Đánh giá nhận thức của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã hùng mỹ huyện chiêm hoá tỉnh tuyên quang (Trang 50)

4.2.1. Sự hiểu biết của người dân về nông thôn mới

Số liệu trong bảng 4.4 cho thấy mức độ hiểu biết của ngƣời dân về chƣơng trình nông thôn mới và mức độ trao đổi thông tin với cán bộ xã của ngƣời dân về chƣơng trình nông thôn mới. Đây là nội dung quan trọng để đánh giá đƣợc mức độ tham gia, sự

hiểu biết của ngƣời dân, ngƣời dân có hiểu biết về chƣơng trình nông thôn mới thì mới phát huy đƣợc vai trò của mình trong quá trình tham gia xây dựng nông thôn mới.

Bảng 4.4: Hiểu biết của ngƣời dân về nông thôn mới và mức độ trao đổi thông tin với cán bộ cấp xã

STT Nội dung Đánh giá Số lƣợng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Hiểu biết về nông thôn mới

Biết 50 80,33

Mới nghe nhƣng chƣa hiểu rõ 10 16,67

Chƣa biết 0 0,00 2 Mức độ trao đổi thông tin Thƣờng xuyên 9 15,00 Thỉnh thoảng 23 38,33 Không 28 46,67

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy mức độ hiểu biết về chƣơng trình nông thôn mới nhƣ sau: Đa số ngƣời dân đều đã biết về chƣơng tình nông thôn mới, mức độ ngƣời dân biết về chƣơng trình nông thôn mới khá cao có 50/60 phiếu điều tra chiếm đến 80,33%, còn lại chủ yếu là ngƣời dân đã đƣợc nghe về chƣơng trình nông thôn mới nhƣng chƣa hiểu rõ về chƣơng trình này nhƣng số lƣợng khá ít chỉ chiếm 10/60 phiếu điều tra chiếm 16.67%, trong 60 phiếu điều tra không có ngƣời dân nào đƣợc hỏi không biết về chƣơng trình nông thôn mới. Ngƣời dân biết về các hạng mục công trình nông thôn mới đã và đang xây dựng thuộc chƣơng trình nông thôn mới, số tiêu chí chƣơng trình nông thôn mới….Ngƣời dân đều biết về chƣơng trình nông thôn mới do cán bộ xã đã làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về chƣơng trình nông thôn mới đến từng cán bộ thôn, xóm, các đơn vị cơ sở 14/14 thôn hành chính.

Về mức độ trao đổi thông tin thì ngƣời dân còn chƣa chủ động trao đổi thôn tin với cán bộ trong đó: Mức độ trao đổi thông tin thƣờng xuyên chỉ có 9/60 phiếu chiếm

15%, mức độ thỉnh thoảng trao đổi thông tin là 23/60 phiếu chiếm 38,33% và không trao đổi thông tin là 28/60 phiếu chiếm 46,67%. Mức độ không trao đổi thông tin vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số phiếu điều tra do ngƣời dân mang tâm lý lo ngại gặp cán bộ và ngƣời dân cũng chƣa thực sự quan tâm đến chƣơng trình này, mức độ trao đổi thông tin thƣờng xuyên với cán bộ chủ yếu là những cán bộ cấp thôn thƣờng xuyên lên xã họp hành, giao ban…

4.2.2. Nhận thức của người dân về chủ trương chính sách xây dựng nông thôn mới

Nhận thức của ngƣời dân về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc về chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới là rất quan trọng, qua việc đánh giá mức độ nhận thức của ngƣời dân có thể biết đƣợc công tác tuyên truyền của xã về chƣơng trình nông thôn mới có tốt hay không, ngƣời dân biết về chƣơng trình nông thôn mới thông qua các kênh thông tin nào. Nhận thức của ngƣời dân trong xã về chƣơng trình nông thôn mới đƣợc thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5: Nhận thức của ngƣời dân về chủ trƣơng chính sách xây dựng nông thôn mới

STT Nội dung Đánh giá Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

1

Hiểu biết của ngƣời dân về chủ trƣơng chính sách xây dựng nông thôn mới

Có biết 24 40,00

Mới nghe nhƣng chƣa hiểu rõ 36 60,00

Chƣa biết 0 0,00

2 Kênh thông tin

Chính quyền xã 22 36,67

Các tổ chức, đoàn thể địa phƣơng 23 38,33

Phƣơng tiện thông tin đại chúng 15 25,00

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015)

Qua bảng số liệu 4.5 ta có thể thấy rằng đa số ngƣời dân đƣợc điều tra đều mới biết chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc về chƣơng trình nông thôn mới nhƣng chƣa hiểu rõ về chƣơng trình này, ngƣời dân mới nghe nhƣng chƣa hiểu rõ chiếm 60% tổng

phiếu điều tra, tỷ lệ ngƣời dân biết về chủ chƣơng chính sách của nhà Nƣớc về nông thôn mới là 40% tổng số phiếu điều tra, ngƣời dân biết về một tiêu trí xây dựng nông thôn mới, các hoạt động nông thôn mới đang đƣợc xã triển khai trên địa bàn thôn, nhƣng trong số 60 hộ đƣợc điều tra không có hộ nào chƣa biết về chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc về chƣơng trình nông thôn mới. Kênh thông tin mà ngƣời dân tiếp nhận để biết về trƣơng trình nông thôn mới là từ chính quyền xã chiếm 36,67% , từ các tổ chức đoàn thể địa phƣơng là 38,33 đây là hai kênh thông tin chủ yếu mà ngƣời dân tiếp cận vì xã đã mở các lớp tập huấn về chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về chƣơng trình nông thôn mới cho cán bộ cấp xã, thôn và phân công các thành viên của xã đến tận 14/14 cơ sở để tuyên truyền cho ngƣời dân đã thu hút đƣợc nhiều ngƣời dân tham gia hƣởng ứng, một phần nhỏ số hộ đƣợc điều tra biết đƣợc chủ trƣơng của nhà nƣớc thông qua phƣơng tiện thông tin đại chúng do hầu nhƣ các gia đình đều có tivi, đài, qua đài phát thanh của xã thƣờng xuyên mở để tuyên truyền về chƣơng trình nông thôn mới và một số thôn cũng đã có đài phát thanh của thôn.

4.2.3. Sự đánh giá của người dân về sự cần thiết của việc xây dựng nông thôn mới

Khảo sát sự đánh giá của ngƣời dân về chƣơng trình nông thôn mới là rất quan trọng, nó cho thấy việc xây dựng chƣơng trình nông thôn mới là có cần thiết đối với ngƣời dân hay không, đảm bảo cho việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là đúng đắn và hoàn toàn đƣợc ngƣời dân hƣởng ứng.

Bảng 4.6: Đánh giá của ngƣời dân về sự cần thiết của việc xây dựng nông thôn mới Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%) Rất cần thiết 22 36,67 Cần thiết 38 63,33 Không cần thiết 0 0,00

Qua bảng số liệu 4.6 ta có thể thấy đánh giá của ngƣời dân về sự cần thiết của xây dựng nông thôn mới nhƣ sau: Trong 60 hộ đƣợc chọn để điều tra thì các hộ đều cho rằng xây dựng nông thôn mới là rất cần thiết có 22/60 hộ chiếm 36,67% số hộ, số hộ cho rằng xây dựng nông thôn mới là cần thiết có 38/60 hộ, chiếm 63,33%, trong 60 hộ đƣợc hỏi không có hộ nào cho rằng xây dựng nông thôn mới là không cần thiết. Qua đó, có thể thấy rằng nhận thức của ngƣời dân về việc xây dựng nông thôn mới là quan trọng phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân đƣợc ngƣời dân ủng hộ.

4.3. Vai trò của ngƣời dân trong việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xây dựng nông thôn mới

4.4.1. Sự tham gia của các nhóm hộ vào việc xây dựng chương trình nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới cần huy động sự tham gia của ngƣời dân ở nông thôn, do đó, mọi ngƣời đều tham gia xây dựng nông thôn mới nó không là công việc bất kỳ một nhóm hộ nào mà tất cả các hộ nghèo, cận nghèo, trung bình, khá, giàu, có sự tham gia của cả nam và nữ đều cùng nhau chung tay góp sức để xây dựng nông thôn mới.

Các nhóm hộ khác nhau có thể có những đóng góp khác nhau, hoặc cũng có sự bình đẳng trong việc xây dựng, huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới. Nhiều hộ gia đình đã tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình nhƣ xây dựng nhà văn hoá, đƣờng giao thông nông thôn, kênh mƣơng…

Với những nhóm hộ khá và trung bình có thể đóng góp nhiều hơn về tài chính, nhƣng họ có thể giảm công lao động để xây dựng các công trình xuống. Còn các hộ nghèo và cận nghèo do điều kiện kinh tế khó khăn nên họ có thể đóng góp ít hơn về tài chính nhƣng họ sẽ tham gia công lao động nhiều hơn. Đối với những hộ quá nghèo hoặc những hộ chỉ có ngƣời già yếu, hộ ngƣời bị tàn tật thì không bị đóng góp cả về tiền công lao động và công lao động.

Ngoài ra tham gia xây dựng nông thôn mới của ngƣời dân còn có sự khác nhau giữa chủ hộ nam và nữ. Hiện nay, ở các khu vực miền núi tỷ lệ nam giới là chủ hộ vẫn còn cao, nữ giới là chủ hộ ở xã rất ít chỉ những gia đình do hoàn cảnh bắt buộc thì nữ

giới mới đứng ra làm chủ hộ. Vì vậy, Phụ nữ vẫn chƣa quan tâm nhiều đến các công việc, hoạt động xây dựng nông thôn mới của thôn xóm, nên hầu nhƣ việc tham gia xây dựng nông thôn mới cũng đa phần là nam giới tham gia. Trong quá trình tham gia xây dựng nông thôn mới có những công việc có sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ, có những công việc, hoạt động thì hầu nhƣ phụ nữ không tham gia nhƣ: việc tham gia giám sát việc thi công các công trình, các hoạt động nghiệm thu công trình, trong các công việc thì phụ nữ cũng đƣợc ƣu tiên làm những công việc nhẹ nhàng hơn.

Qua sự tìm hiểu từ các cán bộ xã và quá trình đi phỏng vấn điều tra tìm hiểu thực tế, sự tham gia của các nhóm hộ vào xây dựng nông thôn mới đƣợc tổng hợp chi tiết cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.7: Tỷ lệ các hộ tham gia chƣơng trình nông thôn mới.

STT Sự tham gia của ngƣời dân Số lƣợng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Phân loại theo hộ tham gia Khá 5 8,33 Trung bình 15 25,00 Cận nghèo 25 41,67 Nghèo 15 25,00 Tổng 60 100

2 Phân loại theo chủ hộ tham gia

Nam 49 81,67

Nữ 11 18,33

Tổng 60 100

Hình 4.3: Tỷ lệ các nhóm hộ tham gia chương trình nông thôn mới

Qua bảng số liệu 4.7 ở trên ta có thể thấy trong tổng số 60 hộ điều tra thì tỷ lệ nhóm hộ tham gia nhiều nhất là hộ cận nghèo với 41,67%, nhóm hộ trung bình và hộ nghèo cũng chiếm tỷ lệ cao với 25%, nhóm hộ khá là thấp nhất với tỷ lệ là 8,33%. Sự tham gia vào xây dựng nông thôn mới của xã chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, trung bình là vì trong xã thì các nhóm hộ này chiếm đa số, đời sống của ngƣời dân trong xã còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong xã còn rất cao, có những thôn hầu nhƣ cả thôn thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Qua sự tìm hiểu từ xã cho thấy chƣơng trình nông thôn mới sau khi đƣợc triển khai thực hiện trên địa bàn xã đã huy động đƣợc sự tham tham gia nhiệt tình của tất cả các hộ trên địa bàn từ hộ nghèo đến những hộ khá giả, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong xã còn cao nhƣng nhóm hộ này cũng tham gia xây dựng các công trình nông thôn mới một cách nhiệt tình, hăng hái, đặc biệt là việc xây dựng công trình giao thông nông thôn, nhà văn hoá của thôn, xóm và các công trình thuỷ lợi.

Trong 60 hộ điều tra thì chủ hộ tham gia vào chƣơng trình nông thôn mới là nam chiếm 81,67% và phụ nữ chiếm 18,13%. Do trên địa bàn xã chủ yếu là đàn ông làm chủ hộ, tỷ lệ phụ nữ làm chủ hộ vẫn còn ít nên việc tham gia các hoạt động của thôn nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng đa phần đều là đàn ông tham gia.

4.3.2. Mức độ tự nguyện và lý do tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới của người dân

Mức độ tự nguyện của ngƣời dân khi tham gia vào chƣơng trình nông thôn mới đánh giá đƣợc sự tích cực và nhiệt tình của ngƣời dân trong phong trào xây dựng nông thôn mới của địa bàn

Bảng 4.8: Mức độ tự nguyện của ngƣời dân khi tham gia xây dựng nông thôn mới

STT Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Tự nguyện hoàn toàn 22 36,67

2 Tham gia cũng đƣợc, không tham gia cũng đƣợc

15 25,00

3 Không muốn tham gia 23 38,33

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015)

Qua bảng số liệu 4.8 ta có thể thấy sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới của ngƣời dân không đáng kể. Ngƣời dân tham gia xây dựng nông thôn mới chƣa tham gia một cách tự nguyện, tỷ lệ hộ không muốn tham gia chƣơng trình nông thôn mới còn cao chiếm 38,33%, bên cạnh đó số hộ tham gia một cách tự nguyện hoàn toàn cũng khá nhiều, chiếm 36,67% còn lại 25,00% số hộ cho rằng tham gia cũng đƣợc không tham gia cũng đƣợc. Những hộ không muốn tham gia chủ yếu rơi vào những hộ nghèo có điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, hộ thiếu ngƣời lao động. Một số hộ chƣa thực sự quan tâm đến chƣơng trình nông thôn mới nên họ cho rằng tham gia cũng đƣợc, không tham gia cũng đƣợc, những hộ tham gia chƣơng trình nông thôn mới một cách tự nguyện là những hộ có những hiểu biết về chƣơng trình nông thôn mới, những hộ có trình độ dân trí khá cao, họ thấy rằng xây dựng nông thôn mới là cần thiết để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân.

Bảng 4.9: Lý do ngƣời dân tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới

STT Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Đƣợc lựa chọn 23 38,33

2 Vì mục tiêu cá nhân 12 20,00

3 Vì sự phát triển chung của cộng đồng 25 41,67

(Nguồn: số liệu điều tra, năm 2015)

Qua bảng 4.9 ta có thể thấy trong 60 hộ điều tra các lý do ngƣời dân tham gia xây dựng nông thôn mới có sự chênh lệch không đáng kể trong đó đa số ngƣời dân tham gia xây dựng nông thôn mới là vì sự phát triển chung của cộng đồng chiếm 41,67% vì họ nhận thấy xây dựng nông thôn mới không chỉ đem lại lợi ích cho riêng cá nhân họ mà còn mang lại lợi ích cho mọi ngƣời trong thôn, làm thay đổi bộ mặt của thôn, góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó số hộ dân tham gia với lý do đƣợc lựa chọn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 38,33% cuối cùng, ngƣời dân tham gia với lý do vì mục tiêu cá nhận chiếm 20,00%.

4.3.3. Vai trò của người dân trong việc lập kế hoạch phát triển thôn

Vai trò của ngƣời dân đƣợc thể hiện qua chƣơng trình nông thôn mới, đó là khả năng tiềm ẩn của ngƣời dân đƣợc khơi dậy phát huy. Do đó, vai trò của ngƣời dân cũng đƣợc củng cố và nâng cao.

Trong các hoạt động liên quan đến phát triển thôn, xóm thì chính ngƣời dân địa phƣơng là ngƣời hiểu hơn ai hết về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa bàn, địa chất, điều kiện về văn hoá, phong tục tập quán nơi họ sinh sống. Vì vậy, khi lập kế hoạch phát triển thôn, xóm cần biết áp dụng những kinh nghiệm và hiểu biết của ngƣời dân để xây dựng đƣợc kế hoạch phù hợp với điều kiện của địa phƣơng nhất.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới ngƣời dân có đƣợc tham gia vào đóng góp ý kiến của mình vào các hoạt đông của thôn, xóm nhƣ tham gia đóng góp ý kiến của mình vào việc xây dựng công trình nào trƣớc, xây dựng các công trình nhƣ thế nào? Xây dựng công trình ở đâu? Khi nào thì xây dựng… đƣợc bàn bạc và đƣa ra kế

hoạch cụ thể cho từng hoạt động. Tuy nhiên, ngƣời dân chỉ tham gia đóng góp ý kiến của mình ở mức độ thấp, chủ yếu là những hoạt động của thôn, xóm khi đƣợc trƣởng thôn triển khai, còn việc quy hoạch phát triển, xây dựng đề án phát triển nông thôn mới của xã thì hầu nhƣ ngƣời dân không đƣợc tham gia bàn bạc mà do đơn vị tƣ vấn thực hiện.Nhiều ngƣời dân còn chƣa quan tâm, mạnh dan đóng góp ý kiến của mình vào việc chung của thôn, xóm. Một phần cũng do trình độ dân trí ngƣời dân còn thấp, thiếu hiểu biết về lập quy hoạch, kế hoạch. Đề án đƣợc thực hiện xong đem cho ngƣời dân

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã hùng mỹ huyện chiêm hoá tỉnh tuyên quang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)