Khi bào chế CT7 nhận thấy sản phẩm hút ẩm rất mạnh và rất nhanh, hình thành nhiều mảng kết tụ và khả năng trơn chảy kém. Để khắc phục hiện tượng này chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thành phần mannitol tới các thông số như độ hòa tan dược chất trong môi trường đệm phosphate pH 6,5, hình dạng, bề mặt vi cầu, khả năng trơn chảy. Các công thức được trình bày trong bảng 3.17 .
Bảng 3.17 . Các công thức với nồng độ mannitol khác nhau Thành phần (g) CT7 CT20
FDP (g) 1 1
PVP K30 (g) 9 9
PLX (g) 0,5 0,5
Tiến hành bào chế HPTR theo phương pháp ghi ở mục 2.3.1. Kết quả thử độ hòa tan dược chất từ HPTR trong môi trường đệm phosphate pH 6,5 được trình bày ở bảng 3.18 và hình 3.10 .
Bảng 3.18. Phần trăm FDP hòa tan từ HPTR
Thời gian (giờ) 0,5 1 2 3 4 5 CT7 90,73 97,26 97,47 98,27 97,80 97,48 CT20 80,99 89,55 92,27 93,95 94,48 96,74
Hình 3.10. Đồ thị giải phóng FDP từ HPTR trong môi trường đệm phosphat pH=6,5
Nhận xét: CT7 và CT20 có mức độ hòa tan tương tự nhau. Tuy nhiên tốc độ hòa
tan hòa ở CT7 cao hơn CT20 tại thời điểm giờ thứ nhất. Điều này có thể là do mannitol bao phủ bên ngoài bề mặt tiểu phân HPTR làm giảm hiện tượng hút ẩm, hút nước của các chất mang thân nước. Vì vậy, có thể làm giảm nhẹ tốc độ hòa tan tại giờ đầu.
Để chứng minh khả năng cải thiện tính chất vật lý cho sản phẩm của mannitol chúng tôi tiến hành phân tích hình ảnh, thực hiện như đã ghi ở mục 2.3.3.
Kết quả được thể hiện ở hình 3.11 và hình 3.12 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 CT7 (tỉ lệ 1:9:0,5:0) CT20 (tỉ lệ 1:9:0,5:2) Thời gian (giờ)
% FDP gi
ải phón
Hình 3.11. Mẫu không chứa mannitol Hình 3.12. Mẫu chứa mannitol
Nhận xét:các tiểu phân thu được ở công thức CT7 có dạng gần cầu tuy nhiên các
tiểu phân thu được có xu hướng bị dính lại. Các tiểu phân thu được ở công thức CT20 có dạng cầu tròn hơn, bề mặt trơn nhẵn, các tiểu phân rời không có xu hướng bị bết dính lại. Như vậy có thể kết luận: mannitol trong công thức có vai trò quan trọng trong việc tạo cầu và giảm kết dính giữa các tiểu phân.