Phân tích ảnh hưởng của thiên tai và BĐK Hở huyện Năm Căn

Một phần của tài liệu Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng (CBAC) tại tỉnh Cà Mau (Trang 28)

4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT

4.2.1 Phân tích ảnh hưởng của thiên tai và BĐK Hở huyện Năm Căn

- Mưa bất thường

Mưa bất thường là mưa có thể xảy ra ngoài ý muốn và khác với quy luật xảy ra nhiều năm. Mưa bất thường thể hiện ở những trận lớn đột ngột xuất hiện trong mùa nắng như trường hợp cuối tháng 3 năm 2012 đã có những trận mưa lớn vào mùa khô do sự xuất hiện của cơn bão số 1 ở biển Đông hay sự lượng mưa ít hơn vào đầu mùa khô nhưng gia tăng số lần hay cường độ mưa vào cuối mùa. Ở Năm Căn, đa số người dân sinh sống bằng nghề nuôi tôm, họ cần duy trì một độ mặn cao trong ao nuôi, khi xuất hiện mưa lớn bất thường là độ mặn trong nước giảm nhanh chóng khiến tôm bị shock và có thể làm tôm bệnh hay chết. Hiện tượng mưa bất thường trong khoảng 3-5 năm gần đây đều có xảy ra trong hầu hết các xã được điều tra ở huyện Năm Căn. Mưa thất thường đôi khi làm gia tăng các bệnh do muỗi như sốt xuất huyết và các bệnh cảm cúm ở người.

- Triều cường

Triều cường thường xuất hiện trong các tháng 10, tháng 11, đôi khi kéo dài đến tháng 12 trong năm. Khi đó mực nước biển dâng cao hơn so với các tháng khác trong năm và sóng mạnh hơn, trường cường đi kèm với các cơn gió chướng (gió thổi ngược với chiều dòng chảy từ sông ra biển) khiến nước biển dâng cao hơn. Người dân ghi nhận trong các năm 2010 đến nay, triều biển ngày càng cao. Nếu so sánh từ 3-5 gần đầy với 5-10 năm trước thì nước triều cường đã cao hơn trước trung bình từ

30-40 cm. Cá biệt, một số nơi (như ở Trại Lưới A, Cồn Cát, Trại Lưới B) người dân còn cho biết triều cường cao hơn ngày trước (khoảng 5-10 năm trước) đến gần 50 cm. Điều này cũng phù hợp cho thấy nhiều nhà ở và trụ sở cơ quan ở huyện Năm Căn phải nâng nền hay, nâng đường đi nội bộ. Tuy nhiên, nhóm khảo sát chưa xác định sự gia tăng ngập do triều cường là do yếu tố nào chính như nước biển dâng và sự lún sút mặt đất tự nhiên. Triều cường làm bể bờ các vuông tôm làm tôm bị thất thoát hay làm ngập nhà ở, ngập đường đi gây khó khăn cho sinh hoạt, đi lại của người dân.

- Nắng nóng

Nắng nóng là điều được ghi nhận theo phản ảnh của đa số bà con ở các ấp điều tra. Người dân cho biết các năm gần đây nhiệt độ cao vào mùa khô gây khó chịu và gây bệnh cho trẻ em và phụ nữ.

- Sạt lở

Sạt lở hay xói lở thường xảy ra ở vùng ven sông, nguyên nhân do sự thay đổi dòng chảy tự nhiên, triều cường và các tác nhân do con người như mật độ và cường độ giao thông thuỷ bằng cơ giới gia tăng. Sạt lở xuất nhiện nhiều ở xã Đất Mới gây mất đất, ảnh hưởng đến công trình ven sông và cây trồng.

- Bão và lốc xoáy

Cơn bão được nhắc đến nhiều nhất là cơn bão số 5 (Bão Linda) năm 1997. Thiệt hại do bão gây ra được miêu tả là lớn, khi đó nhiều nơi nhà bị phá huỷ hay tốc mái trên 75%. Thời điểm này hầu hết người dân chưa có kinh nghiệm phòng chống bão. Những năm sau này, ảnh hưởng của bão ít hơn cơn bão số 5 nhưng kết hợp với lốc xoáy cũng làm nhiều nhà của và hoa màu bị hư hại.

Một phần của tài liệu Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng (CBAC) tại tỉnh Cà Mau (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)