Phân tích ảnh hưởng của thiên tai và BĐK Hở huyện Ngọc Hiển

Một phần của tài liệu Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng (CBAC) tại tỉnh Cà Mau (Trang 29)

4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT

4.2.2 Phân tích ảnh hưởng của thiên tai và BĐK Hở huyện Ngọc Hiển

- Triều cường

Kết quả đánh giá cho thấy: vấn đề lớn nhất của tác động biến đổi khí hậu đến người dân là triều cường dâng cao. Theo ghi nhận của người dân, triều cường bắt đầu có dấu hiệu dâng cao nhanh từ năm 2008 và đỉnh điểm là năm 2011. Mực nước người dân đo được cao hơn 30 – 40 cm, cá biệt có nơi cao hơn 80cm so với năm 2010. Tất cả các ấp đều ghi nhận thấy triều cường dâng cao. Một sốấp như ấp Kiến Vàng (Rạch Gốc) có đến 80% số nhà bj ngập do triều cường, ấp Đồng Khởi (Tân Ân Tây) có toàn bộ số nhà dân bị ngập do triều cường và có nơi ngập cao hơn 70 cm so với mức bình thường.

Hiện tượng xói lở bờ kênh gặp ở tất cả các ấp được khảo sát. Do đặc điểm địa hình kênh rạch nhiều và loại hình giao thông thủy nên hầu hết các hộ gia đình làm nhà gần bờ kênh và vì vậy tác động của xói lở càng trở nên nghiêm trọng đến người dân. Tình trạng xói lở nghiêm trọng nhất xảy ra ởấp Đồng Khởi (Tân Ân Tây), có nơi sạt lở lấn sâu vào đất nhà dân đến 10 m trong vòng 5 năm trở lại đây. Nơi có hiện tượng xói lở bờ sông nghiêm trọng nữa là ấp Xẻo Bè (Viên An)

- Bão

Bão không thường xuyên xảy ra ở khu vực được khảo sát, tuy nhiên tác động của bão số 5 (Linda) năm1997 là rất ngiêm trọng. Do người dân nơi đây có ít kinh nghiệm phòng chống bão, đa số nhà của người dân là bán kiên cố nên khi có bão hầu hết các nhà dân đều bị lốc mái và sập. Ấp Kiến Vàng có đến 50% số nhà bị sập, Ấp Đồng Khởi 40% nhà bị sập trong cơn bão Linda năm 1997

- Mưa nắng thất thường và không theo mùa

Ghi nhận tại tất cả các ấp được khảo sát cho thấy những năm gần đây hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu xảy ra một cách rõ rệt. Trước đây mỗi năm có hai mùa mưa nắng, tuy nhiên gần đây mưa thất thường diễn ra cả năm và không theo mùa nào cả. Những đợt mưa thường kéo dài từ 1-2 ngày với lượng mưa lớn làm thay đổi môi trường nuôi trồng thủy sản và làm ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân.

- Mùa gió chướng

Mùa gió chướng thường bắt đầu vào tháng 11 và kéo dài đến hết tháng 12. Gió chướng tác động không nhỏ đến hoạt động đánh bắt thủy sản của người dân đặc biệt là các hộ dân đánh bắt thủy sản xa bờ (ấp Xóm Biển, xã Viên An; ấp Kiến Vàng xã Rạch Gốc).

Một phần của tài liệu Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng (CBAC) tại tỉnh Cà Mau (Trang 29)