Viết bài thuyết minh về bài thơ “Đồng chí” và nhà thơ Chính Hữu

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp lớp 9- Bổ ích (Trang 30)

- Miệng/tươi cười, cô bước vào lớp TN

1. Viết bài thuyết minh về bài thơ “Đồng chí” và nhà thơ Chính Hữu

* Giới thiệu về tác giả:

- Họ và tên Trần Đình Đắc, bút danh là Chính Hữu, sinh năm 1928, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh hà Tỉnh, là chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Ông là nhà thơ chiến sĩ trong suốt những năm dài khói lửa chống Pháp, và chống Mĩ xâm lược. Chính Hữu làm thơ không nhiều và hầu hư chỉ viết vê người lính và chiến tranh. Thơ ông bình dị, cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, vừa trầm hùng.

- Tác phẩm đã xuất bản: tập thơ Dầu sung trăng treo (1966), Thơ Cính Hữu (1977),

Tuyển tập Chính Hữu. (1988)

- Bài thơ Đồng chí là một trong những bài thơ đặc sắc viết về anh bộ đội Cụ Hồ trong 9 năm kháng chiến Chống Pháp. Chính Hữu viết “Đồng Chí” vào đầu màu xuân năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc, in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966) tử có nhai của những nông dân mặc áo lính giữa thời khói lửa.

- Thể thơ tự do, hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, có sức gợi cảm lớn, sử dụng bút pháp tả thực, có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thực hiện và lãng mạng.

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) (Phạm Tiến Duật)

Viết bài thuyết minh giới thiệu về tác giả và tác phẩm

+ Giới thiệu về tác giả:

- Phạm Tiến Duật (1941 – 2007), quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Tốt nghiệp đại học năm 1964, tạm biệt giảng đường và đến với Trường Sơn, công tác tại binh đoàn vận tải 559.

- Là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. - Giọng thơ trẻ trung, hào hùng hồn nhiên và phơi phới.

- Các tác phẩm đã xuất bản: Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970); Thơ một chặng đường

(thơ,1971); hai đầu núi (thơ, 1981); Vầng trăng và những quầng lửa (thơ,1983); Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994); Nhóm lửa (thơ, 1996).

Nhà thơ đã được nhận Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969-1970.

+ Giới thiệu về tác phẩm:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính được Phạm Tiến Dượt sáng tác vào năm 1969 trên con đường chiến lược Trường Sơn, in trong tập "Vầng trăng - quầng lửa (thơ, 1971); ở hai đầu núi (thơ, 1981); Thơ một chặng đường (Tập tuyển, 1994), Nhóm lửa (Thơ, 1996)

- Nhà thơ đã được nhận giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969 – 1970.

- Bài thơ ca ngợi những chiến sĩ lái xe trong đoàn vận tải quân sự trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ: dũng cảm, ngoan cường. lạc quan, yêu đời, trong mưa bom bão đạn; quyết chiến đấu hi sinh vì một lí tưởng cao cả là giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

- Giọng thơ rất trẻ, rất lính, ngôn ngữ thơ giản dị đạm chất văn xuôi, hình ảnh thơ sang tạo bất ngờ, đặc biệt là sự linh hoạt của nhạc điệu trong thơ đa góp phần tạo nên sức hấp dẫn sâu sắc của bài thơ trong long độc giải.

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Huy Cận)

1. Viết bài thuyết minh về Huy Cận và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”

+ Giới thiệu tác giả:

Huy Cận là bút danh, họ tên là Cù Huy Cận (1919 - 2005), sinh tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tích. Ông xuất hiện trong phong trào thơ mới được năm 1945 với tập thơ Lửa

thiêng giàu chất triết lí và thấm thía bao nỗi buồn.

- Sau cách mạng, thơ Huy Cận dào dạt niềm vui, nhất là khi ông nói về cuộc sống mới, con người mới. Hàng loạt tập thơ nối tiếp ra đời: Trời mỗi ngày lại sang - 1958, Đất nởhoa - 1960, Bài thơ cuộc đời - 1963, "Hai bàn tay em" -1967...

- Tác phẩm đã xuất bản: Lửa thiêng, Bài ca cuộc đời, Chiến trường gần đến chiến trường xa, Ngôi nhà giữa nắng, Hạt lại gieo…

- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, Huy Cận được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996)…

* Giới thiệu về tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác: Huy Cận đi thực tế ở vùng một Quảng Ninh, chuyến đi này đã làm cho hồn thơ của ông được hồi sinh. Không khí lao động tập thể khẩn trương, sôi nổi là nguồn cảm hứng để ông viết "Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được Huy Cận viết vào ngày 1.10.1958 tại vùng biển Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh, in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng.

- Bài thơ miêu tả đoàn thuyền đánh cá một đêm trăng trên Hạ Long, qua đó ca ngợi biển quê hương giàu đẹp, người dân chài làm chủ cuộc đời, hăng say lao động, xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc.

- Nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ là âm hưỏng thơ vừa khoẻ khoắn sôi nổi, vừa phơi phơi bay bổng. Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt, các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách. Nhiều hình ảnh tráng lệ, trí tưởng tượng phong phú.

BẾP LỬA – (Bằng Việt)

Viết bài thuyết minh giới thiệu về tác giả và tác phẩm

+ Giới thiệu về tác giả:

- Bằng Việt tên là Nguyễn Việt Bằng, sinh 1941, quê ở Thạch Thất- Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

- Trẻ trung, hồn nhiên, tài hoa là nét đặc sắc trong hồn thơ Bằng Việt. Sau tập thơ

"Hương cây-bếp lửa" in chung với Lưu Quang Vũ, ông có các tập thơ: "Những khoảng trời'; "Đất sau mưa", "Khoảng cách giữalời”...

Các tác phẩm chính: Hương cây- Bếp lửa, Những gương mặt những khoảng trời. Đất sau mưa...

- Tác giã được nhận: Giải nhất văn học- nghệ thuật Hà Nội năm 1967 với bài thơ Trở lại trái tim mình; Giải thưởng chính thức về dịch thuật văn học quốc tế và phát triển lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình (Liên Xô) trao tặng 1982.

+ Giới thiệu về tác phẩm:

- Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác vào năm 1963 khi đang học đại học ở nước Nga, sau được in trong tập thơ Hương cây - bếp lửa.

- Qua hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa và bàn tay nhóm lửa, tác giả thể hiện lòng thương nhớ, kính yêu và biết ơn bà của đứa cháu đi xa, đồng thời nói lên tình yêu thiết tha đối với gia đình, quê hương, đất nước. Gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là

đối với gia

tỉnh, quê hương, đất nước.

- Nét đặc sắc về nghệ thuật là: sáng tạo hình tượng thơ "Bếp lửa" mang nhiều ýnghĩa biểu tượng. Giọng điệu và thể thơ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ(Nguyễn Khoa Điềm) (Nguyễn Khoa Điềm)

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp lớp 9- Bổ ích (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w