Vào đầu thập niên 1990, mô hình quản lý của doanh nghiệp đ−ợc xây dựng theo h−ớng linh hoạt, bắt đầu từ Mỹ, lan sang châu Âu vào cuối 1995 và phát triển sang Nhật Bản vào đầu 1998. Để thực hiện đ−ợc điều này, quy trình outsourcing đ−ợc thực hiện bằng việc đ−a toàn bộ các công việc sản xuất ra khỏi doanh nghiệp và chỉ giữ lại các khâu chủ yếu là nghiên cứu (R&D), thiết kế (design) và marketing. Hoạt động outsourcing đ−ợc bắt đầu do có sự thay đổi liên tục về mẫu mã và tính năng của các sản phẩm trong lĩnh vực hàng điện tử và công nghệ thông tin khiến doanh nghiệp không thể cùng lúc đảm nhiệm tất cả các khâu từ nghiên cứu đến sản xuất, chế tạo và đ−a sản phẩm ra thị tr−ờng. Nh− vậy, việc quản lý sản xuất đ−ợc giao cho doanh nghiệp khác phụ trách. Khác với việc gia công (Sub - contracting) tr−ớc đây, doanh nghiệp đảm nhận việc sản xuất nằm trong khuôn khổ của “Co-contracting" (cùng tiến hành hợp đồng).
Một góc độ khác, chi phí cho việc hoàn thành từng công việc có sự chênh lệch nhất định giữa các n−ớc phát triển và các n−ớc đang phát triển, đặc biệt là chi phí nhân công. Những công đoạn sử dụng nhiều nhân công nh− lắp ráp, lập trình... outsourcing là chiến l−ợc giảm chi phí hiệu quả. Và để đảm bảo chất l−ợng nh− mong đợi, doanh nghiệp th−ờng đ−a chuyên gia của mình đến đơn vị cung cấp
outsourcing đế kiểm soát. Để phát triển bền vững hơn, khi xác định đ−ợc đối tác lâu dài, các nhà đi thuê ngoài th−ờng hỗ trợ ph−ơng pháp quản lý, đào tạo con ng−ời... cùng chia sẻ những khó khăn, thuận lợi đối với các nhà hoạt động outsourcing. Các công ty mẹ ở các n−ớc phát triển chỉ tập trung vào các hoạt động nghiên cứu, triển khai, thiết kế, phân phối, marketing; còn việc sản xuất, họ sử dụng dịch vụ outsourcing để tận dụng chi phí nhân công t−ơng đối thấp ở các n−ớc đang phát triển.