Kết quả theo dõi lợn ngoại nuôi thịt mắc bệnh suyễn qua các tháng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng cây na dai tại thị trấn chi lăng huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 53)

Qua theo dõi tại trại chăn nuôi Thắng Tuyển theo các tháng, chúng tôi thấy lợn qua các tháng có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau chúng tôi đã thu được kết quả như bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tỷ lệ lợn ngoại nuôi thịt mắc bệnh suyễn qua các tháng Diễn giải Tháng Số lợn theo dõi (con) Số lợn nghi mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 7 64 3 4,68 8 92 5 5,43 9 121 14 11,57 10 89 11 12,36 Tính chung 366 33 9,01

Qua bảng 2.3 ta thấy lợn ở tất cả các tháng đều mắc bệnh suyễn. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm bệnh suyễn của lợn thịt ở các tháng có sự khác nhau không rõ rệt. Thấp nhất là tháng 7 với tỷ lệ 4,68 %, cao nhất là cuối tháng 9 và sang đầu tháng 10 với tỷ lệ 11,57 % và 12,36 %,tháng 8 có tỷ lệ mắc bệnh là 5,43 %.

Theo chúng tôi, tỷ lệ mắc bệnh suyễn ở lợn tăng cao ở cuối tháng 9 và tháng 10 là do có sự chuyển đổi mùa vụ, giữa mùa Thu sang Đông, thời tiết chuyển mùa mưa nhiều và độ ẩm cao rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, lợn chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của khí hậu, dẫn đến sức đề kháng của lợn giảm khả năng cảm nhiễm đối với bệnh đường hô hấp nói chung và bệnh suyễn nói riêng tăng lên. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Laval (2000) [18].

2.4.2. Kết qu nghiên cu các yếu t nh hưởng đến t l mc bnh suyn ca ln ngoi nuôi tht

Các yếu tố như mật độ nuôi, tình trạng vệ sinh, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đối với sức đề kháng của vật nuôi, qua theo dõi các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh suyễn của lợn chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh suyễn của lợn ngoại nuôi thịt

Yếu tố ảnh

hưởng Chỉ tiêu theo dõi

Số lợn theo dõi (con) Số lợn nghi mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Mật độ nuôi 1 - 1,2 m 2 / con 110 8 7,82 < 1 m2/con 86 10 11,62 Tình trạng vệ sinh Tốt 60 2 3,33 Kém 34 5 14,70 Chế độ dinh dưỡng Khẩu phần thức ăn

cân đối đầy đủ 36 2 5,55

Thức ăn pha trộn

với cám nấu 40 6 15,0

Qua bảng 2.4 cho thấy: mật độ nuôi, tình trạng vệ sinh ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh suyễn ở lợn cụ thể:

- Về mật độ nuôi.

Đối với lợn thịt thì mật độ nuôi ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn, đồng thời cũng dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh suyễn cao. Từ kết quả theo dõi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh suyễn ở lợn thịt khi nuôi ở mật độ 1 - 1,2 m2 là 7,82 % còn khi nuôi ở mật độ < 1,2 m2/con là 11,62 %. Như vậy lợn nuôi ở mật độ dày có tỷ lệ mắc suyễn cao hơn lợn nuôi ở mật độ thưa.

- Về tình trạng vệ sinh: qua theo dõi 46 con lợn trong điều kiện vệ sinh tốt thì có 2 con mắc bệnh chiếm tỉ lệ 3,33 % còn khi theo dõi 34 con trong điều kiện vệ sinh kém thì có 5 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 14,70 %. Qua kết quả trên bảng 2.4 cho thấy công tác vệ sinh thú y là yếu tố rất quan trọng trong công tác phòng trừ dịch bệnh.

- Về chế độ dinh dưỡng: khi theo dõi 36 con trong quá trình nuôi ăn 100% cám được phối trộn sẵn thì không thấy có 2 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 5,55 %. Khi theo dõi 40 con cho ăn phối trộn với cám nấu thì thấy 6 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 15 %. Như vậy chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh suyễn ở lợn, lợn ăn cám công nghiệp phối trộn với cám nấu có tỷ lệ mắc bệnh suyễn cao hơn so với lợn ăn 100 % cám công nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng cây na dai tại thị trấn chi lăng huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)