Kết quả cho vay trả góp mua ôtô củaVPBank TrầnDuy Hưng giai đoạn 2005 –

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CHO VAY TRẢ GÓP MUA ÔTÔ CỦA VPBANK – PGD TRẦN DUY HƯNG (Trang 79)

- Chuyển hồ sơ TSĐB sang phòng thẩm định TSĐB.

2.6.1. Kết quả cho vay trả góp mua ôtô củaVPBank TrầnDuy Hưng giai đoạn 2005 –

Trong NHTM, hoạt động cho vay mua ôtô là một hình thức của hoạt động cho vay tiêu dùng. Nhưng tại VPBank, hoạt động này được tách riêng thành một hoạt động cho vay hoàn chỉnh. Sự phát triển không ngừng của hoạt động này trong những năm qua được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

2.6.1.1. Doanh số cho vay trả góp mua ôtô

Mặc dù sự cạnh tranh giữa các NHTM luôn diễn ra gay gắt nhưng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank không ngừng mở rộng, quy mô tăng dần qua các năm. Doanh số cho vay trả góp mua ôtô tăng không ngừng. Có được thành công đó là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Hội đồng quản trị và sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống VPBank.

Bảng2.4: Doanh số cho vay mua ôtô của VPBank Trần Duy

Hưng

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Doanh số cho vay trả góp mua ôtô

9.750 16.311 27.836

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của VPBank 2005 –

2007.

Dễ nhận thấy rằng, trong những năm gần đây, cho vay trả góp mua ôtô là hoạt động tạo doanh số đáng kể cho VPBank Trần Duy Hưng, thường chiếm từ 10% đến 20% tổng doanh số cho vay và doanh số cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng liên tục tăng qua các năm.. Những con số tăng rất ngoạn mục trong thời gian gần đây: năm 2006 tăng 67,3%, đến năm 2007 tăng 70,65%. Điều này cho thấy hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng liên tục được mở rộng và đây là một hướng đi đúng đắn của ngân hàng..

Bảng 2.5: Cơ cấu doanh số cho vay mua ôtô VPBank Trần

Duy Hưng 2005 - 2007

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

trọng (%) trọng (%) trọng (%) Doanh số cho vay mua ôtô 9.750 100 16.311 100 27.836 100 Cho vay trả góp mua ôtô 8.064 82,7 1 14.043 86,1 25.172 90,4 3 Cho vay mua ôtô theo món 1.686 17,2 9 2.267 13,9 2.663 9,57

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của VPBank

2005 – 2007.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh số cho vay mua ôtô VPBank

Cho vay trả góp mua ôtô luôn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cho vay mua ôtô do những ưu điểm của nó mang lại. Doanh số cho vay trả góp mua ôtô tăng dần qua các năm và đến 2007 nó đã chiếm 90,43% trong tổng doanh số cho vay mua ôtô. Điểu này cũng đủ minh chứng cho triển vọng phát triển của hoạt động này trong tương lai.

2.6.1.2. Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ôtô

Đây là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô. Cùng với sự tăng trưởng của doanh số, dư nợ của hoạt động này cũng tăng không ngừng:

Bảng2.6: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của hoạt động cho vay trả

góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng giai đoạn 2005 - 2007

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

tiền trọng(% ) tiền trọng(% ) tiền trọng(% ) Tổng dư nợ 25.26 4 100 55.65 9 100 95.54 8 100 Dư nợ cho vay mua ôtô

8.026 31,73 19.369 9 35 33.68 5 36 - Cho vay trả góp 7.231 28,62 17.69 3 31,78 31.97 5 32 - Cho vay theo món 795 3,14 1.676 3,011 1.710 3,79

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của VPBank 2005 –

2007.

Biểu đồ 2.3: tăng trưởng tổng dư nợ và dư nợ cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank:

Dư nợ cũng như tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank liên tục tăng trong những năm gần đây và luôn chiếm khoảng 30% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Như vậy, trong quá trình hoạt động, VPBank luôn chú trọng việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô và đã đạt được những thành công nhất định.

Năm 2006 được coi là một năm đầy biến động với thị trường ôtô trong nước. Người dân hi vọng Nghị định 12 của Chính phủ cho phép nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng sẽ có hiệu lực vào tháng 5 năm 2006 đã tạo tâm lý cho khách hàng muốn chờ đợi để có thể hưởng giá rẻ từ làn sóng nhập khẩu ôtô từ nước ngoài. Chính tâm lý đó đã làm trầm lắng thị trường 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, khi Nghị định này có hiệu lực thì phần lớn người tiêu dùng lại thất vọng vì biểu thuế tuyệt đối biến giá xe sau khi cộng các loại thuế đã cao hơn 200% đến 700% so với giá khai báo. Nhà nhập khẩu cũng như người tiêu dùng đã bỏ ý định kinh doanh và tiêu dùng xe cũ vì giá quá cao.

Đến cuối năm 2006, thị trường ôtô lại sôi động khác thường, cung dường như không đáp ứng đủ cầu, các đại lý bán xe luôn trong tình trang cháy hàng. Sở dĩ có sự đột biến này là do theo quy luật cuối năm Tết đến, nhu cầu đi lại nhiều, một lý do quan trọng hơn là do đợt cuối năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển quá nóng, đem lại luồng thu nhập khổng lồ cho rất nhiều người, và họ muốn thỏa mãn nhu cầu đi lại của mình. Vì vậy, năm 2006, cho vay trả góp mua ôtô vẫn đạt được mức tăng trưởng cao(31,78%).

Năm 2007, nền kinh tế tiếp tục phát triển thêm, đồng thời thị trường chứng khoán lên đến đỉnh điểm vào những tháng đầu năm 2007 cũng là nhân tố giúp khách hàng tham gia vào thị trường ôtô nhiều hơn.

Tỷ trọng mua ôtô trả góp cũng tăng cùng theo sự tăng của dư nợ(32%)...

Cũng giống doanh số cho vay, dư nợ cho vay trả góp mua ôtô lớn hơn nhiều so với dư nợ cho vay theo món. Điều này cho thấy

cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank đang được chú trọng mở rộng .Thể hiện ở bảng số liệu về cơ cấu như sau:

Bảng2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay mua ôtô theo phương thức cho vay Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay mua ôtô 8.026 100 19.369 100 33.68 5 100 Cho vay trả góp 7.231 90,1 17.693 91,35 31.97 5 94,5 Cho vay theo món 795 9,9 1.676 8,65 1.710 1,78

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của VPBank

2005 – 2007.

Các chỉ tiêu về doanh số, dư nợ và tỷ trọng dư nợ đều tăng, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay trả góp mua ôtô luôn được duy trì ở mức dưới 1% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Như vậy có thể khẳng định, việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank trong thời gian vừa qua không những đạt hiệu quả về số lượng mà chất lượng các khoản vay vẫn luôn được duy trì ở mức thấp.

Bảng số liệu sau đây minh họa cho nhận xét trên:

Bảng 2.8: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank Trần

Duy Hưng giai đoạn 2005 – 2007

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Dư nợ cho vay mua ôtô 8.026 19.369 33.685 Nợ quá hạn 50 25 0 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,5 0,1 0

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của VPBank 2005

– 2007

2.6.1.4. Mức độ đa dạng hóa các sản phẩm

Năm 2005, Hội đồng quản trị ngân hàng VPBank ra Quyết định 207 – 2005/QĐ- HĐQT về “ thể lệ cho vay mua ôtô”, trong đó có điều khoản : Nếu khách hàng dùng chính chiếc xe hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo thì phải là xe mới 100%. Như vậy, theo thể lệ này, nếu khách hàng muốn mua ôtô đã qua sử dụng thì khách hàng phải có tài sản đảm bảo khác ngoài chiếc xe, nếu không, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng.

Năm 2006, Chính phủ cho phép nhập khẩu xe đã qua sử dụng, khi đó, thị trường ôtô sẽ ngày càng trở nên sôi động do nhu cầu mua ôtô đã qua sử dụng của người dân tăng. Nhận thấy được nhu cầu đó, ngày 22/09/2006, Tổng giám đốc VPBank lập tức ban hành quyết định số 2183/2006/QĐ – TGĐ về “ thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ôtô đã qua sử dụng” và Quyết định số 2330/2006/QĐ – TGĐ ngày 18/10/2006 về sửa đổi một số điều của “ Thể lệ cho vay có bảo đảm

bằng ôtô đã qua sử dụng”. Theo đó, VPBank chính thức cho khách hàng vay tiền mua ôtô đã qua sử dụng trả góp và có thể sử dụng chính chiếc xe đó làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Như vậy, bằng sự nhìn nhận sáng suốt của ban lãnh đạo, VPBank đã thực hiện việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô bằng sự đa dạng hóa trong hoạt động cho vay trả góp tại VPBank.

2.6.2. Thành công của việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô tạiVPBank Trần Duy Hưng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CHO VAY TRẢ GÓP MUA ÔTÔ CỦA VPBANK – PGD TRẦN DUY HƯNG (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w