Mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển kinh tế? Phát triển bền vững?

Một phần của tài liệu Câu hỏi tự luận kinh tế phát triển có đáp án (Trang 32)

triển bền vững?

Tài nguyên thiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất. Xét trên phạm vi toàn thể giới, nếu không có tài nguyên , đất đai thì sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người.

- Thứ nhất, áp dụng cho hầu hết các nước và các cộng đồng nghèo nhất trên thế giới: tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò là nguồn tài nguyên nền tảng đảm bảo cho sự sinh tồn.

- Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cho tài chính phát triển. Nguồn tài nguyên thiên nhiên thương mại có thể là một nguồn lực quan trọng cho lợi nhuận và giao thương quốc tế. Thuế khai thác tài nguyên không phục hồi, tài nguyên có thể tái tạo, và các nguồn tài nguyên có thể khai thác bền vững có thể được dùng để đầu tư tài chính dưới một hình thức khác của nguồn lực.

Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên rõ ràng là vấn đề nòng cốt của phát triển. Nếu không tạo ra khoản dư để đầu tư, thì các quốc gia không có cách nào thoát khỏi tình trạng mức sống thấp. Sự phụ thuộc vào tài nguyên làm cho việc đo lường các nỗ lực tiết kiệm trở nên phức tạp vì sự suy thoái của tài nguyên thiên nhiên không phải là tài sản hữu hình trong tài khoản ngân sách tiêu chuẩn của quốc gia. Bởi vì, sự tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên phải tính đến sự khấu hao vốn sản xuất, các khoản đầu tư vào nguồn lực con người (được tính theo kinh phí giáo dục), sự suy thoái của khoáng sản, năng lượng, rừng; các thiệt hại từ ô nhiễm không khí ở địa phương và trên toàn thế giới.

Hiện tại các quốc gia đều phát triển kinh tế phải theo hướng bền vững. Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.

Hình vẽ (giáo trình) cuối chương 4D đầu chương 5

Để đảm bảo phát triển bền vững giữa kinh tế, môi trường và xã hội, cần đảm bảo lợi ích cộng đồng. Nâng cao chất lượng sản phẩm: lợi thế về giá cả cạnh, chất lượng sản phẩm, sự phân phối chiêu thị cũng như giá thấp, chất lượng cao. Để khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững, các quốc gia nên đầu tư vào các nguồn thuế từ tài nguyên thiên nhiên. kết hợp với nỗ lực tiết kiệm nhằm bù đắp cho sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, có thể giúp nền kinh tế phát triển hơn trong tương lai. Một nền kinh tế, để chuyển được từ tăng trưởng phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên đến tăng trưởng bền vững và cân bằng cần có một loạt thể chế có khả năng quản lý được tài nguyên thiên nhiên, thu thuế tài nguyên và sử dụng các khoản thuế này thành đầu tư có hiệu quả. Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần nhận thức rõ rằng rằng các chính sách nguồn lực, chính sách tài chính và chính sách kinh tế chính trị mà họ xây dựng và hoạch định đều có vai trò to lớn trong bước chuyển này.

CHƯƠNG 5: NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ17/ Số liệu GPD, xuất khẩu hiện nay so với trước đây? 17/ Số liệu GPD, xuất khẩu hiện nay so với trước đây?

Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Con số tăng trưởng 5,98% được Tổng Cục Thống kê chính thức công bố đã khiến giới chuyên gia không khỏi bất ngờ.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 12/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt hơn 298,24 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD; và nhập khẩu đạt hơn 148,05 tỷ USD, tăng 12,1%, tương ứng tăng hơn 16,02 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2014 đạt mức thặng dư 2,14 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.

Lạm phát thấp trong năm 2014 do những nguyên nhân sau: Giá hàng hóa và năng lượng thế giới giảm, góp phần cắt giảm chi phí đầu vào của sản xuất, giảm thiểu tác động

đến lạm phát của yếu tố chi phí đẩy (mặt hàng xăng A92 giảm tổng cộng hơn 30% trong năm).

Một phần của tài liệu Câu hỏi tự luận kinh tế phát triển có đáp án (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w