Đánh giá năng lực ứng phó của cộng đồn gở vùng dự án

Một phần của tài liệu Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng (CBAC) tại tỉnh Cà Mau (Trang 41)

5 PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG CHO DỰ ÁN

5.3.Đánh giá năng lực ứng phó của cộng đồn gở vùng dự án

• Trong thực tế cuộc sống, người dân cũng đã có những biện pháp thích nghi và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và những vấn đề về môi trường nhưng ở mức độ thấp hay vừa phải, mang ít nhiều tính đối phó tạm thời như đắp bờ khi sạt lở, trồng thêm cây, chằng chống nhà cửa, trữ nước mưa, đưa trẻ em đi học trong thời điểm nước triều cao, đi làm thuê kiếm sống, … nhưng chưa có những biện pháp mang tính dài hạn và không chắc chắn trong tương lai. Nói chung các giải pháp chưa bền vững.

• Trong vùng dự án, cụ thể là các xã ấp, chưa có hoặc có rất ít các cán bộ chuyên trách về phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Các lớp tập huấn và diễn tập cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ phụ trách kỹ thuật, chuyên môn và các cán bộ phong trào không nhiều. Do vậy, công việc của cán bộ thường thiên về hành chính sự vụ và chưa có kế hoạch hành động dài hạn đểứng phó với thiên tai và biến đổi khi

• Dịch vụ xã hội liên quan đến sự an toàn và an sinh cho trẻ em, phụ nữ và người nghèo còn hạn chế. Nhiều trẻ em và phụ nữ gặp khó khăn đi lại, học tập và kiếm sống trong các mùa mưa bão, giông lốc, triều cường. Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự và quần chúng như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ và các Tổ Khuyến nông – Khuyến ngư còn thiếu, chưa đồng khắp và thường xuyên. Nhiều cộng đồng không có các lực lượng tình nguyện hay xung kích để giúp đỡ người dân khi có tình trạng khẩn cấp.

• Cơ chế phối hợp giữa cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội dân sự trong ứng phó với thiên tai, đối phó lâu dài với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường chưa được thể hiện rõ ràng.

• Đầu tư cơ sở vật chất và tài chính của nhà nước cho các cộng đồng còn hạn chế. Nhiều xã, ấp chưa có trường học an toàn, trạm y tế và phương tiện cấp cứu tốt, đường sá còn thiếu và chưa đồng bộ, đi lại chủ yếu là ghe xuồng, …

• Nhiều ấp không có trạm thông tin hoặc các phương tiện truyền thông hữu hiệu, điều này khiến năng lực tuyên truyền bị hạn chế.

• Địa phương thiếu các nguồn tài chính dự phòng cho thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tất cả các điều trên cho thấy, năng lực của cả cộng đồng đểứng phó các hiểm họa cho thiên nhiên chỉở mức độ thấp.

Một phần của tài liệu Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng (CBAC) tại tỉnh Cà Mau (Trang 41)