Thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã hùng mỹ huyện chiêm hoá tỉnh tuyên quang (Trang 37)

Đề tài tiến hành điều tra bằng các hoạt động và phƣơng pháp khác nhau để thu thập các số liệu cần thiết về sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới. Các hoạt động và phƣơng pháp đã đƣợc dùng để thu thập các số liệu mới là:

- Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA: “PRA là một quá trình học hỏi lẫn nhau một cách linh hoạt giữa người dân địa phương với nhau,giữa người dân địa phương với người từ nơi khác đến (cán bộ Khuyến nông, người nghiên cứu…) đây là phương pháp tạo điều kiện cho người dân có điều kiện trao đổi, phân tích các hiểu biết vào điều kiện sống của họ để tiếp thu kinh nghiệm và lập kế hoạch hành động” để khơi dậy đƣợc vai trò của ngƣời dân sống ở địa phƣơng tham gia xây dựng và thực hiện mô hình, làm cho mọi ngƣời hiểu thêm về môi trƣờng của địa phƣơng và giúp cho họ thực sự tham gia vào mô hình theo phƣơng châm: dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hƣởng lợi thành quả của mô hình. Trong bài sử dụng các công cụ PRA sau:

+ Phƣơng pháp quan sát: là phƣơng pháp quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm đƣợc tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

+ Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi: áp dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để tiến hành điều tra chọn mẫu cụ thể nhƣ sau: trên địa bàn xã gồm có 14 thôn tôi chọn ngẫu nhiên 4 thôn thuộc 4 khu vực địa lý khác nhau gồm: thôn Nà Mý (thuộc khu vực phía Bắc), thôn Khun Thắng (thuộc khu vực phía Đông), thôn Cao Bình (thuộc khu vực phía Tây) và thôn Đình (thuộc trung tâm xã) để điều tra bằng phiếu điều tra đã đƣơc chuẩn bị trƣớc cho mục đích nghiên cứu. Trong 4 thôn và mỗi thôn tôi chọn ngẫu nhiên 15 hộ để điều tra. Nhƣ vậy, tổng số mẫu điều tra là 60 hộ /4 xóm.

3.3.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập đƣợc thông tin về địa bàn nghiên cứu tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu. Biểu diễn số liệu trên các bảng, biểu đồ.

- Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để mô tả và phân tích thực trạng phát triển kinh tế, xã hội và tình hình ngƣời dân ở địa bàn nghiên cứu.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chung của địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Hùng Mỹ có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.541,39 ha, nằm ở phía Bắc huyện Chiêm Hoá, có vị trí địa lý nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp huyện Na Hang. - Phía Nam giáp xã Xuân Quang. - Phía Đông giáp xã Yên Lập.

- Phía Tây giáp xã Tân Mỹ, xã Tân An, xã Phúc Sơn.

4.1.1.2. Địa hình

Là xã có diện tích tự nhiên rộng, xong chủ yếu là đồi, núi chiếm khoảng 83% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Với đặc điểm của địa hình chủ yếu đồi núi, phân bố đất sản xuất theo lƣu vực các con suối và đồi núi thấp, toàn xã gồm 14 thôn: Dỗm, Nặm Kép, Đóng, Mũ, Thắm, Đình, Bảu, Ngầu 1, Ngầu 2, Rõm, Nghe, Nà Mý, Khun Thắng, Cao Bình.

- Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu chạy theo các chân đồi và dọc theo các khe suối. Các khu dân cƣ và các công trình công cộng, công trình sự nghiệp chủ yếu nằm ở những khu vực thấp.

- Độ dốc phổ biến vùng đồi núi là 200-250 m, cao độ trung bình 250 m.

4.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 thời tiết nắng nóng, mƣa nhiều, nhiệt độ trung bình từ 250C - 260C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết hanh khô, lạnh và ít mƣa, nhiệt độ trung bình từ 100C - 120C. Lƣợng mƣa trung bình năm 1.500 - 1.700 mm, nhiệt độ bình quân năm 220

4.1.1.4. Thuỷ văn

Nguồn sinh thuỷ phân bổ tƣơng đối đồng đều, có các khe nƣớc, ao hồ thuận lợi cho việc thoát nƣớc về mùa mƣa và xây dựng các công trình thuỷ lợi, kè đập lấy nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Tuy nhiên do điều kiện địa hình đồi núi dốc khá lớn nên hàng năm các con suối này thƣờng xẩy ra lũ quét gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và tài sản của nhân dân, vì vậy về lâu dài cần phải có biện pháp khắc phục ảnh hƣởng của nó cũng nhƣ bảo vệ, quản lý và khai thác tối đa tiềm năng các nguồn nƣớc hiện có.

4.1.2 Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất đai

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã có 6.541,39 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp có 6.182,72 ha chiếm 94,52% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp 280,85 ha chiếm 4,29% trong đó diện tích đất ở có 42,88 ha, chiếm 0,66% tổng diện tích tự nhiên, đất phát triển hạ tầng có 68,68 ha, chiếm 1,05% tổng diện tích tự nhiên.

Bình quân đất ở trên địa bàn xã Hùng Mỹ là 79,06 m2/ngƣời. Đất đai xã Hùng Mỹ chia làm 4 loại chính:

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) - Đất phù san ngòi suối (Py)

Là do tích tụ phù sa của các suối, đƣợc tích tụ và lắng đọng lại qua thời gian dài. Đất có tầng phù sa cổ dày, có màu xám đen, hàm lƣợng đạm, lân và kali ở mức trung bình, loại đất này thích hợp cho các loại cây lƣơng thực và loại cây hoa màu.

- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dƣỡng và ở nơi có độ dốc tƣơng đối lớn. Loại đất này thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fe): Đất đƣợc hình thành từ đồi núi thấp, do quá trình canh tác lúa nƣớc, quá trình biến đổi trong đất, ảnh hƣởng điều kiện yếm khí,

xen kẽ khô hạn loại đất này dùng để trồng lúa và cây trồng ngắn ngày và cho năng suất cây trồng đạt sản lƣợng cao.

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hùng Mỹ năm 2014

Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 6.541,39 100

1. Đất nông nghiệp 6.182,72 94,52

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 607,24 9,28

1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 334,51 5,11

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 272,73 4,17

1.2. Đất lâm nghiệp 5.528,45 84,51

1.2.1. Đất rừng sản xuất 3.340,13 51,06

1.2.2. Đất rừng phòng hộ 2.188,32 33,45

1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 47,03 0,72

2. Đất phi nông nghiệp 280,85 4,29

2.1. Đất ở 42,88 0,66

2.2. Đất chuyên dùng 69,23 1,06

2.3. Đất phi nông nghiệp khác 168,74 2,57

3.Đất chƣa sử dụng 77,82 1,19

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của xã Hùng Mỹ năm 2014

Qua hiện trạng sử dụng đất cho thấy quỹ đất sử dụng chƣa hiệu quả và kém đồng bộ. Cơ cấu đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn chiếm đến 94,52% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Trong đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp có diện tích nhiều nhất 5.528,45 ha trên tổng diện tích đất nông nghiệp, còn đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 607,24 ha, đất lâm nghiệp chiếm diện tích cao là do địa hình của xã chủ yếu là đồi núi. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm diện tích lớn 334,51 ha, đất trồng cây lâu năm diện tích thấp hơn, vì diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu nằm ở những địa hình bằng phẳng ven suối và trong thung lũng nên thích hợp cho phát triển cây lƣơng thực, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 4,29% tổng diện tích đất toàn xã, cơ cấu đất sử dụng cho xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ, trong đó chủ yếu là đất giao thông, thủy lợi. Các công trình nhƣ chợ chƣa có, khu xử lý rác thải, vệ sinh môi trƣờng còn thiếu, quỹ đất dành cho xây dựng công trình văn hóa rất nhỏ.

Hiện trạng sử dụng đất phản ánh cơ sở vật chất nghèo nàn, hạ tầng yếu kém của xã. Để đạt chuẩn xã Nông thôn mới, xã Hùng Mỹ cần phải quyết tâm thực hiện các hạng mục đầu tƣ xây dựng để đáp ứng nhu cầu phát triển cho xã trong hiện tại cũng

nhƣ tƣơng lai, cải thiện đời sống cho ngƣời dân, giúp nhân dân đƣợc hƣởng thành quả từ kết quả xây dựng.

4.1.2.2. Tài nguyên rừng

Toàn xã có diện tích 5.528,45 ha Đất lâm nghiệp, chiếm 84,51% diện tích đất nông nghiệp, trong đó:

* Đất rừng sản xuất: Có diện tích 3.340,13 ha. * Đất rừng phòng hộ: Có diện tích 2.188,32 ha.

4.1.2.3. Tài nguyên nước

Diện tích mặt nƣớc: Gồm các hồ chứa thuỷ lợi và các ao nuôi thả cá thuộc hộ gia đình, với tổng diện tích mặt nƣớc khoảng có diện tích 160,38 ha (bao gồm cả diện tích hồ thuỷ lợi, diện tích ao nuôi thả cá 47,03 ha).

Nguồn nƣớc sinh hoạt: Với địa hình là xã đặc trƣng của xã miền núi, do đó xã có các mỏ nƣớc nhỏ bắt nguồn từ các khe núi, các thung lũng là nguồn nƣớc có chất lƣợng nƣớc khá tốt đáp ứng nguồn nƣớc sinh hoạt. Nguồn nƣớc ngầm hầu hết ở độ sâu bình quân từ 10 - 20 m có thể đào giếng khơi, khoan sâu ở độ sâu > 50 m lấy nƣớc phục vụ sinh hoạt.

4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.3.1. Tình hình kinh tế

Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng xã Hùng Mỹ biết vận dụng những lợi thế sẵn có của xã đã đƣa tốc độ phát triển kinh tế liên tục đƣợc gia tăng, đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, an ninh chính trị đƣợc giữ vững. Bên cạnh đó đƣợc sự chỉ đạo của các cấp và nhờ sự nỗ lực của nhân dân địa phƣơng, đến năm 2014 cán bộ và nhân dân trong xã đã thu đƣợc một số kết quả trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội nhƣ sau:

Nông nghiệp:

* Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng 485,7/486 ha đạt 99,9% kế hoạch đề ra. Năng xuất đạt 63 tạ/ha, Sản lƣợng 3.059,91 tấn.

* Cây ngô: Tổng diện tích gieo trồng 183,96 ha/181 ha = 101,6% kế hoạch, Năng xuất 45 tạ/ha, sản lƣợng 833,89 tấn.

* Cây Lạc: Diện tích gieo trồng: 163,2 ha/161 ha = 101,4 %, năng xuất 33 tạ/ ha, sản lƣợng 538,56 tấn.

* Cây mía: Tổng diện tích 142,1 ha, trong đó trồng mới năm 2014 đƣợc: 30,9 ha, năng xuất 700 tạ/ha, sản lƣợng 10.801 tấn.

* Cây đậu tƣơng: Thực hiện 2,6 ha/ 3,0ha = 60% Kế hoạch giao, kết quả đạt thấp là do nhân dân chƣa thực sự trú trọng đến hiệu quả kinh tế của cây đậu tƣơng, mặt khác việc thực hiện thời vụ,chăm sóc chƣa đảm bảo đúng theo quy trình kỹ thuật do vậy năng xuất đậu tƣơng đạt thấp, nên không mở rộng đƣợc diện tích thực hiện.

* Cây ăn quả: Cây Cam phát triển sản phẩm hàng hóa 10 ha tại thôn Dỗm. * Hỗ trợ hộ nghèo vụ xuân 2014 tổng kinh phí hỗ trợ 137.280.000 đồng, đã hỗ trợ 121.013.400 đồng tƣơng đƣơng 1.520,9 kg giống lúa, 116,2 kg giống ngô, cho 409 hộ nghèo = 1.716 khẩu ( theo định mức 80.000đ/ 01 khẩu/năm).

Lâm nghiệp :

Tổng diện tích trồng rừng năm 2014 trên địa bàn xã đạt 72,5 ha/ 45ha Kế hoạch đạt 161,1%; trong đó tổ chức trồng rừng phân tán trong dịp tết trồng cây: 5,0 ha.

Quản lý bảo vệ rừng: Trong năm 2014 UBND xã phối hợp với lực lƣợng kiểm lâm làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng; kiên quyết xử lý, ngăn chặn kịp thời các hành vi chặt phá, khai thác trái phép tài nguyên rừng. Tổng diện tích rừng đƣợc bảo vệ 5.528,45 ha/5.528,45 ha. Trong đó Bảo vệ rừng tự nhiên 4.475,72 ha, bảo vệ rừng trồng 1.052,73 ha.

Chăn nuôi

- Công tác phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm:

+ Đàn trâu: 1.702 con; Đàn bò: 104 con; Đàn lợn: 4.240 con; Đàn gia cầm 45.000 con; đàn dê 51 con; Cá lồng 52 lồng (tại thôn Nghe, Ngầu 1, Khun thắng).

Do làm tốt công tác thông tin tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nhất là dịch bệnh lở mồm long móng ở lợn xảy ra trên địa bàn nên đàn gia súc gia súc gia cầm vẫn giữ ổn định không có dịch bệnh xảy ra.

Dịch vụ thƣơng mại:

Các hộ kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn xã Hùng Mỹ 120 hộ, phát triển nhỏ lẻ và tập chung tại hộ gia đình, thu nhập thấp.

Toàn xã có 07 Tổ hợp tác và 06 cơ sở chế biến lâm sản.. Các tổ hợp tác đang đƣợc củng cố và đi vào hoạt động có hiệu quả.

4.13.2. Văn hoá xã hội

- Dân số lao động

Hùng Mỹ là một xã còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội, trình độ dân trí ngƣời dân còn thấp, đời sống của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, mật độ dân cƣ còn thƣa thớt trên 14 thôn. Tình hình dân số và dân tộc của xã đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng 4.2.

Bảng 4.2: Tình hình dân số xã Hùng Mỹ năm 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Tổng số hộ Hộ 1.227

Mật độ dân cƣ Ngƣời/km2 83 Tỉ lệ tăng dân số trung bình %/ năm 1,1 Tổng số nhân khẩu Ngƣời 5.424

Thành phần dân tộc

Kinh Ngƣời 579 10,67

Tày Ngƣời 3.918 72,24

Dao Ngƣời 863 15,91

Dân tộc khác Ngƣời 64 1,18

Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu dân số theo dân tộc của xã Hùng Mỹ năm 2014

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: Toàn xã có 1227 hộ với 5424 nhân khẩu, mật độ dân cƣ là 83 ngƣời/1km2, tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,1%/ năm. Trên toàn xã dân tộc Tày có 3918 ngƣời chiếm tỉ lệ cao nhất 72,24% tổng số nhân khẩu trên toàn xã, dân tộc Dao có 863 ngƣời chiếm 15,91% và dân tộc Kinh có số dân là 579 ngƣời chiếm 10,67%, trên địa bàn xã ngoài 3 dân tộc có số dân nhiều nhất thì còn có một số dân tộc khác (Nùng, Hoa, Cống) với 64 ngƣời, chiếm 1,18% .

Lao động là nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp khi việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất còn thấp, chủ yếu sức lao động con ngƣời.

Hùng Mỹ là một xã lao động thuần nông chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, do đó, lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong lực lƣợng lao động của toàn xã. Tình hình lao động của xã đƣợc thể hiện qua bảng 4.3 dƣới đây.

Bảng 4.3: Tình hình lao động của xã Hùng Mỹ

Nội dung Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%)

Tổng số dân 5.424 100

Số lao động 3.548 65,41

Tình trạng lao động

Lao động nông nghiệp 3.475 97,94

Lao động phi nông nghiệp 73 2,06

(Nguồn: UBND xã Hùng Mỹ, năm 2014)

Hiện nay, trong xã có 3.548 ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 65,41% tổng số dân. Trên địa bàn xã chủ yếu là lao động nông nghiệp có 3.475 ngƣời chiếm 97,94% tổng số lao động của xã, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất cao nên một phần cũng gây khó khăn cho xã trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới; lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp có 73 ngƣời chiếm 2,06% tổng số lao động trong xã.

Có thể nói nguồn nhâ n lƣ̣c của xã khá dồi dào song chất lƣợng nguồn nhân lƣ̣c chƣa cao, lao đô ̣ng phổ thông chiếm tỷ tro ̣ng lớn , còn lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ.

- Văn hoá

Trong năm 2014 tổ chức giao lƣu biểu diễn văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị, chào mừng các ngày lễ lớn 06 buổi; Tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng 01

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã hùng mỹ huyện chiêm hoá tỉnh tuyên quang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)