Viết bài thuyết minh giới thiệu tác giả Y Phương và bài thơ “Nói với con”

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp lớp 9- Bổ ích (Trang 41)

- Miệng/tươi cười, cô bước vào lớp TN

1. Viết bài thuyết minh giới thiệu tác giả Y Phương và bài thơ “Nói với con”

* Giới thiệu về tác giả:

- Nhà thơ Y Phương có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948 tại quê gốc: xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao bằng, hiện ở Hà Nội. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1988)

- Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng. Tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du.

- Y Phương là một nhà thơ có bản sắc tương đối rõ, một giong điệu đáng chú ý .Thơ Y Phương là tiếng hát ngợi ca con người và cuộc sống miền núi (Tiếng hát tháng Giêng),

là sự thức tỉnh ý thức và tinh thần dân tộc (Lời chúc) là khẳng định sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình (Đàn then)

- Tác phẩm đã xuất bản: Người hoa núi (kịch bản sân khấu, 1982); Tiếng hát tháng giêng (thơ, 1986); Lửa hồng một góc (thơ, in chung, 1987); Lời chúc (thơ, 1991); Đàn then (thơ, 1996).

+ Giới thiệu về tác phẩm:

- Là bài thơ nổi tiếng của Y Phương. Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của cội nguồn ấy. Nói với con là lời tâm sự - dạy bảo của cha với con về tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương. Bằng các hình ảnh cụ thể, nhà thơ diễn tả tình cảm ấm áp gia đình và công sức lao động cần cù của những con người miền núi - Người "đồng mình". Bên cạnh đó người cha tâm sự về đức tính cao đẹp của người đồng mình, dặn dò con phải biết kế tục, phát huy truyền thống, giữ lấy cái gốc rễ ấy. Đây cũng là khát vọng của người cha.

Về nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu thiết tha, trìu mến rõ nhất là ở các lời gọi mang ngữ điệu cảm thán. Nghệ thuật xây dựng các hình ảnh cụ thể mà khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.

LÀNG – (Kim Lân)

1. Viết bài văn thuyết minh về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn « Làng »

+ Giới thiệu về tác giả:

- Nhà văn Kim Lân (tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài), sinh năm 1921, quê gốc: thôn Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân trong gia định nghèo. Hiện nhà văn sống ở Hà Nội.

- Nhà văn Kim Lân đã qua hoạt động văn hóa cứu quốc, trong kháng chiến chống Pháp công tác ở chiến khu Việt Bắc.

- Kim Lân hay viết về làng quê Việt Nam. Ông thường viết về những cảnh tội nghiệp, cuộc sống khốn khó đến cùng cực của người nông dân dưới chế độ cũ và sự đổi đời của họ nhờ cách mạng.

- Tác phẩm đã xuất bản: Nên vợ nên chồng (truyện ngắn.1955); Con chó xấu xí

(truyện ngắn, 1962); Hiệp sĩ gỗ. Ông cả Ngũ...

Nghệ thuật: Xây dựng cốt truyện tâm lí, tinh huống truyện đặc sắc; miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế; ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện cá tính của nhân vật; cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên.

2. Một thành công của nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Làng là thể hiện sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin đồn làng mình theogiặc. Em hãy chứng mình.

+ Gói thiệu về tác phẩm:

Truyện ngắn Làng được nhà văn Kim Lân viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trẽn tạp chí Văn nghệ năm 1948.

Tóm tắt: Trong kháng chiến, ông Hai - người làng Chợ Dầu, buộc phải rời làng. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ và tự hào về làng mình, ông vui với những tin kháng chiến qua các bản thông tin. Ông lấy làm vui sướng và hãnh diện về tinh thần anh dũng kháng chiến của dân làng. Ông Hai bất ngờ nghe tin làng ông theo giặc. Từ lúc ấy, ông mang nỗi ám ảnh nặng nề, thậm chí "cúi gằm mặt mà đi". Suốt mấy ngày, ông luôn, đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc vì ông rất yêu làng, yêu nước. Khi được tin cải chính, ông vui

sướng như người đã chết được sống lại ông lại vui vẻ, phấn chấn và càng tự hào về làng của mình.

- Nội dung ý nghĩa: Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn rằng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông.

LẶNG LẼ SA PA – (Nguyễn Thành Long)

Viết về bài thuyết minh giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm « Lặng Lẽ Sa Pa ».

+ Giới thiệu tác giả:

- Nhà văn Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Viết văn từ thời kì kháng chiến chống pháp.

- Sở trường: viết truyện ngắn và bút kí.

- Quan điểm sáng tác: ông quan niệm lao động nghệ thuật là một con đường gian khổ đòi hỏi người cầm bút phải có cá tính sáng tạo.

- Đã được giải thưởng Phạm Văn Đồng với tập truyện kí Bát xơm Cụ Hồ (1953) - Tác phẩm đã xuất bàn các tập truyện: Bát cơm cụ hồ (1955); chuyện nhà chuyện xưởng (1962); Những tiếng vỗ cánh (1967); Giữa trong xanh (1972); Nửa đêm về sáng

(1978); Lí Sơn mùa tỏi (1980); Sáng mai nào, xế chiều nào (1984); Lặng lẽ Sa Pa (1990),...

+ Giới thiệu tác phẩm:

- Hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được nhà văn Nguyễn Thành Long viết năm 1970, sau chuyến đi Lào Cai của tác giả.

- Tóm tắt: Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên Phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Qua cuộc hội ngộ của những con người “không có tên" hiện ra chân dung con người lao động thầm lặng, trên cái nền lặng lẽ thơ mộng của Sa Pa. Câu chuyện chỉ diễn ra trong vòng ba mươi phút, người hoạ sĩ chỉ kịp phác thảo bức chân dung của mình nhưng chân dung của chàng thanh niên, của những con người đang cống hiến tuổi xuân, ngày đêm lặng lẽ làm việc thì đã hiện ra rõ nét.

- Nội dung ý nghĩa: Thông qua một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già,. cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa, tác giả khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

- Nghệ thuật: Truyện xây dựng tình huống hợp tí, cách kể chuyện hợp lí, tự nhiên; miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn; ngôn ngữ chân thực giàu chất thơ và chất hoạ; có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận…

CHIẾC LƯỢC NGÀ – (Trích – Nguyễn Quang Sáng)

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp lớp 9- Bổ ích (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w