Dịch tễ ung thư cổ tử cung tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổng quan về các đánh giá chi phí hiệu quả của vaccine HPV (human papilloma virus) đã được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế (Trang 27)

Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới WHO năm 2007 tại Việt Nam tổng số phụ nữ từ 15 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung là 29,95 triệu người. Các nghiên cứu cho thấy hàng năm có tới 6.224 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung và 3.334 người tử vong. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất và là loại ung thư phổ biến thứ 2 ở nhóm tuổi 15 đến 44. Ước lượng khoảng 5,4% phụ nữ trong toàn bộ dân số bị nhiễm các chủng HPV có nguy cơ gây ung thư cao.[73]

Một nghiên cứu năm 2013 về tình hình nhiễm HPV 16/18 trên 4500 phụ nữ đã kết hôn trong độ tuổi từ 18 đến 65 tại 5 thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Cần Thơ và Thái Nguyên cho thấy:

 Tỷ lệ chỉ nhiễm HPV 16 và/hoặc 18 biến đổi từ 3.1% từ Hà Nội đến 7.4% ở Cần Thơ trong đó thành phố có tổng tỷ lệ HPV cao đồng thời cũng là thành phố có tỷ lệ nhiễm HPV 16 và/hoặc 18 cao.

Đa số các ca dương tính với HPV đều dương tính với HPV 16/18. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu đã tiến hành ở Việt Nam trước đây hoặc đã tiến hành ở các nước khác[37, 52].

Trong 4 nhóm tuổi: thấp hơn 30 tuổi, 30-39 tuổi, 40-49 tuổi và 50 tuổi trở lên tỷ lệ nhiễm HPV 16 và/hoặc 18 và nhiễm tất cả các chủng HPV trong 4 nhóm tuổi cho thấy tỷ lệ cao nhất ở phụ nữ trẻ ( ít hơn 30 tuổi) và thấp nhất ở phụ nữ lớn tuổi

hơn (40 đến 49 tuổi).Có 6 chủng HPV nguy cơ cao xếp theo mức độ phổ biến là 16, 18, 58, 52, 35 và 45. [67]

Các nghiên cứu khác cũng báo cáo rằng ngoài HPV 16/18 thì HPV 58 là loại HPV phổ biến nhất được tìm thấy ở các mẫu ung thư tại Trung Quốc, Thai Lan và Philipines[12]. Một phân tích meta gần đây về dương tính với HPV và ung thư cổ tử cung chỉ ra rằng HPV 45 (ở châu Phi và ở miền Nam/ trung tâm nước Mỹ) và HPV 58 (ở Đông Á) chiếm một tỷ lệ lớn trong CIN 2 và CIN 3 dương tính với HPV[28]. Hai loại vaccine hiện nay có tác dụng chéo lên 4 loại HPV nguy cơ cao ngoài HPV 16/18 là 31, 33, 45, 51nhưng chưa có bằng chứng về hiệu quả phòng ngừa đối với HPV 58 [69] .

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm HPV gây ung thư cao do đó chương trình tiêm chủng vaccine HPV có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc đánh giá chi phí-hiệu quả của các chiến lược tiêm chủng vaccine HPV có vai trò rất cần thiết để đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa ung thư cổ tử cung phù hợp với điều kiện nước ta.

Một phần của tài liệu Tổng quan về các đánh giá chi phí hiệu quả của vaccine HPV (human papilloma virus) đã được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)