I. Chương trình kiểm toán chung khoản mục nợ vay tại công ty kiểm toán Mỹ
2. Thực kiện kiểm toán khoản mục nợ vay
2.1 Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản nợ vay
− Đầy đủ
Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản tiền vay đều được phản ánh trên sổ kế toán đầy đủ và đúng niên độ.
− Có thật
Xem xét tính trung thực trong các chứng từ kế toán: các khoản tiền vay này là thật sự phát sinh và là nghĩa vụ của đơn vị.
Khi xác định các khoản tiền vay, doanh nghiệp có tuân theo các quy định về tài chính không.
− Chính xác
Các khoản tiền vay phải được phản ánh vào sổ sách kế toán theo đúng giá trị thực của nó và phù hợp với các chứng từ gốc đi kèm.
Số liệu trên các tài khoản tiền vay phải được tính toán chính xác và có sự phù hợp giữa sổ cái, sổ chi tiết và báo cáo tài chính.
− Đánh giá
Đối với các khoản tiền là ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền hạch toán theo tỷ giá quy định.
− Trình bày và cung cấp
thông tin
Các nghiệp vụ phát sinh phải được hạch toán đúng tài khoản kế toán, phải được mở sổ chi tiết theo từng chủ nợ và theo từng khoản vay.
Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và báo cáo tài chính phải được thực hiện một cách chính xác và phù hợp với các nguyên tắc kế toán.
2.2 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Dựa vào những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được tìm hiểu khi chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
2.3 Thử nghiệm kiểm soát
Thông thường các thử nghiệm kiểm soát được kiểm toán viên thực hiện đồng thời với các thử nghiệm cơ bản. Ví dụ: khi kiểm toán viên
kiểm tra chứng từ gốc (phiếu thu, phiếu chi, hợp đồng – khế ước vay) để xem nghiệp vụ có được ghi vào sổ cái chính xác không? Cách lưu trữ chứng từ? Đồng thời kiểm toán viên cũng kiểm tra các chứng từ có được phê duyệt hoặc có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền không? Qua đó, kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và thay đổi cỡ mẫu nếu thấy cần thiết.
Theo quy định về hóa đơn chứng từ, các hóa đơn phải được đánh số thứ tự trước khi đưa vào sử dụng. Kiểm toán viên cần kiểm tra xem xét một số phiếu thu liền nhau có được đánh số liên tục hay trùng lắp không.
2.4 Thử nghiệm cơ bản
2.4.1 Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ vay là hữu hiệu, tuân thủ các chế độ, chính sách.
Kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sau để đạt được mục tiêu này và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
Mục tiêu của KSNB Thử nghiệm kiểm soát
Số liệu nợ phải trả chính
xác và có căn cứ Chọn một số nghiệp vụ: so sánh hợp đồng vay, phiếu thu hoặc giấy báo có về số tiền, thời hạn vay, lãi suất.
Các nghiệp vụ phải được phê chuẩn một cách đúng đắn.
Chọn một số hợp đồng vay, phiếu thu để xem xét chữ ký của các bộ phận có liên quan hay không.
Xem xét chính sách vay nợ của công ty bằng cách phỏng vấn người có thẩm quyền nắm rõ quy trình vay nợ của đơn vị.
Các nghiệp vụ được ghi chép và cộng dồn đúng đắn
Theo dõi việc ghi sổ một số nghiệp vụ, đối chiếu các chứng từ với sổ chi tiết nợ vay.
Cộng lại sổ chi tiết của một tháng và đối chiếu số tổng cộng với sổ cái.
Sự phân công, phân
nhiệm giữa các bộ phận Quan sát xem có sự kiêm nhiệm của các nhân viên vay nợ, ghi nhận nợ vay, thanh toán nợ và phỏng vấn về nhiệm vụ của họ.
Thông tin kịp thời, đầy
đủ, chính xác. Chọn mẫu phiếu thu, giấy báo có ngân hàng về nợ vay và đối chiếu lên nhật ký, sổ cái, sổ chi tiết.
Theo dõi nợ phải trả Đối chiếu phiếu thu, giấy báo có với nhật ký
thu tiền.
Kiểm tra, đối chiếu hàng tháng với chủ nợ của đơn vị.
2.4.2 Thủ tục phân tích
So sánh nợ phải trả năm nay so với năm trước. Tìm hiểu và giải thích các biến động bất thường.
Lập sơ đồ chữ T của tài khoản nợ vay để phát hiện những quan hệ đối ứng bất thường. Mục đích nhằm kiểm tra tính đầy đủ của các khoản tiền vay. Lập bảng phân tích số phát sinh nợ, phát sinh có các khoản tiền vay trong kỳ theo đối ứng tài khoản, đối chiếu với các tài khoản có liên quan. Nếu có đối ứng lạ phải kiểm tra, xem xét cụ thể nội dung của nghiệp vụ và các chứng từ gốc đi kèm.
Lập bảng phân tích tuổi nợ, bảng thanh toán lãi vay phải trả trong kỳ. Đánh giá khả năng thanh toán lãi vay của đơn vị.
Phân tích các khoản vay dài hạn, nợ dài hạn đối với tổng công nợ phải trả, với tài sản cố định và ngồn vốn kinh doanh.
2.4.3 Kiểm tra chi tiết
− Đối chiếu số liệu
+
Mục đích: nhằm kiểm tra việc trình bày và khai báo
+
Thực hiện:
Đối chiếu số dư trên bảng cân đối kế toán với báo cáo tài chính năm trước (đã được kiểm toán hoặc phê duyệt với cơ quan có thẩm quyền), sổ cái tài khoản, các sổ chi tiết.
Kiểm tra số cộng dồn, đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh. Khi đối chiếu phát hiện có chênh lệch phải tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá chênh lệch có trọng yếu không.
− Kiểm tra số dư chi tiết
theo thừng chủ nợ, từng khoản vay.
+
Mục đích: Kiểm tra tính chính xác và tính đánh giá của các khoản tiền vay.
+
Thực hiện:
Lập bảng liệt kê các khoản vay ngắn hạn, dài hạn của đơn vị, đối chiếu với giấy xác nhận nợ. Nếu vay ngân hàng phải có giấy xác nhận của Ngân hàng. Nếu vay của chủ nợ khác thì phải kiểm tra xác nhận của chủ nợ về ngày vay, hạn trả, số dư hiện tại, lãi suất, ngày trả lãi… Trong trường hợp chưa có xác nhận, kiểm toán viên có thể chọn mẫu một số chủ nợ để gửi thư xác nhận nợ và các vấn đề có liên quan. Căn cứ trên tỷ lệ số thư xác nhận đã gửi đi nhận lại được, số chênh lệch giữa số liệu trên thư xác nhận với số liệu của đơn vị để đánh giá độ tin cậy, chính xác của khoản tiền vay. Đánh giá lại khoản tiền vay có gốc ngoại tệ theo quy định của Bộ tài chính.
− Kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh
+
Mục đích kiểm tra tính có thật, tính chính xác và tính đánh giá của khoản tiền vay.
+
Thực hiện:
Kiểm tra hợp đồng hoặc khế ước cho vay, các chứng từ về các khoản vay đã nhận được hay các khoản gốc và lãi thanh toán (phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có của Ngân hàng xem:
Nghiệp vụ phát sinh có được phản ánh kịp thời, đúng tài khoản không, số liệu phản ánh có phù hợp với chứng từ gốc không.
Việc tính lãi có được tiến hành một cách đầy đủ và chính xác hay không.
Chứng từ gốc có hợp pháp, đủ độ tin cậy hay không, có đáp ứng đủ các quy định của Nhà nước không (ghi đầy đủ các yếu tố bắt buộc, có sự phê duyệt của người có thẩm quyền, có được lưu trữ một cách hợp lý và tránh được việc thanh toán trùng hay không.
Việc hạch toán kế toán phải tuân theo chế độ và các nguyên tắc kế toán hiện hành
2.5 Kết thúc kiểm toán đưa ra kết luận
Các kiểm toán viên soát xét giấy tờ làm việc, điền đầy đủ tham chiếu và các yếu tố bắt buộc, hoàn thành báo cáo kiểm toán của từng thành viên, gửi cho trưởng nhóm.