Định hướng đề xuất chung

Một phần của tài liệu Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng (CBAC) tại tỉnh Cà Mau (Trang 47)

5 PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG CHO DỰ ÁN

6.1. Định hướng đề xuất chung

Các kiến nghị của nhóm tư vấn liên quan đến hoạt động của dự án nhằm tăng khả năng thích nghi cho cộng đồng các xã ở huyện Năm Căn và Ngọc Hiển:

1. Hỗ trợ địa phương thực hiện việc rà soát lại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong 10 năm tới, xem xét các chính sách hỗ trợ cần thiết.

Bổ sung các biện pháp lồng ghép biến đổi khí hậu vào các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ xã hội.

2. Xây dựng cơ chế thoả thuận hợp tác giữa các ban ngành địa phương với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới và các cơ quan khác như trường Đại học Cần Thơ và một số viện nghiên cứu khác.

3. Xây dựng chi tiết các kế hoạch hành động và các hoạt động cụ thể cho dự án trong 2,5 năm tới, phân ra như sau:

Nhóm các hoạt động giáo dục, tăng cường nhận thức cộng đồng: o Thành lập các tổ tình nguyện vì cộng đồng ở quy mô cấp ấp (cộng tác

viên cấp ấp, câu lạc bộ nông dân, đội ứng phó nhanh, vv). Các thành viên tình nguyện nên tuyển chọn trong nhóm thanh niên, phụ nữ, các nông dân trung niên.

o Tập huấn các kiến thức về thiên tai và biến đổi khí hậu cho các bộấp và nhóm tình nguyện viên này.

o Tập huấn và diễn tập các kỷ năng ứng phó với thiên tai, thời tiết bất lợi và phương pháp sơ cấp cứu.

o Tập huấn phương pháp truyền thông cộng đồng.

o Hỗ trợ trang bị các thiết bị truyền thông cho cộng đồng: các loa phóng thanh cầm tay, bảng thông tin nơi công cộng, …

o Xây dựng một số câu lạc bộ khuyến nông – khuyến ngư (CLB KN-KN) cấp ấp.

o Chọn và nâng cấp các trường học như là điểm sinh hoạt cộng đồng. Trường học là nơi trẻ em được giáo dục và là nơi sinh hoạt, tập huấn và tránh trú bão lụt cho cộng đồng khi cần thiết.

o Tập huấn lồng ghép bình đẳng giới vào các hoạt động của dự án.

o Tập huấn kỹ năng viết dự án nhỏ cho đối tượng là cán bộ cấp huyện và xã.

o Tổ chức các chuyến tham quan học tập các mô hình tiên tiến cho việc thích nghi với biến đổi khí hậu ở các địa phương khác

Nhóm các hoạt động hỗ trợ an sinh cho người dân

o Tập huấn trẻ em và học sinh những phương pháp tự phòng vệ với thiên tai (tập bơi, chèo xuồng, cứu nạn, trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, …) .

o Hỗ trợ trẻ em nghèo áo phao, áo mưa, xe đạp, … để đi học.

o Trang bị thuyền cứu sinh và đưa trẻ đi học mùa mưa bão, triều cường, ngập nước.

o Hỗ trợ hệ thống cảnh báo nhanh cho người dân: hệ thống truyền thanh.

o Sửa chữa các cầu đường thô sơ, bị hư hỏng. o Gắn đèn chiều sáng một số nơi công cộng.

o Có chương trình trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán tạo bóng mát và cung cấp vật liệu xây dựng tại chỗ (như trồng cây phi lao, dừa,…), cây rừng (Mắm [Avicennia alba], Đước [Rhizophora sp.],) bảo vệ hệ thống đê bao và chống sạt lở bờ sông rạch.

Nhóm các hoạt động hỗ trợ sinh kế, nâng cao cuộc sống

o Cung cấp hệ thống phân phối nước sạch, hỗ trợ các lu, bồn, bể chứa nước cho các hộ nghèo.

o Hướng dẫn thực hành xây dựng nhà vệ sinh.

o Hướng dẫn phương pháp nuôi và phòng bệnh cho tôm, cua.

o Tập huấn một số nghề đơn giản dễ học, dễ làm, ít vốn: nuôi trăn, vót đũa, sửa chữa máy tàu, làm nhà, … cho người dân nhằm tận dụng lao động trong thời gian nông nhàn.

o Xây dựng mô hình trồng rau gia đình. Hướng dẫn phương pháp ủ phân hữu cơ và xử lý rác ở quy mô gia đình và cộng đồng.

o Xem xét hỗ trợ các nông hộ thực hiện chăn nuôi gia súc (heo), gia cầm (gà, vịt) và nuôi trồng thủy sản nước lợ (cá), kể cả hầm ủ biogás ở những hộ có lượng nuôi heo nhiều (trên 5 con). Hoạt động này giúp người dân có thêm thu nhập và cải thiện dinh dưỡng trong gia đình.

Một phần của tài liệu Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng (CBAC) tại tỉnh Cà Mau (Trang 47)