Nguồn gốc từ các nhà máy lọc dầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng nước nhiễm dầu tại các công ty sản xuất, phân phối xăng dầu tại tp.Hồ Chí Minh và khả năng xử lý bằng phương pháp keo tụ nghiên cứu cụ thể tại công ty dầu nhờn AP Sài gòn Petro (Trang 27)

Các nhà máy lọc dầu thải ra một lượng lớn nước nhiễm dầu, nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường biển. Đặc biệt ở Việt Nam, sự xuất hiện của nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng 7 triệu tấn/ năm sẽ tác động đáng kể đến môi trường ở vịnh Việt Thanh. Sự gia tăng hàm lượng dầu và các kim loại nặng trong trầm tích dưới biển xung quanh các khu vực mỏ cho thấy đã có những ảnh hưởng nhất định của việc thải mùn khoan, dung dịch khoan và nước thải vào môi trường biển. Chúng ta cần quan tâm đến các biện pháp giảm thiểu việc thải đổ trực tiếp mùn khoan, dung dịch khoan và nước thải xuống biển; cần áp dụng các công nghệ tiên tiến về khoan, dung dịch khoan, xử lý chất thải khoan, nước khai thác, các chất lỏng, rắn…thay thế cho các công nghệ cũ; áp dụng các giải pháp kĩ thuật để quản lý và kiểm soát các loại chất thải dầu khí.

Nước thải nhiễm dầu xuất hiện do:

Nước trong quá trình làm sạch hoặc mục đích khác

Nước trong quá trình xúc rửa đường ống xuất nhập dầu thô và xăng, dầu thành phẩm.

Nước xuất hiện do trong một số quá trình công nghệ lọc, hóa dầu. Nước dạng này tiếp xúc trực tiếp với dầu thô.

Đặc biệt một số lượng nước dùng để làm lạnh trong các thiết bị làm lạnh

Nước được phân loại là nước thải nếu nó có lẫn các hydrocacbon hoặc các thành phần khác.

Thành phần nước thải của các nhà máy lọc, hóa dầu

Hydrocacbon Kim loại nặng Hợp chất phenol NH3

1.3.2 Nguồn nước nhiễm dầu từ các kho xăng dầu

Nước thải nhiễm dầu từ hoạt động của kho xăng dầu, nhà máy sản xuất dầu nhớt. Hoạt động kinh doanh của các kho xăng dầu thường bao gồm các công đoạn: nhập khẩu, tồn trữ trong kho xăng dầu, vận chuyển, phân phối tới người tiêu dùng thông qua mạng lưới của cửa hàng xăng dầu. Với đặc thù như vậy, hoạt động kinh doanh xăng dầu khác biệt với các ngành công nghiệp khác, do là không sử dụng nước làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, vì vậy xét về nguyên tắc thì không có nước thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Tuy nhiên trong thực tế quá trình vận hành khai thác các công trình xăng dầu có phát sinh nước thải nhiễm dầu (NTND) cần phải xử lý do những nguyên nhân sau:

Xúc rửa bể định kỳ tại các kho xăng dầu nhằm đảm bảo chất lượng nhiên liệu. Xả nước đáy bể sau khi kết thúc quá trình nhập dầu vào bể chứa trong kho.

Sử dụng nước sạch để vệ sinh định kỳ và sau khi kết thúc sửa chữa công nghệ, thiết bị trong kho xăng dầu.

Nước mưa rơi trên khu vực nền bãi có khả năng nhiễm dầu tại kho và CHXD.

Nước trong quá trình xả đáy bồn chứa dầu gốc trong quá trình sản xuất dầu nhờn, nước trong quá trình vệ sinh bồn chứa dầu gốc.

Trên cơ sở phân tích nguồn và nguyên nhân phát sinh NTND cho thấy NTND trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, sản xuất dầu nhờn không thường xuyên và đều đặn, phụ thuộc vào các quy định liên quan đến xúc rửa bồn bể, tần xuất nhập hàng, vệ sinh công nghiệp, chất lượng dầu gốc,… các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải tại kho xăng dầu gồm: COD, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ khoáng,..

Theo tiêu chuẩn TCVN 5307:2002 kho dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, yêu cầu thiết kế và trên thực tế, các kho chứa xăng dầu đều có hai hệ thống rãnh thoát nước thải, trong đó:

Hệ thống thoát nước quy ước sạch: nước sinh hoạt, nước mưa rơi trên các khu vực nền bãi không liên quan đến việc tồn chứa, xuất nhập, bơm rót xăng dầu và không có nguy cơ nhiễm xăng dầu. Hệ thống thoát nước quy ước sạch được phép xả thẳng ra môi trường bên ngoài.

Hệ thống thoát nước thải nhiễm dầu là hệ thống thoát nước cho các nguồn sau: nước rửa nền nhà xuất nhập, nước thải của phòng hoá nghiệm, nước xả đáy và xúc rửa bể, nước mưa rơi trên khu vực nền bãi có nguy cơ ô nhiễm bẩn xăng dầu. Hệ thống này thường được dẫn đến bể lắng gạn dầu trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải. Các công đoạn phát sinh nước thải nhiễm dầu cần được xem xét là:

1.3.2.1 Xúc rửa bể chứa:

Bể chứa thường được xúc rửa khi đưa bể mới vào chứa xăng dầu hoặc thay đổi chuẩn loại mặt hàng chứa trong bể, hoặc trước khi đưa bể vào sửa chữa, bảo dưỡng hoặc xúc rửa định kỳ theo quy định để đảm bảo chất lượng hàng hoá…Lượng nước thải phải tuỳ thuộc vào dung tích từng bể, loại hàng tồn chứa và phương pháp xúc rửa. Nước thải loại này thường có hàm lượng dầu cao và phát sinh bùn cặn dầu ( Chất thải nguy hại – CTNH ) [5]

1.3.2.2 Xả nước đáy bể khi xuất nhập:

Các trường hợp cần xả nước đáy bể là khi nước lẫn vào hàng bơm từ tàu và bể hoặc theo đặc điểm công nghệ và quy định giao nhận của từng kho, sẽ bơm nước đẩy hết hàng trong đường ống vào bể để đo tính. Trường hợp nước lẫn hàng bơm từ tàu vào bể thì nước thải loại này thường có số lượng ít. Trường hợp đuổi nước trong ống thì lượng nước thải sẽ tuỳ thuộc kích thước, độ dài đường ống xuất nhập. Về đặc tính nước thải: nước xả đáy luôn bao gồm xả cặn lắng đáy bể, do đó phát sinh CTNH, tuy nhiên hàm lượng dầu trong nước thải loại này thường thấp.

Phát sinh trong quá trình vệ sinh nền bến xuất, bãi van, nước vệ sinh thiết bị và các phương tiện, nước rửa nền bãi tại các cửa hàng xăng dầu. Lượng nước thải tuỳ thuộc diện tích, lượng chất thải phát sinh tại các vị trí nêu trên.

1.3.2.4 Nước mưa lẫn dầu:

Lượng nước mưa lẫn dầu cần xử lý được dự báo căn cứ vào số liệu khí tượng thuỷ văn của từng khu vực. Nước mưa lẫn dầu chỉ phát sinh tại những vị trí rò rỉ, rơi vãi xăng dầu, như vị trí xả đáy hở trong khu bể, trong trường hợp sau khi xúc rửa bể, tách nước đáy bể mà không vệ sinh kịp thời, bến xuất bị tràn vãi xăng dầu, bãi van bị rò rỉ mà không sửa chữa vệ sinh kịp thời, mặt cầu cảng,..

Một vấn đề cũng được đặt ra đối với nhiều thành phố lớn hiện nay là ô nhiễm dầu nhờn thải từ các phương tiện giao thông cơ giới. Riêng tại Tp.HCM hiện có khoảng 4 triệu phương tiện xe cơ giới, trong đó có 2,5 triệu xe máy các loại. Ước tính tổng lượng dầu thải của các phương tiện đường bộ lên tới 37.000 lít/ngày. Ngoài ra theo số liệu báo cáo của các công ty tái chế dầu, lượng dầu thải có thể nhập về trong ngày lên tới 90 đến 150 tấn/ngày từ các nguồn thải của các tàu chở dầu, bồn chứa xăng dầu và các trạm biến thế,…

Trước những nguy cơ ô nhiễm môi trường do dầu thải, Tp.HCM thời gian qua triển khai liên kết với nhiều đơn vị xử lý, tái chế dầu thải nước ngoài, đồng thời đầu tư công nghệ cho các nhà máy xử lý chất thải độc hại. Tính đến nay Tp.HCM có 5 nhà máy tái chế dầu thải có công suất bình quân 50 tấn/ngày với công nghệ chưng cất và lọc. Tuy nhiên thực chất chỉ có 2 công ty thực hiện theo cam kết. Các cơ sở còn lại hoạt động trong các khu dân cư không có giấy phép chưa thể thống kê được. Ngoài ra các thiết bị chưng cất đều chế tạo thô sơ, công suất lớn nhưng chất lượng sản phẩm kém.

Về quản lý nhà nước, hiện các cơ sở sản suất phát sinh dầu thải và các nhà máy tái chế, xử lý chất thải nhiễm dầu được quản lý bằng hệ thống chứng từ quản lý chất thải và phải báo cáo định kỳ hai năm một lần với số lần kiểm tra tương ứng. Tuy nhiên hiện số lượng cán bộ và trang thiết bị kiểm tra rất hạn chế, việc quản lý các cơ sở sản xuất chui là khó khăn khi các cơ sở này di chuyển liên tục.

Ô nhiễm dầu thải đặc biệt là những phát sinh từ khu vực dân cư đang là những vấn đề lớn tại nhiều đô thị lớn tại nước ta. Nước nhiễm dầu từ các kho xăng dầu ngoài thành phần ô nhiễm chính là dầu còn có cả rác, cặn lắng, cát sét,…Vì vậy để đánh giá chất lượng nước nhiễm dầu từ các kho xăng dầu ta phải căn cứ vào các chỉ tiêu cơ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.3: Các chỉ tiêu cơ bản của nước thải nhiễm dầu tại tổng kho A Petrolimex khu vực 2

Các chỉ số Giá trị Đơn vị Nước mưa lẫn

dầu Nước dằn tàu

pH 5,5-9 - 5-9 8,4 BOD5 50 mg/l 100 COD 100 mg/l 200 SS 25 mg/l 500 20 Tổng Nito 60 mg/l 0 Dầu 1 mg/l 200 250 Amoniac 1 mg/l 0 Sulfua 0,5 mg/l 5

(Nguồn Trung tâm công nghệ MT_ECO, tháng 8/1999)

1.3.3 Nguồn nước thải nhiễm dầu từ các nhà máy tái chế dầu nhờn

Theo số liệu thống kê của công ty Shell năm 2011 số lượng dầu nhờn tiêu thụ tại thị trường Việt Nam khoảng 330 triệu lít. Lượng thất thoát trong quá trình sử dụng là 5%. Số lượng dầu nhờn thải ra hàng năm là 313,5 triệu lít.

Con số trên cho thấy lượng dầu nhờn thải ra rất lớn. Hiện tại khu vực phía nam chỉ có 2 nhà máy xử lý dầu nhờn thải được cấp phép công suất rất thấp 200.000 lít/ năm nhưng chưa bao giờ chạy hết công suất. Nguyên nhân nguồn nguyên liệu dầu nhờn thải đầu vào không ổn định.

Hầu hết lượng dầu nhờn thải hiện nay được các cơ sở nhỏ lẻ mua về pha axit và chưng cất để sản xuất ra dầu nhờn kém chất lượng. Các cơ sở này gây ô nhiễm vào nguồn đất, nguồn nước.

1.3.4 Nguồn gốc nước thải nhiễm dầu từ nước rửa xe

Nước thải từ các cơ sở rửa xe, bảo dưỡng, bảo hành xe có lẫn dầu, mỡ nhờn .

Theo số liệu thống kê của công ty dầu nhờn Shell hiện tại trên địa bàn Tp.HCM có hơn 5.000 cơ sở rửa xe, thay dầu nhớt bảo dưỡng xe. Nên một số lượng rất lớn nước thải có nhiễm dầu thải ra môi trường mà không qua bất cứ hệ thống xử lý nào cả. Hoạt động rửa xe bao gồm 4 bước liền kề nhau:

Bước 1: Rửa bụi

Dùng nước áp lực cao rửa trên thân xe và động cơ nước thải loại này chứa một lượng bùn, đất và dầu tự do. Hơn nữa dưới áp lực nước lớn nước thải nhiễm dầu dạng này tạo thành nhũ tương dầu/nước.

Bước 2: Phun bọt

Tác nhân tạo bọt là bình xịt lên thân xe và động cơ. Nước thải loại này tồn tại tác nhân tạo nhũ cao. Cuối cùng nước thải dạng này kết hợp nước thải từ bước 1 hình thành nhũ tương dầu/ nước có độ ổn định cao.

Bước 3: Giai đoạn làm sạch

Đây là bước dùng nước sạch trong bình áp lực cao để di chuyển tác nhân tạo nhũ. Nước loại này chứa ít tác nhân tạo nhũ vì nó được pha loãng bởi nước sạch.

Bước 4: Giai đoạn lau khô và đánh bóng xe

Nước làm bóng được thoa lên thân xe và cuối cùng làm khô bằng khí nóng. Nước sạch mà thành phần cứng cao, hữu cơ không nên sử dụng trong bước này vì nó có thể làm cho bề mặt xe không được bóng.

Các kiểu nước thải từ các trạm xăng dầu và rửa xe ở Bangkok, Thailan được cho trong bảng 1.4

Bảng 1.4: Nước thải nhiễm dầu của các trạm xăng dầu và rửa xe ở Bangkok, Thailan [ 21]

Trạm xăng dầu & rửa xe Dầu mỡ (mg/l) BOD (mg/l) Chất rắn lơ lững (mg/l) pH Caltex, Bangkaen 31,6 42 113 7,60 PTT, Bangkaen 25,9 39 86 7,02 Shell, Bangkaen 21,5 23 92 7,85 PTT, Vipavaolee 280,5 180 346 7,51 Shell, Kaseat 63,6 200 346 7,06 Caltex, Nakhornpathum 57,0 500 4724 6,44 Shell, Nakhornpathum 23,3 10 310 7,05 Esso, Nakhornpathum 161,2 1220 952 6,32 PTT, Nonthaburi 7,8 11 696 7,16 Shell, Nonthaburi 14,4 28 121 7,24 Esso, Nonthaburi 16,1 21 682 6,69 Khoảng 7,8 -280,5 10 - 1220 86 - 4724 6,32 – 7,86 Giá trị trung bình 63,9 206,72 760 7,08

1.4 HIỆN TRẠNG PHÁT THẢI NƯỚC THẢI NHIỄM DẦU TẠI CÁCCÔNG TY SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI XĂNG DẦU TẠI Tp.HCM CÔNG TY SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI XĂNG DẦU TẠI Tp.HCM

1.4.1 Hiện trạng phát thải nước thải nhiễm dầu tại các tổng kho xăng dầuTp.HCM Tp.HCM

Theo số liệu thống kê năm 2011 cả nước nhập khẩu 10 triệu tấn xăng dầu các loại riêng khu vực phía nam tiêu thụ xăng dầu chiếm 70% sản lượng nhập khẩu. Tp.HCM có các tổng kho chứa xăng dầu rất lớn của cả nước phân phối xăng dầu cho cả miền đông, miền tây, miền trung. Theo số liệu Công ty xăng dầu khu vực 2, tổng khối lượng xăng dầu chứa ở các kho tại TpHCM hàng năm khoảng 7 triệu tấn.

Nên một lượng lớn nước nhiễm dầu được thải ra rất lớn. Số liệu sản lượng xăng dầu chứa trong các kho tại Tp.HCM được thể hiện trên hình 1.1

Hình 1.1: Biểu đồ sản lượng các kho chứa xăng dầu tại Tp.HCM trong năm 2011 (Nguồn Tổng công ty xăng dầu Petrolimex, tháng 2/2012)

Nước thải ô nhiễm dầu của các Tổng kho chủ yếu là nước thải trong quá trình vệ sinh bồn bể, một lượng nước lớn xuất hiện trong quá trình nhập xăng dầu khi đẩy sạch đường ống trong quá trình làm sạch đường ống nhập xăng dầu. Và một lượng nước xuất hiện trong quá trình vệ sinh máy móc thiết bị, nước mưa rơi trên khu vực nền bãi có khả năng nhiễm dầu tại kho. Nước thải nhiễm dầu của các kho xăng dầu tại Tp.HCM năm 2009 được thể hiện trên hình 1.2 như sau:

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các kho chứa xăng dầu tại Tp.HCM

Lư ợng xăn g dầu (tr iệ u tấn) Kho Nhà Bè Petrolimex Kho Nhà Bè Petec Kho Nhà Bè Mipec Kho Cần Giờ Mipec Kho Cát Lái Petec Kho Cát Lái Saigonpetro Kho Nhà Bè Vinapco

Hình 1.2 : Biểu đồ lượng nước thải nhiễm dầu tại các tổng kho xăng dầu Tp.HCM năm 2009 (Nguồn Xí nghiệp xử lý chất thải Công Ty Xăng Dầu khu vực 2, tháng 03/2012)

Hầu hết các Tổng Kho chứa có hệ thống xử lý ô nhiễm dầu nhưng chủ yếu xử lý bằng quá trình lắng tách pha. Đa số không xử lý dầu tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương trừ kho A, B Nhà Bè của Petrolimex.

1.4.2 Thực trạng phát thải nước nhiễm dầu tại các công ty sản xuất dầu nhờn

Ngành sản xuất dầu mỡ nhờn đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng. Hiện tại theo kết quả nghiên cứu thị trường của công ty Shell Việt Nam năm 2011 Việt Nam tiêu thụ 330 triệu lít dầu mỡ nhờn các loại. Đặc biệt Tp.HCM có các nhà máy dầu nhờn lớn như BP-Castrol, Petrolimex, Vilube, Solube, AP Sài Gòn Petro, PV Oil, Nikko,… Sản lượng dầu nhờn của các Công ty sản xuất dầu nhờn tại Tp.HCM được thể hiện trên biểu đồ hình 1.3 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

Các kho chứa xăng dầu tại Tp.HCM

Nước thả i nhiễ m dầ u (m 3 ) Kho Nhà Bè Petrolimex Kho Nhà Bè Petec Kho Nhà Bè Mipec Kho Nhà bè Vinapco Kho Cần Giờ Mipec Kho Cát Lái Petec Kho Cát Lái Saigonpetro

Hình 1.3: Biểu đồ sản lượng sản xuất dầu mỡ nhờn thành phẩm của các công ty dầu nhờn tại Tp.HCM trong năm 2009 ( Nguồn Business Monitor International, Vietnam Oil & Gas Report tháng 10/2010)

Các nhà máy sản xuất dầu nhờn đóng góp một phần ngân sách của Tp.HCM rất đáng kể, nhưng nó cũng gây ô nhiễm môi trường khu vực nhà máy và những khu vực quanh. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, do nước thải có nhiễm dầu ở dạng nhũ tương không được xử lý triệt để thải ra môi trường. Lượng nước thải nhiễm dầu của các nhà máy sản xuất dầu nhờn được thể hiện trên đồ thị hình 1.4

0 5 10 15 20 25 30

Nhà máy dầu nhờn tại Tp.HCM

Sản lượng (tr iệu lít/năm) BP-Castrol Petrolimex Vilube Solube AP Saigonpetro Nikko PV Oil 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng nước nhiễm dầu tại các công ty sản xuất, phân phối xăng dầu tại tp.Hồ Chí Minh và khả năng xử lý bằng phương pháp keo tụ nghiên cứu cụ thể tại công ty dầu nhờn AP Sài gòn Petro (Trang 27)