- Mở các lớp tập huấn giúp người dân hiểu rõ về nền kinh tế thị trường, hiểu rõ họ muốn làm gì, đang làm gì và sẽ làm gì.
- Nhà nước hỗ trợ cho người dân tiếp cận vốn dễ dàng, bỏ bớt các thủ tục rườm rà. - Xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn toàn diện và hợp lý.
Việc xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn toàn diện và hợp lý bao gồm cả nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ có vai trò to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Lao động nông thôn có trình độ hạn chế. Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn thì công tác đào tạo nghề là vô cùng quan trọng. Công tác đào tạo nghề cần phải xem xét đến nhu cầu xã hội, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm.
- Nhà nước tăng cường cho nông dân vay vốn kết hợp với công tác khuyến nông và khuyến công.
Việc cung cấp vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, người nông dân nhiều khi không giám vay vốn vì không biết đầu tư vào đâu, vay vốn làm gì và làm như thế nào. Vì thế cần kết hợp việc cung cấp vốn cho nông dân với công tác khuyến công và khuyến nông, giúp người nông dân sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Tăng cường áp dụng KHKT vào sản xuất làm tăng năng suất lao động. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển kinh tế nông thôn. Điều đó làm bớt đi sự nặng nhọc của nông dân, chuyển được lao động sang làm nghề khác dẫn đến thu nhập của người nông dân tăng. Tuy nhiên, để tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp thì cần đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông và hệ thống điện nông thôn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị.
- Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo là hết sức quan trọng đi liền với công tác khuyến nông, đào tạo kỹ thuật cũng như khả năng quản lý cho hộ nghèo. Làm được như vậy sẽ có tác động hiệu quả đến tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
- Tăng cường hợp tác trong tiêu thụ nông sản.
Hoạt động tiêu thụ nông sản chủ yếu là hoạt động riêng rẽ của các hộ nông dân. Điều đó dẫn đến hai hệ lụy, một là bị tư thương ép giá, hai là không có khả năng tiêu thụ làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ. Chính quyền các cấp cần giúp nông dân hình thành nên những nhóm hộ hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều đó tạo điều kiện cho hộ nông dân giới thiệu sản phẩm, tìm hiều thị trường, nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
- Giúp người dân tiếp cận thị trường, không có bỡ ngỡ khi xuất hàng, từ đó giúp họ tăng thu nhập cũng như nguồn vốn KD.