Vấn đề bất bình đẳng về thu nhập Hệ số GINI Biện pháp giảm chênh lệch thu nhập

Một phần của tài liệu Câu hỏi tự luận kinh tế phát triển có đáp án (Trang 47)

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Sau hơn hai thập kỷ đạt nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, Việt Nam đã xác định mục tiêu phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Phát triển bền vững là một khái niệm không còn mới, trong đó đòi hỏi quá trình phát triển chú trọng tới cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với Việt Nam, phát triển bền vững, ít nhất trên khía cạnh phân phối thu nhập, là một nhu cầu thực sự khẩn thiết trong giai đoạn tới đây vì Việt Nam phải duy trì được tốc độ tăng trưởng để thoát khỏi cái bẫy luẩn quẩn của các nước có thu nhập thấp mà điều kiện tiên quyết liên quan đến việc giảm chênh lệch và đói nghèo.

Bức tranh đối lập trên cho thấy một góc nhìn khác của quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời cho thấy khoảng cách chênh lệch thu nhập ở Việt Nam đang doãng rộng. Thực tế này phù hợp với đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng năm 2002 sang mức chênh lệch do chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư hiện nay.

Cùng với tốc độ tăng trưởng đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây, khoảng cách chênh lệch thu giữa nhóm 20% người giàu nhất và 20% người nghèo nhất đang ngày càng doãng rộng

Trong khi tình trạng chênh lệch tương đối có thể chấp nhận được thì tình trạng chênh lệch tuyệt đối lại rất đáng lo ngại như đã nêu trên. Ở Việt Nam, chênh lệch này đã và đang gia tăng liên tục và đáng kể. Như đã nêu, năm 1995, thu nhập bình quân đầu người của những hộ gia đình giàu nhất cao gấp 7 lần so với những hộ gia đình nghèo nhất, thì đến năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 9,2 lần, đây cũng là nguyên nhân gia tăng của hệ số Gini (chỉ số đo sự chênh lệch về thu nhập của xã hội) từ 0,42 năm 2004 lên 0,43 năm 2010

Điều này cho thấy một thực tế là chênh lệch về thu nhập tuyệt đối ở Việt Nam đang tăng lên nhanh. Mặt khác, cũng cần phải nhận thấy rằng chênh lệch này ở Việt Nam không phải là hiện tượng người giàu giàu lên, người nghèo nghèo đi mà là người giàu ngày càng giàu nhanh hơn người nghèo vì thực tế cho thấy ngay trong bối cảnh khoảng cách chênh lệch giàu nghèo càng lớn thì thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đã tăng lên và tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh trong thời gian qua

Những biện pháp dài hạn nhằm hạn chế chênh lệch thu nhập: Điều tiết thị trường, giảm khoảng cách giàu nghèo, làm người nghèo thoát nghèo cả tuyệt đối và tương đối.

Giải pháp kinh tế - xã hội: Những giải pháp kinh tế - xã hội cần phải bảo đảm:

Một mặt thúc đẩy tăng truởng kinh tế, tạo cơ sở vật chất thực hiện các chính sách hội nói chung, mặt khác giải quyết hài hoà lợi ích giữa các giai tầng, tầng lớp trong xã hội... sao cho xây dựng đất nước vững mạnh theo con đường lối XHCN đã chọn.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế quốc dân và là cơ sở quyết định nhất để giải quyết chênh lệch thu nhập nói chung, xoá đói giảm nghèo nói riêng

Giải pháp chính trị:

- Thứ nhất: Giữ vững ổn định chính trị để tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững, nhanh chóng.

- Thứ hai: Thực hiện dân chủ và công bằng, tạo động lực thúc đẩy quá trình giải quyết chênh lệch thu nhập ở nước ta hiện nay. Để vững vàng, ổn định về chính trị chúng ta cần phải xây dựng hệ thống chính trị nhằm đảm bảo mục tiêu dân chủ, đảm bảo cho người dân có môi trường tự do phát triển, đồng thời bên cạnh đó muốn giải quyết được sự phân hoá giàu nghèo ta cũng cần phải có giải pháp về kinh tế - xã hội.

Giải pháp văn hoá:

Thu hẹp khoảng cách đời sống văn hoá giữa thành thị và nông thôn. Tình trạng đời sống vật chất khó khăn, thiếu thốn... làm cho một số người ở nông thôn chán nản, bế tắc, muốn rời làng quê ra thành thị kiếm sống.

Vì vậy cần phải phát triển đời sống văn hóa, tinh thần ở nông thôn để thu hẹp khoảng cách văn hoá giữa nông thôn và thành thị. Nâng cao trình độ dân trí của nhân dân. Ở nước ta, phát triển giáo dục nâng cao dân trí trước hết phải xoá mù, tái mù, thực hiện phổ cập giáo dục, đưa lại cho người nghèo quyền "sở hữu trí tuệ".

Bên cạnh đó, phải đầu tư đào tạo một bộ phận cán bộ có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế là nhân tài cho đất nước, tạo động lực thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Tăng cường giáo dục văn hoá pháp luật và văn hoá dân chủ cho người dân để mọi người có ý thức hơn trong thời đại Việt Nam hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu Câu hỏi tự luận kinh tế phát triển có đáp án (Trang 47)