Khối lượng vận chuyển và luân chuyển

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Hương Thủy (Trang 30)

4. Tổng tài sản cố định vô hình 7.869.668.193

2.2.1.1. Khối lượng vận chuyển và luân chuyển

a. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động vận tải hàng hoá của các loại hình kinh tế trong một thời gian nhất định (tháng, năm); là cơ sở phân tích, đánh giá tình hình vận chuyển hàng hóa trong kỳ, đồng thời phục vụ công tác tổ chức quản lý và lập kế hoạch.

b. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

- Khối lượng hàng hoá vận chuyển: Là khối lượng hàng hoá đã vận chuyển được trong kỳ, bất kể độ dài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu. Đơn vị tính khối lượng hàng hóa vận chuyển là tấn(T), vận tải đường ống là mét khối (m3), nhưng quy đổi ra tấn để cộng chung khi tính tổng khối lượng vận chuyển. Khối lượng hàng hoá vận chuyển được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hoá vận chuyển (kể cả bao bì nếu có). Khối lượng hàng hoá vận chuyển chỉ được tính sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi giao nhận theo quy định trong hợp đồng

vận chuyển và làm xong thủ tục thực tế xếp trên phương tiện để tính khối lượng hàng hoá vận chuyển; đối với hàng hoá cồng kềnh vận chuyển bằng ô tô, trong điều kiện không thể cân đo trực tiếp được khối lượng thì tính theo thỏa thuận giữa chủ phương tiện và chủ hàng để tính khối lượng hàng hoá thực tế.

Khối lượng hàng hóa = số chuyến x khối lượng vận chuyển (T) vận chuyển một chuyến

- Khối lượng hàng hóa luân chuyển:

Là khối lượng vận tải hàng hoá tính theo hai yếu tố Khối lượng hàng hóa vận chuyển và cự ly (quãng đường) vận chuyển thực tế. Đơn vị tính là tấn – kilomet (tấn/km). Công thức tính:

Khối lượng hàng hóa = Khối lượng hàng hóa x Cự ly vận chuyển luân chuyển (T.Km) vận chuyển(T) thực tế(Km)

2.2.1.2. Doanh thu

a,Khái niệm

Doanh thu vận tải : là số tiền mà người sản xuất vận tải thu được do bán sản phẩm của mình trong một khoảng thời gian nhất định.

Như vậy , doanh thu vận tải phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ và giao bán sản phẩm . Đối với ngành vận tải , sản phẩm sản xuất luôn luôn được tiêu thụ , không có sản phẩm tồn kho.

b. ý nghĩa của doanh thu.

-Trong công tác quản lý kinh tế của nhà nước và doanh nghiệp doanh thu là một trong những chi tiêu quan trọng luôn được nhà nước và doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .

- Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó có thể khai thác tiềm năng nhằm tăng doanh thu. Việc đánh giá đúng đắn tình hình doanh thu giúp cho các nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện doanh thu để có thể đề ra những nhân tố làm tăng và những nhân tố làm giảm doanh thu. Từ hạn chế đó, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy manh hơn nữa những nhân tố

tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận.

- Doanh thu đóng vai trong quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu càng lớn thì lợi nhuận càng cao, bởi vậy chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi, lỗ sau một quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó đơn vị muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần quan tâm đến là doanh thu.

c, Phương pháp tính doanh thu.

Do doanh thu vận tải là số tiền mà người sản xuất vận tải thu được do bán sản phẩm vận tải của mình trong một thời gian nhất định nên doanh thu vận tải phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Vì vậy ta có công thức tính doanh thu vận tải như sau:

Doanh thu vận tải = sản lượng x Giá cước bình quân 1Tkm D = ∑P Giá cước bình quân 1Tkm

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo , khi sản lượng của doanh nghiệp tăng lên, giá cước của doanh nghiệp có thể không thay đổi , khi đó doanh thu tỷ lệ thuận với sản lượng (∑P).

Đối với trường hợp cụ thể, người ta tính cước phí theo cách cộng dồn vì mỗi cự ly một mức cước khác nhau, khoảng cách trước đó có mức cao hơn khoảng cách sau, cước phí đó chính là doanh thu của người sản xuất vận tải.

Khi tiêu thụ sản phẩm , người sản xuất kinh doanh phải nộp thuế VAT cho nhà nước theo luật thuế VAT mà nhà nước ban hành; phần doanh thu còn lại sau khi đã trừ đi những khoản giảm giá, khấu trừ, triết khấu ( nếu có, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) cho nhà nước gọi là doanh thu thuần.

Khi tiêu thụ hàng hóa thì người bán hàng phải nộp thuế VAT cho nhà nước theo luật thuế giá trị gia tăng, việc tính số tiền thuế phải nộp có thể tính theo phương pháp khấu trừ hoặc theo phương pháp tính toán trực tiếp.

Theo phương pháp trực tiếp :

Tỷ lệ thuế xuất được quy định cho từng ngành nghề, có thể là 5%,10%...

Theo phương pháp khấu trừ :

● Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh:

Là toàn bộ số tiền thu được do bán hàng hóa, dịch vụ khi đã trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá, thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước. Thời điểm để xác định doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc tiền đã được thu hay chưa. Đối với doanh nghiệp vận tải, hoạt động chính là vận chuyển hàng hóa, hành khách do vậy doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là doanh thu vận tải thu được

● Doanh thu từ các hoạt động khác:

Một doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vận tải nói riêng, ngoài hoạt đông sản xuất kinh doanh chính họ còn tham gia các hoạt động khác nữa và nó mang lại doanh thu tương ứng bao gồm: thu từ hoạt động đầu tư ngoài doanh nghiệp, thu từ hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, thu từ cho thuê tài sản, thu từ lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, các khoản thu tiền phạt, nợ đã xóa nay thu hồi được do hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích năm trước nhưng không sử dụng và các khoản khác.

c, Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu.

- Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoa mãn các điều kiện sau :

Số thuế phải nộp= Tổng giá trị gia tăng × Tỷ lệ thuế suất

+ Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua .

+ Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

+ Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

- Doanh thu cung cấp dịch vụ.

Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kêt quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phàn công việc đã hoàn thành lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thõa mãn các điều kiện sau:

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

+ Xác định được công việc đã hoàn thành vào ngày thành lập bảng cân đối kế toán hợp nhất .

+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Phần công việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành được xác định theo phương pháp đánh giá công việc hoàn thành.

- Doanh thu hoạt động tài chính:

Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi công ty được quyền nhận cổ tức hoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.

Căn cứ vào các nguyên tắc trên ta có thể tính được tổng doanh thu của doanh nghiệp:

d, Vai trò của doanh thu:

** Đối với doanh nghiệp:

- Doanh thu có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, là khâu cuối cùng trong lưu thông.

- Doanh thu giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí, thu hồi vốn, thực hiện giá trị thặng dư.

- Doanh thu thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp và mở rộng thị trường.

- Nâng cao doanh thu là biện pháp căn bản để tăng lợi nhuận doanh nghiệp, nâng cao uy tín và khả năng chiếm lĩnh thị trường.

** Đối với xã hội:

- Đối với doanh nghiệp ngoại thương, doanh thu là nguồn thu ngoại tệ góp phần ổn định cán cân thanh toán.

- Doanh thu tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối vơí Nhà nước và góp phần tích lũy thúc đẩy nền sản xuất xã hội. (thuế, lệ phí …)

- Nghiên cứu doanh thu mang lại nhà đầu tư cơ sở để lựa chọn đối tác kinh doanh.

e, Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu: ** Yếu tố bên ngoài

- Tự nhiên: tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch...Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự baó của bản thân doanh

Tổng doanh thu= Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu từ hoạt động tài chính + Thu nhập khác

nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng : dự phòng, san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác...Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường... và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết.

- Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp.Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội , né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu,các dự báo của nhà kinh tế lớn...

- Kỹ thuật - Công nghệ: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.

- Văn hóa - Xã hội: ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.

- Chính trị - Pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.

- Đoàn thể, các lực lượng chính trị, xã hội - Nguồn nhân lực xã hội, quốc gia - Môi trường hội nhập - quốc tế.

** Yếu tố bên trong

Môi trường bên trong bao gồm các nguồn lực về con người, tài chính, công nghệ, sản phẩm, giá, kênh phân phối, xúc tiến quảng cáo... của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có văn hóa doanh nghiệp.

f, Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu:

- Giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận tổng quát đối với tình hình biến động doanh thu, giúp doanh nghiệp phát hiện trọng tâm kinh doanh từ đó khai thác tốt tiềm năng của doanh nghiệp.

- Phân tích doanh thu giúp cho doanh nghiệp theo dõi sát sao và đánh giá kế hoạch thực hiện doanh thu qua các kỳ kinh doanh.

- Làm cơ sở để doanh nghiệp đề ra kế hoạch tăng trưởng doanh thu. - Hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những khoản lợi nhuận tiềm năng - Tạo nên nguồn tài liệu quan trọng để phân tích doanh nghiệp.

2.2.1.3. Chi phí

a,Khái niệm

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động thuật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động SXKD hoặc 1 chu kỳ nhất định (tháng, quý, năm) thực chất chi phí bằng sự chuyển dịch vốn ,giá

trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá như ( sản phẩm, lao vụ, dịch vụ)

b. Các loại chi phí:

* Phân loại chi phí vận tải theo tính chất kinh tế của chi phí

- Khấu hao Tài sản cố định. - Nhiên liệu.

- Tiền lương công nhân viên chức.

- Khoản trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn. - Phụ tùng thay thế.

- Các chi phí khác.

* Phân loại theo công dụng kinh tế

- Tiền lương lái xe, phụ xe;

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của lái và phụ xe; - Nhiên liệu

- Chi phí săm lốp

- Khấu hao phương tiện vận tải - Chi phí công cụ, dụng cụ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Các khoản chi phí khác

* Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp và đối tượng chịu chi phí

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan một cách trực tiếp đến việc hoàn thành sản phẩm vận tải, nó có thể hạch toán trực tiếp theo từng đối tượng chịu chi phí như chi phí nhiên liệu, vật liệu…

- Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm vận tải. Các chi phí này khi phát sinh phải tập hợp lại để cuối kỳ phân bổ cho từng đối

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Hương Thủy (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w