4.1.2.1. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất đai
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã có 6.541,39 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp có 6.182,72 ha chiếm 94,52% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp 280,85 ha chiếm 4,29% trong đó diện tích đất ở có 42,88 ha, chiếm 0,66% tổng diện tích tự nhiên, đất phát triển hạ tầng có 68,68 ha, chiếm 1,05% tổng diện tích tự nhiên.
Bình quân đất ở trên địa bàn xã Hùng Mỹ là 79,06 m2/ngƣời. Đất đai xã Hùng Mỹ chia làm 4 loại chính:
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) - Đất phù san ngòi suối (Py)
Là do tích tụ phù sa của các suối, đƣợc tích tụ và lắng đọng lại qua thời gian dài. Đất có tầng phù sa cổ dày, có màu xám đen, hàm lƣợng đạm, lân và kali ở mức trung bình, loại đất này thích hợp cho các loại cây lƣơng thực và loại cây hoa màu.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dƣỡng và ở nơi có độ dốc tƣơng đối lớn. Loại đất này thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fe): Đất đƣợc hình thành từ đồi núi thấp, do quá trình canh tác lúa nƣớc, quá trình biến đổi trong đất, ảnh hƣởng điều kiện yếm khí,
xen kẽ khô hạn loại đất này dùng để trồng lúa và cây trồng ngắn ngày và cho năng suất cây trồng đạt sản lƣợng cao.
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hùng Mỹ năm 2014
Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 6.541,39 100
1. Đất nông nghiệp 6.182,72 94,52
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 607,24 9,28
1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 334,51 5,11
1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 272,73 4,17
1.2. Đất lâm nghiệp 5.528,45 84,51
1.2.1. Đất rừng sản xuất 3.340,13 51,06
1.2.2. Đất rừng phòng hộ 2.188,32 33,45
1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 47,03 0,72
2. Đất phi nông nghiệp 280,85 4,29
2.1. Đất ở 42,88 0,66
2.2. Đất chuyên dùng 69,23 1,06
2.3. Đất phi nông nghiệp khác 168,74 2,57
3.Đất chƣa sử dụng 77,82 1,19
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của xã Hùng Mỹ năm 2014
Qua hiện trạng sử dụng đất cho thấy quỹ đất sử dụng chƣa hiệu quả và kém đồng bộ. Cơ cấu đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn chiếm đến 94,52% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Trong đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp có diện tích nhiều nhất 5.528,45 ha trên tổng diện tích đất nông nghiệp, còn đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 607,24 ha, đất lâm nghiệp chiếm diện tích cao là do địa hình của xã chủ yếu là đồi núi. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm diện tích lớn 334,51 ha, đất trồng cây lâu năm diện tích thấp hơn, vì diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu nằm ở những địa hình bằng phẳng ven suối và trong thung lũng nên thích hợp cho phát triển cây lƣơng thực, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 4,29% tổng diện tích đất toàn xã, cơ cấu đất sử dụng cho xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ, trong đó chủ yếu là đất giao thông, thủy lợi. Các công trình nhƣ chợ chƣa có, khu xử lý rác thải, vệ sinh môi trƣờng còn thiếu, quỹ đất dành cho xây dựng công trình văn hóa rất nhỏ.
Hiện trạng sử dụng đất phản ánh cơ sở vật chất nghèo nàn, hạ tầng yếu kém của xã. Để đạt chuẩn xã Nông thôn mới, xã Hùng Mỹ cần phải quyết tâm thực hiện các hạng mục đầu tƣ xây dựng để đáp ứng nhu cầu phát triển cho xã trong hiện tại cũng
nhƣ tƣơng lai, cải thiện đời sống cho ngƣời dân, giúp nhân dân đƣợc hƣởng thành quả từ kết quả xây dựng.
4.1.2.2. Tài nguyên rừng
Toàn xã có diện tích 5.528,45 ha Đất lâm nghiệp, chiếm 84,51% diện tích đất nông nghiệp, trong đó:
* Đất rừng sản xuất: Có diện tích 3.340,13 ha. * Đất rừng phòng hộ: Có diện tích 2.188,32 ha.
4.1.2.3. Tài nguyên nước
Diện tích mặt nƣớc: Gồm các hồ chứa thuỷ lợi và các ao nuôi thả cá thuộc hộ gia đình, với tổng diện tích mặt nƣớc khoảng có diện tích 160,38 ha (bao gồm cả diện tích hồ thuỷ lợi, diện tích ao nuôi thả cá 47,03 ha).
Nguồn nƣớc sinh hoạt: Với địa hình là xã đặc trƣng của xã miền núi, do đó xã có các mỏ nƣớc nhỏ bắt nguồn từ các khe núi, các thung lũng là nguồn nƣớc có chất lƣợng nƣớc khá tốt đáp ứng nguồn nƣớc sinh hoạt. Nguồn nƣớc ngầm hầu hết ở độ sâu bình quân từ 10 - 20 m có thể đào giếng khơi, khoan sâu ở độ sâu > 50 m lấy nƣớc phục vụ sinh hoạt.