Nguyên nhân của những hạn chế trên

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CHO VAY TRẢ GÓP MUA ÔTÔ CỦA VPBANK – PGD TRẦN DUY HƯNG (Trang 105)

- Chuyển hồ sơ TSĐB sang phòng thẩm định TSĐB.

2.6.5.Nguyên nhân của những hạn chế trên

Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm: 2.6.5.1. Nguyên nhân khách quan

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay trả góp mua ôtô nói riêng. Trong những năm gần đây, mặc dù hệ thống pháp luật về ngân hàng cũng có sự thay đổi đáng kể, nhưng vẫn còn chưa đồng bộ với những chuẩn mực quốc tế, đôi khi các văn bản pháp luật còn

mâu thuẫn, chồng chéo nhau. Mặc dù đã thay đổi, nhưng vẫn trong tình trạng rườm rà.

Thêm vào đó, mỗi sự thay đổi trong chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Chính phủ đều có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay trả góp mua ôtô vì thuế là yếu tố tác động trực tiếp đến giá xe ôtô. Việc chính phủ quy định thuế suất thuế nhập khẩu ôtô mới nguyên chiếc và ôtô đã qua sử dụng cao như hiện nay đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank do nó đã hạn chế nhu cầu mua ôtô của người dân.

Môi trường kinh tế - xã hội

Tại Việt Nam hiện nay, môi trường kinh tế - xã hội nói chung vẫn chưa ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, song tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam cũng ngày một tăng. Năm 2007 được coi là 1 năm(lạm phát VN 2007) với mức lạm phát lên đến...

Bảng 2.15: Tỷ lệ lạm pháp ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2007

Năm 2005 2006 2007

Năm 2005, lạm phát cao đến 12,9% là do ảnh hưởng của hạn hán, dịch cúm gia cầm, hàng hóa nhập khẩu giá cao.

Tiếp đến, năm 2007, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã lên tới con số 14,1% cũng do hạn hán, thiên tai, dịch bệnh

Đối thủ cạnh tranh

Hoạt động cho vay trả góp mua ôtô được đánh giá là giàu tiềm năng và sẽ còn phát triển rất mạnh trong tương lai. Nhận thấy được điều đó, các NHTM ngày càng chú ý đến việc triển khai dịch vụ này. Trước đây, dịch vụ này chỉ dành riêng cho NHTMCP và Ngân hàng nước ngoài, thì nay, các NHTM quốc doanh cũng đã bị hút vào thị trường. Bên cạnh đó, các công ty tài chính cũng không chịu bỏ qua thị trường đầy tiểm năng này như: công ty tài chính HASICO, công ty tài chính Sài Gòn..

Dưới đây là một số các đơn vị thực hiện hoạt động cho vay trả góp mua ôtô

Bảng:2.16 Một số TCTD thực hiện hoạt động cho vay trả

Đơn vị cho vay trả góp mua ôtô

Mức cho vay tối đa

Thời gian trả góp tối đa

Công ty tài chính Sài Gòn 70% 36 tháng Công ty tài chính HASICO 70% 36 tháng Ngân hàng HSBC 75% 48 tháng Ngân hàng ANZ 60% 48 tháng Ngân hàng Xuất nhập khẩu 70% 36 tháng Ngân hàng Kỹ thương 70% 48 tháng

Ngân hàng Đông Nam Á 90% 60 tháng

Ngân hàng Ngoại thương 85% 60 tháng

Nguồn: Website chính thức của các Ngân hàng

Khách hàng

Do tâm lý của người dân từ xưa là thích sử dụng tiền mặt hơn là đi vay trả góp, hình thức này với đại bộ phận dân cư còn khá mới mẻ và không dễ gì thích nghi ngay được. Đây là một nhân tố đòi hỏi sự cố gắng không chỉ của bản thân VPBank, mà của toàn xã hội.

2.6.5.2. Nguyên nhân chủ quan

Hạn chế về quy mô vốn

Vốn điều lệ hiện nay của VPBank vào khoảng hơn 2.000 tỷ. Mới chỉ đứng thứ 6 trong số các NHTMCP và thấp hơn nhiều so với vốn điều lệ của các NHTM quốc doanh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay trả góp mua ôtô nói riêng.

Bảng2.17: vị trí của VPBank trong hệ thống NHTMCP

Số liệu của 10 NHTMCP lớn(30/09/2007) TT Tên ngân hàng VĐL 1 Sacombank 4,449 2 Eximbank 2,800 3 ACB 2,539 4 Techcombank 1,700 5 Quân Đội 1,547 6 VIBank 1,500 7 VPBank 1,500 8 Đông Á 1,400

9 NHTMCP Sài Gòn 1,325

10 Phương Nam 1,291 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do quy mô vốn còn han chế, nên việc VPBank Trần Duy Hưng có ít vốn được cấp để hoạt động cũng là điều dễ hiểu, ví như tình trạng vừ hết tháng 2 mà Chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu trong cả quý, và đến tháng 3 thì dường như ngừng hoạt động giải ngân vì đã hoàn thành kế hoạch và không còn vốn giải ngân.

Đội ngũ nhân viên trẻ, ít kinh nghiệm

Ưu thế của nhân viên trẻ là năng động, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm. Đối với nghề ngân hàng thì kinh nghiệm lại là cần thiết. Thiếu kinh nghiệm có thể dẫn tới những hậu quả nghiệm trọng trong công việc, gây tổn thất cho Ngân hàng

Mạng lưới hoạt động ít

Những năm gần đây, mặc dù VPBank liên tục mở rộng chi nhánh trên khắp các tỉnh thành phố, nhưng so với các NHTMCP khác thì vẫn còn ít. Điều này cũng hạn chế việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô vì một điều kiện cấp tín dụng trả góp mua

ôtô là cho vay với khách hàng có hộ khẩu tại nơi mà VPBank đặt địa điểm giao dịch

Chính sách Marketing chưa được chú trọng

Dù gần đây, VPBank đã quan tâm đến các kênh thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí nhưng vẫn còn hạn chế.VPBank chưa đặt được tên thương mại cho sản phẩm cho vay trả góp mua ôtô. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô

Áp dụng công nghệ mới còn nhiều bất cập

Năm 2004, VPBank sử dụng phần mềm B2K xây dựng dựa trên nển tảng cung ứng dịch vụ ngân hàng nhưng hiệu quả mang lại không cao. Chương trình này không lưu trữ dữ liệu về các hồ sơ cũ của khách hàng.

Năm 2006, VPBank mu phần mềm T24(phần mềm hệ thống ngân hàng lõi Core Banking) của Thụy Sỹ. T24 cho phép VPBank phát triển sản phẩm mới một cách nhanh chóng, cải tiến các quy trình để phù hợp với yêu cẩu thị trường.

Tuy vậy, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động còn hạn chế. Việc bảo mật, quản lý, lưu trữ hồ sơ và các thông tin gặp khó khăn do những lỗi không đăng nhập được vào hệ thống. Trang web chính thức của VPBank chưa được quan tâm thích đáng, giao diện kém..

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CHO VAY TRẢ GÓP MUA ÔTÔ CỦA VPBANK – PGD TRẦN DUY HƯNG (Trang 105)