phải tăng tỷ lệ nội địa hoá, chủ động tham gia xây dựng các cụm công nghiệp.
Tiêu chuẩn để cho một cơ sở sản xuất nâng cấp thành công là mở rộng hoạt động sản xuất theo mô hình chuyên môn hoá, duy trì và phát triển đ−ợc các kỹ năng, liên kết với các cơ sở sản xuất trong và ngoài n−ớc, đồng thời có khả năng quản lý hệ thống thông tin phức tạp.
Khả năng liên kết quốc tế có vị trí hết sức quan trọng, đặc biệt là trong ngành điện tử. ý nghĩa quan trọng của các nền kinh tế Châu á trong lĩnh vực công nghiệp điện tử là phải nâng cấp hệ thống sản xuất để tiếp thu tri thức và công nghệ mới thông qua các hoạt động liên kết. Liên kết quốc tế là con đ−ờng nâng cấp các cơ sở sản xuất bậc thấp lên bậc cao hơn, hình thành chuỗi giá trị nhờ mạng l−ới các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ. Muốn tăng sản l−ợng các sản phẩm cuối cùng, phải tăng mức nhập khẩu sản phẩm trung gian các thiết bị lắp ráp.
Một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh quốc gia là sự hiện diện tại quốc gia đó các ngành hỗ trợ có khả năng cạnh tranh quốc tế. Các nhà cung ứng có khả năng cạnh tranh quốc tế tại n−ớc chủ nhà tạo ra những lợi thế trong những ngành hạ nguồn theo nhiều cách thức khác nhau. Thứ nhất, họ cung cấp các yếu tố đầu vào giá rẻ nhất theo một cách thức hữu hiệu, nhanh chóng và thứ hai là đ−ợc áp dụng các chính sách −u đãi. Các công ty của một quốc gia h−ởng lợi nhiều nhất khi bản thân các nhà cung ứng là các công ty cạnh tranh toàn cầu.
Sau kết quả quan trọng thứ nhất là mở rộng hoạt động sản xuất ra bên ngoài dựa vào các nhà sản xuất theo hợp đồng, thì một kết quả quan trọng thứ hai cần phải kể đến trong mạng l−ới sản xuất toàn cầu đó là việc sử dụng hệ thống thông tin số hoá để phục vụ hoạt động quản lý mạng l−ới.
Hệ thống số hoá, có thể đ−ợc hiểu nh− là một cơ quan luôn cung cấp các dịch vụ và xây dựng các tiêu chuẩn mở. Hệ thống số hoá kích thích sáng tạo tri thức và công nghệ mới, cung cấp những giải pháp hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin, chia sẻ tri thức của mạng l−ới cho các thành viên ở khoảng cách xa. Hình thức điều khiển và kiểm soát từ xa là một thành quả rất quan trọng, dựa vào các ph−ơng thức hoạt động này, các cơ sở sản xuất của mạng l−ới sẽ sản xuất các sản phẩm có chất l−ợng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và yêu cầu quản lý chuỗi cung của các trung tâm đầu não.
Năng lực cạnh tranh của quốc gia còn tuỳ thuộc vào đội ngũ các nhà cung ứng của quốc gia đó. Tại Châu á cũng hình thành hai loại công ty cung cấp, các nhà cung cấp bậc một (bậc cao) và các nhà cung cấp bậc hai (bậc thấp). Các nhà cung cấp bậc cao làm nhiệm vụ liên kết giữa các hãng đầu tàu với các nhà cung cấp bậc hai. Tập đoàn máy tính Acer của Đài Loan là một ví dụ về nhà cung cấp bậc cao điển hình ở châu á. Họ giao dịch trực tiếp với các hãng đầu tàu, các nhà tạo ra th−ơng hiệu và các nhà sản xuất theo hợp đồng.
Sau đó, họ tiếp nhận các yêu cầu theo thứ tự −u tiên và nhiệm vụ cuối cùng là phát triển một số mạng l−ới nhỏ nằm trong chuỗi giá trị do họ quản lý, kiểm soát để phục vụ sản xuất. Đối với các nhà cung cấp bậc thấp, lợi thế cạnh tranh chủ yếu của họ là chi phí thấp, hoạt động linh hoạt và giải quyết các yêu cầu của hợp đồng đ−ợc giao một cách nhanh chóng.
Thành công của các nhà cung cấp địa ph−ơng chỉ có đ−ợc khi họ tiếp thu đ−ợc các tri thức mới, quy trình sản xuất mới và có các thiết bị máy móc hỗ trợ từ các hãng đầu tàu. Sự thành công của Công ty Samsung là một thí dụ khá điển hình, nhờ tiếp thu công nghệ mới họ mau chóng chuyển từ nhà chế tạo thiết bị theo thiết kế gốc sáng tạo ra th−ơng hiệu sản phẩm mới trong công nghiệp điện tử. Chíp, DRAM... của công ty này là những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị tr−ờng thế giới không kém các sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ và Nhật Bản.
1.4. Kinh nghiệm tham gia của một số n−ớc vào chuỗi giá trị hàng điện tử toàn cầu hàng điện tử toàn cầu
1.4.1. Kinh nghiệm của một số n−ớc
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Malaysia
Công nghiệp điện và điện tử là ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế Malaysia, chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Các công ty sản xuất n−ớc ngoài đầu t− vào Malaysia với mục đích tận dụng chi phí sản xuất rẻ nhờ vào các chính sách khuyến khích thu hút FDI, nguồn nhân lực rẻ, các khu chế xuất và hệ thống cơ sở hạ tầng nh− đ−ờng sắt, hải cảng, sân bay và thông tin liên lạc đ−ợc đầu t− phát triển, khả năng sử dụng tiếng Anh thông thạo của đội ngũ lao động...Những chính sách này đã đ−a Malaysia trở thành một trung tâm sản xuất công nghiệp điện và điện tử.
- Xây dựng chính sách phát triển công nghiệp, hội nhập với mạng l−ới sản xuất toàn cầu
Hội nhập với mạng l−ới sản xuất toàn cầu là thành công đầu tiên của công nghiệp điện tử Malaysia. Quá trình liên kết với mạng l−ới sản xuất toàn cầu đ−ợc thực hiện từ thập niên 1970, d−ới dạng lắp ráp các chíp điện tử của các hãng điện tử Hoa Kỳ. Tiếp theo, vào thập niên 1980, Malaysia tham gia sản xuất các sản phẩm điện tử trong mạng l−ới sản xuất hàng điện tử của Nhật Bản, chủ yếu là các sản phẩm điện tử gia dụng, tiêu thụ tại thị tr−ờng châu á cũng nh− liên kết hợp tác sản xuất với các chi nhánh của Hoa Kỳ tại Đài Loan để sản xuất ra máy tính, thiết bị điện tử viễn thông.
Chính phủ Malaysia đã xây dựng chiến l−ợc phát triển công nghiệp trong thời kỳ 1986 - 1995 với mục tiêu thu hút FDI của các hãng sản xuất điện tử hàng
đầu trên thế giới để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá sang giai đoạn mới. Xuất khẩu trở thành động lực chính cho quá trình tăng tr−ởng công nghiệp điện tử. Tuy công nghiệp điện tử suy giảm trong thời kỳ 1985 - 1986 cũng nh− giai đoạn khủng hoảng kinh tế Đông á 1997 - 1998, cán cân th−ơng mại của ngành công nghiệp điện tử Malaysia vẫn đạt thặng d− cao. Trong suốt thập niên 90, tốc độ tăng tr−ởng công nghiệp điện tử Malaysia luôn ở mức 25% một năm. Năm 1985, xuất khẩu sản phẩm điện tử chiếm 40% tổng giá trị của công nghiệp chế tạo, năm 1992, tỷ lệ đó tăng lên 68%, trong đó 18 thành viên thuộc Hiệp hội công nghiệp điện tử Malaysia - Hoa Kỳ chiếm hơn 14% giá trị xuất khẩu của công nghiệp điện tử. Các chi nhánh sản xuất toàn cầu và các nhà sản xuất theo hợp đồng của Malaysia góp phần quan trọng đối với việc hiện đại hoá công nghiệp điện tử châu á.
Tuy nhiên, trong những năm sau đó, sự phát triển của công nghiệp điện tử Malaysia có xu h−ớng chững lại. Nguyên nhân là: (1) Cơ cấu tổ chức không đủ linh hoạt; (2) Phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, yếu kém về khả năng liên kết và khả năng cung ứng của công nghiệp phụ trợ; (3) Phụ thuộc nhiều vào thị tr−ờng xuất khẩu Hoa Kỳ; (4) Các cơ sở sản xuất đ−ợc thiết lập theo mô hình tập trung cao độ; (5) Hệ thống lao động trẻ không đủ năng lực thay thế; (6) Mất cân đối về cung cầu lao động có kỹ năng. Đứng tr−ớc tình hình đó, Malaysia đã thay đổi chiến l−ợc phát triển công nghiệp điện tử, nhờ kế hoạch phát triển công nghiệp lần thứ hai (IMP 2) giai đoạn 1996 - 2005.
- Phát triển hoạt động chế tạo và các cụm công nghiệp
IMP2 bắt đầu đ−ợc thực hiện từ năm 1996, với tham vọng khắc phục các mặt yếu kém đã nêu trên và khai thác hiệu quả mạng l−ới sản xuất toàn cầu, tìm kiếm các cơ hội mới thu hút FDI, công nghệ và tri thức để nâng cấp hệ thống sản xuất nội địa. IMP2 của Malaysia thể hiện rõ các mục tiêu là chuyển từ các hoạt động lắp ráp sang các hoạt động chế tạo, nâng cấp chuỗi giá trị dựa vào các khu công nghiệp chế tạo điện tử đạt năng suất cao. IMP2 tập trung tăng c−ờng năng lực sản xuất thông qua những chính sách dựa vào phát triển các cụm công nghiệp và chính sách sản xuất ++.
Sản xuất ++ nhấn mạnh vào hai mục tiêu mong muốn đạt đ−ợc, đó là (i) mở rộng chiều dài của chuỗi giá trị bao gồm những hoạt động gia tăng nhiều giá trị; (ii) nâng cao toàn bộ chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất. Vì Malaysia ban đầu là một n−ớc lắp ráp truyền thống, đây chính là điểm khởi đầu thấp nhất trong chuỗi giá trị (Hình 4). Malaysia bắt đầu công nghiệp hoá từ việc lắp ráp giản đơn, là điểm thấp nhất trong chuỗi giá trị. Để tiến tới phát triển R&D, thiết kế sản phẩm, marketing,... theo chiều ngang và nâng cao kỹ năng của các hoạt động này theo chiều dọc, cần nâng cấp các dịch vụ tri thức phục vụ phát triển,