Viết bài thuyết minh giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ: “Khúc

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp lớp 9- Bổ ích (Trang 34)

- Miệng/tươi cười, cô bước vào lớp TN

1.Viết bài thuyết minh giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ: “Khúc

hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.

+ Giới thiệu về tác giả.

Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê ở Phong Điền thuộc Thừa Thiên Huế. Thời chống Mĩ cứu nước, ông sống và chiến đấu tại chiến trường Trị Thiên.

- Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước,

- Với những câu thơ, tứ thơ giàu sức liên tưởng, gợi mở, những từ ngừ chắt lọc, hàm súc, thấm đượm tình yêu đối với con người, đối với lao động sáng tạo nghệ thuật, đối với quê hương đất nước, Nguyễn Khoa Điềm là một trong những tên tuổi đã có chỗ đứng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

- Tác phẩm đã xuất bản: Đất ngoại ô (thơ, 1973) Cửa thép (kí, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990).

- Nhà thơ đã được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập "Ngôi nhà có ngọn lửa ấm".

+ Giới thiệu về bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

- Sáng tác vào năm 1971 tại chiến trường Trị Thiên.

Bài thơ ca ngợi tấm lòng đôn hậu, dạt dào tình yêu thương của bà mẹ Tà ôi:

Tích yêu thương con gắn liền với tình yêu nước, yêu bộ đội, yêu bà con làng bản quê hương, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai.

- Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến, mang âm hưởng của lời ru. Nhiều hình ảnh ẩn dụ đặc sắc.

ÁNH TRĂNG – (Nguyễn Du) 1. Viết bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ

+ Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy

- Nguyễn Duy là bút danh, họ tên là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở thành phố Thanh Hoá.

- Ông gia nhập quân đội từ năm 1966, vào Bộ tư lệnh Thông tin và đi suất hành trình chiến đấu và chiến thắng cùng quân và dân ta trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Từ 1976, chuyển nghành về làm báo Văn nghệ Giải phóng. Hiện công tác tại tuần báo Văn nghệ.

- Thơ Nguyễn Duy dung dị, hồn nhiên và trong sáng. Ngôn ngữ thơ hình tượng thơ sáng tạo, gợi cảm và rất đẹp, một vẻ đẹp chân quê. Sau này, cảm xúc trữ tình trong thơ Nguyễn Duy ít nhiều pha màu sắc triết lí khá thâm trầm, ấn tượng, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở day dứt suy tư.

- Tác phẩm đã xuất bản: Cát trắng, ánh trăng, Mẹ và em, Đường xa...

- Năm 1973, Nguyễn Duy được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ với chùm thơ 4 bài: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông. Tặng thưởng loại A về thơ của Hội Nhà văn Việt Nam (1985).

+ Giới thiệu Về bài thơ:

- Bài thơ ánh trăng được tác giả Nguyễn Duy viết năm 1978 , sau đưa vào tập Ánh trăng - tập thơ được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.

- Bài thơ như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước. Bài thơ được xem như là niềm thôi thúc của tác giả, nhớ về cội nguồn và ý thức trước lẽ sống thuỷ chung.

- Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: là sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình: Giọng đều tâm tình, tự nhiên, hài hoà, sâu lắng. Nhịp thở trôi chảy, nhẹ nhàng, thiết tha cảm xúc khi trầm lắng suy tư. Các biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ ... Kết cấu giọng điệu tạo nên sự chân thành, có sức truyền cảm sâu sắc.

CON CÒ – (Chế Lan Viên)

1. Viết bài thuyết minh giới thiệu về Chế Lan Viên và bài thơ “Con Cò” + Giới thiệu tác giả:

- Chế Lan Viên (1920-1989) là bút danh; họ và tên là Phan Ngọc Hoan, quê ở Quảng Trị, lớn lên ở Binh Định. Trước Cách mạng tháng 8.1945 đã nổi tiếng với tập thơ "Điêu tàn".

- Từ năm 1960 trở đi, thơ Chế Lan Viên có một bước phát triển mới, chất thơ, tình thơ, ngôn ngữ thơ mang hương sắc và ánh sáng của cách mạng và thời đại mới. Chất suy tưởng, triết lí là nét độc đáo trong thơ Chế Lan Viên.

- Chế Lan Viên là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1- 1996)

+ Giới thiệu về tác phẩm

- Bài thơ Con cò được Chế Lan Viên viết năm 1962, in trong tập thơ "Hoa ngày thường, chim báo bão". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bài thơ ngợi ca tình thương con của mẹ hiền đồng thời nói lên mơ ước của mẹ về bước đường tương lai của đứa con yêu.

- Về nghệ thuật: thể thơ tự do, các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru. Giọng suy ngẫm, triết lí. Hình ảnh con cò trong ca dao trở thành điểm tựa cho những lien tưởng, tưởng tượng của tác giả. Những hình ảnh trong bài thơ vừa rất gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu ý nghĩa biểu tượng và sắc thái biểu cảm. nhịp điệu linh hoạt của cơ thể do dã giúp tác giả thể hiện một cách đặc sắc hình tượng con cò trong lời hát ru của người mẹ.

MÙA XUÂN NHO NHỎ - (Thanh Hải)

1. Viết bài thuyết minh về nhà thơ Thanh hải và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”?

+ Giới thiệu về tác giả:

- Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn. Ông quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động văn nghệ từ thời kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

- Thanh Hải thường ca ngơi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sự hi sinh của nhân dân miền Nam và khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cách mạng.

- Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Những đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa Xuân

(tập 1-1970, tập 2-1975); Dấu võng Trường Sơn (1977); Mưa xuân đất này (1982); Thanh Hải thơ tuyển (1982).

+ Giới thiệu về bài thơ:

- Mùa xuân nho nhỏ được viết tháng 11 năm 1980, trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm được in trong tập thơ "Thơ Việt Nam “1945 - 1985” NXB - GD Hà Nội.

- Bài thơ thể hiện cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện chân thành của tác giả góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung, cho đất nước để cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

- Bài thơ có nhịp điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Đặc điểm ấy có được là nhờ nhà thơ đã sử dụng các yếu tố như thể thơ năm chữ gắn liền với các điệu dân ca, nhất là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha 1 thiết. Cách gieo vần đến giữa các khổ thơ cũng góp phần tạo nên sự nền mạch cho cảm xúc., cách ngắt nhịp, cách sử dụng các điệp từ, điệp ngữ rất hiệu quả tương việc tạo ra âm hưởng giục giã, gợi tả cái hối hả, tha thiết, dẫn bước của một mùa xuân nho nhỏ trong hoà ca mùa xuân đất nước.

- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. Tứ thơ xoay quanh hình ảnh mùa xuân, từ mùa xuân của đất trời mến mùa xuân của quê hương đất nước. Cách cấu tứ như vậy khiến cho ý thơ luôn tập trung, cảm xúc trong thơ không bị dàn trải.

- Giọng điệu của bài thơ thể hiện những biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu, trầm lắng, thiết tha khi bộc bạch tâm niệm, sôi nổi, tha thiết ở đoạn kết.

VIẾNG LĂNG BÁC – (Viễn Phương)

1. Viết bài văn thuyết minh về tác giả Viễn Phương và bài thơ “Viếng lăng Bác”.

+ Giới thiệu tác giả:

Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn (1928-2005), quê ở An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động Ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.

- Thơ của Viễn Phương dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ. :

- Các tác phẩm đã xuất bản: Chiến thắng Hòa Bình, Mắt sáng học trò, Nhớ lời di chúc, Như mây mùa xuân ...

+ Giới thiệu bài thơ:

- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ Viếng lăng Bác được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, tăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác trong niềm xúc động vô bờ của đoàn người vào lăng. Bài thơ "Viếng tăng Bác" được in trong tập thơ

"Như mây mùa xuân" (1978)

- Giá trị nội dung: Bài thơ là niềm xúc động thành kính, thiêng liêng, lòng biết ơn, tự hào pha tấn đau xót của tác giả khi vào lăng viếng Bác.

- Giá trị nghệ thuật: Giọng điệu trong bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng đều vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng khi vào lăng viếng Bác. Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả khá sát hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác. Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ mày đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác.

SANG THU – (Hữu Thỉnh)

1. Viết bài văn thuyết minh về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang thu”.

* Giới thiệu về tác giả

+ Giới thiệu về tác giả: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hữu Thỉnh tên là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 194Z, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1963 (21 tuổi), ông gia nhập quân đội, là chiến sĩ của binh chủng Tăng- Thiết giáp.

- Thơ ông ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Nhiều vần thơ thu của Hữu Thỉnh mang cảm xúc bâng khuâng vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.

- Ông viết nhiều và viết hay về nông thôn và mùa thu, nhất là vùng quê trung du của ông.

- Tác phẩm tiêu biểu: Âm vang chiến hào (in chung); Đường tới thành phố (trường ca); Tử chiến hào tới thành phố (trường ca - thơ ngắn); Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung); Thư mùa Đông, Trường ca Biển. Ngoài ra còn viết nhiều bút kí văn học, viết báo.

+ Giới thiệu về tác phẩm:

Bài thơ "Sang thư” được viết vào cuối năm 1977, được in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau được in trong tập thơ "Từ chiến hào đến thành phổ”

- Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế về những chuyển biến nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc. Qua đó bộc lộ lòng yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương đất nước của tác giả và triết lí về cuộc đời con người.

- Nét đặc sắc về nghệ thuật: Dùng những từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế sâu sắc từ ngữ, hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả.

NÓI VỚI CON (Y Phương)

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp lớp 9- Bổ ích (Trang 34)