Đánh giá chung về công tác KCB cho người nghèo theo chế độ BHYT

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG 1999 (Trang 37 - 40)

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG, 1999-

2. Đánh giá chung về công tác KCB cho người nghèo theo chế độ BHYT

2.1.Những ưu điểm

Thứ nhất: Các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh đã tích cực trong công tác KCB cho người nghèo. Đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ với tinh thần làm việc có trách nhiệm của Ban quản lý quỹ KCB cho người nghèo với các ngành, các cấp, các tổ chức nên công tác KCB BHYT cho người nghèo được thực hiện đảm bảo đúng thời gian, đúng quy định.

Thứ hai: Không tốn kém cán bộ, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tinh giảm bộ máy biên chế, cơ quan chuyên môn không phải vừa tham gia trực tiếp quản lý quỹ, vừa phải chi phí quỹ, trong khi đó nếu cấp sổ cần phải có một bộ phận quản lý theo dõi, in ấn, cấp phát sổ cũng như thủ tục thanh toán chi phí KCB cần tập hợp chứng từ riêng từ tuyến trạm y tế xã, phường, huyện thị, tuyến trong tỉnh và ngoài tỉnh, nhờ giám định hộ…để quyết toán.

Thứ ba: BHYT cho người nghèo sẽ có rất nhiều ưu điểm thuận tiện cho đối tượng thụ hưởng chính sách này, đó là:

Thực hiện BHYT cho người nghèo xoá bỏ được sự phân biệt đối xử, tạo sự bình đẳng trong KCB BHYT với các đối tượng phải trả viện phí, KCB bằng thẻ BHYT tạo cho người nghèo thoát khỏi bẫy nghèo, vì dù phải KCB từ tuyến xã, huyện, hoặc lên tuyến tỉnh, tuyến Trung ương, người nghèo có thẻ BHYT không phải trả viện phí, mà cơ quan BHXH sẽ trả thay người nghèo có thẻ BHYT như các đối tượng khác thông qua việc kí hợp đồng KCB với các cơ sở KCB.

Thực hiện BHYT cho người nghèo, tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế, được KCB từ tuyến cơ sở xã, phường trở lên là sự kết hợp, tận dụng tối đa hệ thống y tế xã, phường đã được đầu tư xây dựng và hoàn thiện trong thời gian vừa qua. Theo số liệu thống kê, đến nay hầu hết các xã, phường trong tỉnh đã có trạm y tế và đội ngũ cán bộ y tế đủ điều kiện để KCB thông thường. Hiện nay, hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh đã đưa KCB BHYT về tuyến xã, người có thẻ BHYT được chăm sóc sức khoẻ kịp thời, chi phí KCB bình quân thấp hơn, vì bệnh tật được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thẻ BHYT không phải đi xa, góp phần nâng cao khả năng cân đối thu chi quỹ BHYT, đồng thời tạo điều kiện tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động của trạm y tế xã đi vào nề nếp, ổn định hơn.

Người nghèo có thẻ BHYT khi đi KCB tại các cơ sở y tế hoàn toàn yên tâm và được đối xử công bằng như những đối tượng có thẻ BHYT khác, tránh được sự mặc cảm vể sử dụng sổ KCB của người nghèo.

Mỗi thẻ BHYT cho người nghèo có mệnh giá 50.000đ/người/năm, trong khi phí BHYT bình quân hiện nay của đối tượng BHYT bắt buộc khác thì cao hơn nhiều, do đó người nghèo có thẻ BHYT sẽ được hưởng quyền lợi từ sự hỗ trợ cộng đồng và nhân đạo xã hội từ các đối tượng tham gia BHYT khác.

Thứ tư: Quá trình thực hiện BHYT cho người nghèo – diện đối tượng khá phức tạp về phương diện quản lý khai thác – phát hành thẻ - Đã đem lại một số kinh nghiệm nhất định cho hoạt động BHYT trong tiến trình thực hiện BHYT toàn dân.

2.2. Những khó khăn trong quá trình thực hiện BHYT cho người nghèo.

Hiện nay còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế đối với công tác KCB bằng thẻ BHYT cho người nghèo, đó là:

Thứ nhất: Việc bình xét đối tượng được thụ hưởng chính sách KCB cho người nghèo nhiều khi vẫn còn mang tính chủ quan, không lựa chọn đúng đối tượng là người nghèo để được cấp thẻ BHYT, việc đánh giá sai đối tượng khiến cho có những hộ gia đình không phải thuộc diện hộ nghèo nhưng lại được địa phương xác nhận là hộ đói nghèo và được địa phương cấp thẻ BHYT để đi KCB miễn phí. Điều này không những gây nên sự bất bình và mối hoài nghi về tính công bằng trong chính sách BHYT, mà còn đi ngược lại nguyên lý hoạt động của BHYT là mang tính nhân đạo, tính cộng đồng, lấy số đông bù số ít, người khoẻ giúp đỡ người ốm đau, khi khoẻ phòng cho lúc ốm. Thêm vào đó là làm thế nào để xét cho công bằng tránh được thắc mắc nhưng phải phù hợp với số lượng chỉ tiêu có hạn, có nơi do không dàn xếp được việc tranh chấp nên bỏ lại một số chỉ tiêu để giữ đoàn kết nội bộ. Mặt khác, do quy định ưu tiên diện bảo trợ xã hội nên số người thuộc diện này được xét hết mới đến số lượng người nghèo nên số người có thẻ BHYT càng ít. Những khó khăn đó dẫn đến nhiều trường hợp kiến nghị xin được cấp thẻ ngoài chỉ tiêu, kiến nghị vượt cấp, cá biệt có trường hợp gia đình thân nhân liệt sỹ mang người bệnh nặng đang chạy thận nhân tạo sắp tử vong đến đấu tranh đòi cấp thẻ ngoài quy định... Do việc bình xét, lựa chọn người nghèo nhiều khó khăn như vậy nên công tác cấp thẻ BHYT cho người nghèo cò chậm trễ và không kịp thời.

Thứ hai: Một khó khăn nữa là thời điểm phát hành thẻ không thể thực hiện được sớm ngay từ đầu năm, lý do chính là thời gian từ lúc Sở LĐ-TB&XH trình các cấp có thẩm quyền duyệt kinh phí, qua các bước bình xét tại địa phương, chuyển cho cơ quan BHXH in và phát thẻ thường mất từ 2 đến 3 tháng đầu năm nên trong quý I, đối tượng không có thẻ để đi KCB. Mặc dù đã rút kinh nghiệm song tình hình trên vẫn chưa được cải thiện. Để tháo gỡ bất cập này, Sở LĐ- TB&XH và BHXH Hải Dương buộc phải thống nhất quy định hạn thẻ BHYT từ ngày 01/04 năm trước đến ngày 31/03 năm sau. Tuy thời gian sử dụng của thẻ

vẫn đủ 12 tháng và mọi quyền lợi của đối tượng vẫn được đảm bảo song vẫn còn nhiều ý kiến thắc mắc.

Thứ ba: Nhận thức của một số các thành viên là đoàn thể trong ban chỉ đạo thành phố, huyện, xã tại tỉnh chưa thật thông suốt với phương thức cấp thẻ BHYT cho người nghèo. Cũng cần phải nói thêm rằng việc thực hiện các quy định, hướng dẫn của Trung ương về chính sách KCB theo phương thức BHYT cho người nghèo chưa thật nghiêm túc.

Thứ tư: Mức phí mua BHYT cho người nghèo hiện nay là 50.000đ/người/năm, mức phí như vậy qua thực tế cho thấy không đủ trang trải chi phí KCB BHYT. Vì vậy rất khó khăn trong cân đối quỹ BHYT, tỉnh Hải Dương trong những năm vừa qua chi phí KCB phát sinh lớn hơn nhiều do với quỹ KCB người nghèo, năm 2004 bội chi quỹ KCB người nghèo khoảng 1,7 tỷ đồng.

Thứ năm: Vẫn chưa triển khai KCB BHYT 100% về tuyến xã, phường, hiện nay mới chỉ có 226/263 xã, phường có trạm y tế cho nên còn 37 xã chưa triển khai KCB BHYT về tuyến xã, phường nên người nghèo có thẻ BHYT ở những nơi này chưa tiếp cận được với các dịch vụ y tế. Một số xã, phường đã triển khai công tác KCB BHYT cho người nghèo về tuyến xã rồi thì cơ sở vật chất tại trạm y tế xã vẫn còn thiếu thốn nhiều, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ nhân viên trạm y tế xã còn rất hạn chế. Nhiều trạm y tế do chưa có bác sĩ nên chưa dám nhận việc khám bệnh ngoại trú cho đối tượng có thẻ BHYT. Cũng cần nói thêm rằng người nghèo có thẻ BHYT không thật sự yên tâm khi đến KCB tại trạm y tế xã không có bác sỹ nên tỷ lệ đăng kí rất ít, thậm chí không có thẻ BHYT đăng kí tại những trạm y tế xã này.

Thứ sáu: Công tác thông tin tuyên truyền chưa thật hiệu quả, chưa làm cho người dân nắm được đầy đủ chế độ BHYT, tính ưu việt, sự cần thiết của BHYT. Vẫn còn hiện tượng người dân coi KCB tại trạm y tế xã như một phần định mức được hưởng hàng năm của người có thẻ BHYT, làm gia tăng tình trạng lạm dụng quỹ tại xã.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG 1999 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w