Biết bài thuyết minh giới thiệu về phạm Đình Hổ và tác phẩm "Vũ trung tùy bút"

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp lớp 9- Bổ ích (Trang 26)

- Miệng/tươi cười, cô bước vào lớp TN

1. Biết bài thuyết minh giới thiệu về phạm Đình Hổ và tác phẩm "Vũ trung tùy bút"

- Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) tự là Tùng Niên, hiệu là Đan sơn, quyê ở làng Đan Loan, Phủ Thượng Hồng, nay thuộc tỉnh Hải Dương, ông xuất thân trong một gia đình quan lại cuối thời Lê - Trịnh.

- Ông sinh ra và lớn lên tại kinh thành Thăng Long, nuôi mộng văn chương từ thời thơ ấu. Tuy chỉ đỗ Sinh đồ, nhưng ông rất tài giỏi. Năm 1821, vua Minh Mệnh Quốc Tử Giám (Giám đốc trường Quốc Tử Giám)

- Ông để lại nhiều văn thơ viết bằng chữ hán có giá trị lịch sử, xã hội và văn học. tiêu biểu nhất là hai tác phẩm "Vũ Trung tùy bút" "Tang thương ngẫu lục" (cuốn sau viết chung với Nguyễn Án). Phạm Đình Hổ là cây bút văn xuôi chữ Hán thời trung đại có tác phẩm được giảng dạy trong trường phổ thông.

- Tác phẩm

a. Thể loại: Tùy bút

b. Nhan đề: “Vũ trung tùy bút” được hiểu là tùy bút viết trong mùa mưa

c. Nội dung: VTTB là một tập bút kí ghi chép những đều tai nghe mắt thấy hoặc theo trí nhớ, hoặc theo lời kể của người khác. Văn bản này phản ánh đời sống của xã hội nước ta cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

TRUYỆN KIỀU (Nguyễn Du) 1. Giới thiệu về Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”

A. Mở bài

- Là nhà thơ xuất sắc của văn học trung đại cuối thế kỉ XVIII, các tác phẩm của ông lên án xã hội bất công đương thời, đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ.

- Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du – đỉnh cao chói lọi của thi ca Việt Nam.

B. Thân bài * Giới thiệu

* Giới thiệu về tác giả

- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820), quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc có nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học, cha ông là Nguyễn Nghiễm làm đến chức tể tướng. Bản thân ông cũng thi đậu tam trường và làm quan dưới triều Lê và Nguyễn.

- Có cuộc đời từng trải, từng chạy vào Nam theo Nguyễn Ánh, bị bắt giam rồi được thả. Khi làm quan dưới triều Nguyễn được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc hai lần, nhưng lần thứ hai chưa kịp đi thì bị bệnh mất tại Huế.

- Là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

- Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho nguyễn Du một vốn sống phong phú và iềm cảm thông sau sắc với những đau khổ của nhân dân.

- Nguyễn Du là một thiên tài văn học, là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà nhân văn hóa và là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Tác phẩm tiêu biểu: Tác phẩm chứ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm. Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, văn tế sống hai cô gái Trường Lưu…

Xuất xứ: ra đời thế kỉ XIX (khoảng 1805 – 1809), lúc đầu có tên là “Đoạn đường tân thanh” (Tiếng kêu mới đứt ruột), sau này đổi thành, "Truyện Kiều'. Tác phẩm viết dựa trên cuốn tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng đã có sự sáng tạo tài tình.

- Thể loại: Truyện thơ Nôm được viết bằng thơ lục bát, dài 3254 câu, chia làm 3 phần (Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ).

- Đề tài: Viết về cuộc đời Kiều nhưng thông qua đó tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã chà đạp, xô đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng; đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều và của người phụ nữ. Tác phẩm còn thể hiện rất rõ hiện thực cuộc sống đương thời với "con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời" của nhà văn.

* Giá trị nội dung:

+ Giá trị hiện thực:

Phản ánh hiện thực XH đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống tri. - Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ.

+ Giá tri nhân đạo:

- Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là người phụ nữ.

- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người. Đề cao tự do và công lí

- Trân trọng đề cao con người từ ngoại hình. phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính…

* Giá trị nghệ thuật:

- Ngôn ngữ: Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, tiếng Việt trong Truyện Kiều đã đạt đến độ giàu và đẹp.

- Nghệ thuật tự sự: Thành công của Truyện Kiều trên tất cả các phương diện: ngôn ngữ kể truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả- tả cảnh ngu tình.

- Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi với dân tộc và trở thành linh hồn của dân tộc.

ĐỒNG CHÍ – (CHÍNH HỮU)

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp lớp 9- Bổ ích (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w