Tình hình triển khai BHYT cho người nghèo * Đối tượng được cấp thẻ BHYT

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG 1999 (Trang 29 - 32)

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG, 1999-

1.Tình hình triển khai BHYT cho người nghèo * Đối tượng được cấp thẻ BHYT

* Đối tượng được cấp thẻ BHYT

Đối tượng được cấp thẻ BHYT cho người nghèo là các đối tượng được KCB theo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 về khám chữa bệnh cho người nghèo, cụ thể như sau:

• Các hộ nằm trong chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định số 1143 ngày 1/11/2000 của Bộ LĐ-TB&XH.

• Nhân dân các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.

• Nhân dân các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về “Định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên” và nhân dân các dân tộc thiểu số tại 6 tỉnh đặc biệt khó khăn của miền núi phía Bắc theo Quyết định số 186 ngày 7/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Với hình thức mua thẻ BHYT cho người nghèo, người nghèo được hưởng quyền lợi KCB theo chế độ BHYT công bằng, bình đẳng như các đối tượng có thẻ BHYT khác. Để đảm bảo tốt hơn quyền lợi KCB bằng thẻ BHYT cho người nghèo và cũng là phù hợp hơn với tình hình đất nước, mệnh giá thẻ BHYT cho người nghèo đã thay đổi qua các năm.

Giai đoạn đầu từ năm 1999-2002 thực hiện theo Thông tư liên tịch số 05 / 1999/TTLT ngày 29/1/1999 của Bộ LĐ-TB&XH, Tài chính, Y tế hướng dẫn việc thực hiện KCB miễn nộp một phần viện phí đối với những người thuộc diện quá nghèo quy định tại Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ mệnh giá thẻ BHYT là 30.000đ/ người /năm.

Từ năm 2003 đến nay thực hiện theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về KCB cho người nghèo mệnh giá thẻ là 50.000 đ/người/năm.

* Nguồn kinh phí mua thẻ BHYT cho người nghèo

Nguồn kinh phí mua thẻ BHYT cho người nghèo lấy từ dự toán chi đảm bảo xã hội đã được bố trí hàng năm từ nguồn ngân sách địa phương. Để hỗ trợ cho ngân sách mua thẻ BHYT cho người nghèo, có thể huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế xã hội, hội chữ thập đỏ, hội từ thiện...

Đến cuối năm kinh phí KCB cho người nghèo kết dư tại quỹ BHYT sẽ được chuyển sang năm sau để mua tiếp thẻ BHYT cho người nghèo.

* Cơ quan cấp thẻ BHYT cho người nghèo.

Hàng năm Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương căn cứ vào Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt kinh phí và số lượng người nghèo được mua thẻ BHYT để phối hợp với các đơn vị hữu quan trong đó cơ quan BHXH tổ chức mua – cấp thẻ, phiếu KCB BHYT cho đối tượng (sau đây gọi chung là thẻ), Cụ thể:

- Năm 1999, thực hiện công văn số 1161/QĐ-UB ngày 11/6/1999 của UBND tỉnh về việc bổ sung kinh phí cấp thẻ BHYT cho người thuộc diện quá nghèo năm 1999 cho 7217 đối tượng.

- Năm 2000, thực hiện công văn số 12/TB-VP ngày 07/01/2000 của UBND tỉnh về việc mua BHYT cho người thuộc diện quá nghèo cho 15.000 đối tượng.

- Năm 2001, thực hiện Quyết định số 336/2001/QĐ-UB ngày 05/02/2001 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch cho các Sở, Ban, Ngành...trong đó có bản dự toán kinh phí đảm bảo từ ngân sách năm 2001 của Sở LĐ-TB&XH mua BHYT cho 15.000 đối tượng.

- Năm 2002, thực hiện Công văn số : 17/TB-UB ngày 28/02/2002 của UBND tỉnh về việc thông báo kết quả phiên họp thường kì UBND tỉnh tháng 02/2002 có nội dung đồng ý cấp bổ sung mua thêm 10.000 thẻ BHYT cho đối tượng người thuộc diện quá nghèo.

Căn cứ vào Quyết định của UBND tỉnh, Sở LĐ-TB&XH tổ chức kí hợp đồng với cơ quan BHXH để mua thẻ BHYT cho số đối tượng đã được duyệt. Nội dung của hợp đồng quy định như sau:

- Ngành LĐ-TB&XH căn cứ vào kết quả bình xét và chỉ tiêu được phân bổ tổ chức hướng dẫn lập danh sách đối tượng người nghèo, duyệt qua các cấp có thẩm quyền, chuyển cho cơ quan BHXH.

- Cơ quan BHXH tiếp nhận và căn cứ danh sách đã được duyệt, in – cấp thẻ BHYT cho các Phòng tổ chức xã hội thông qua các chi nhánh BHXH huyện. Phòng tổ chức xã hội giao cho các xã để cấp trực tiếp cho đối tượng.

- Sở LĐ-TB&XH căn cứ vào biên bản giao nhận thẻ có xác nhận của Phòng tổ chức xã hội huyện và tổng hợp phát hành thẻ của cơ quan BHXH chuyển trả tiền mua thẻ theo hợp đồng.

- Chi nhánh BHXH phối hợp với Phòng tổ chức Lao động xã hội huyện hướng dẫn các đơn vị cơ sở lập danh sách những người bị sót, ghi sai tên họ, nhầm lẫn địa chỉ...để in lại cấp trả cho đối tượng

(đối tượng người nghèo thẻ được cấp theo đợt căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch phân bổ, không có trường hợp bổ sung).

- Cơ quan BHXH tổ chức kí hợp đồng với các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh đảm bảo quyền lợi cho người nghèo được cấp thẻ.

* Các loại thẻ BHYT

Có 2 loại thẻ BHYT thường sử dụng là thẻ T8 và thẻ A7.

Thẻ T8 là loại thẻ BHYT nhân đạo, có nhiều mệnh giá khác nhau để có thể phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, chẳng hạn như: 30.000đồng/người/ năm. Nguồn kinh phí mua thẻ là do sự đóng góp tự nguyện của cá nhân, đoàn thể, các cơ quan, các hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... Tuy nhiên khi sử dụng thẻ T8 không chủ động được về tài chính, có thể dẫn đến cạn kiệt nguồn kinh phí KCB cho người nghèo nên loại thẻ này hiện nay không còn được sử dụng.

Thẻ A7 là loại thẻ được cấp theo hình thức thực thanh thực chi, tức là chi phí KCB hết bao nhiêu sẽ được thanh toán chừng đó. Nguồn kinh phí thanh toán hàng quý là do Sở Tài chính cung cấp thông qua BHYT tỉnh, sau đó chuyển cho cơ sở KCB.

Thẻ A7 do cơ quan BHXH cấp cho người nghèo căn cứ theo Thông tư số 05/1999/TTLT ngày 29/01/1999 và Thông tư số 14/2002/TTLT ngày 16/12/2002; theo đó cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT cho người nghèo trên cơ sở danh sách do ngành LĐ-TB&XH lập và chuyển sang. Thẻ A7 chính là loại thẻ được sử dụng hiện nay và có mức phí được điều chỉnh qua các năm cho phù hợp.

Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG 1999 (Trang 29 - 32)