Theo Eataugh M.W. (2002) [17] thì bệnh suyễn lợn lần đầu tiên được phát hiện thấy ở nước Đức, sau đó thấy ở Anh, Thụy Điển và gọi tên bệnh là Dịch viêm phổi địa phương. Trước khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh suyễn lợn, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả về nguyên nhân gây bệnh. Ngày đầu bệnh xuất hiện, một số tác giả cho rằng: Bệnh suyễn lợn là do một loài virus nào đó không qua màng lọc gây ra, và tất cả các hướng nghiên cứu khi đó tập trung vào nguyên nhân do virus. Theo Thacker (2006) [24], dịch viêm phổi địa phương là kết quả của sự nhiễm M. hyopneumoniae và những vi khuẩn cộng phát khác như Pasteurella multocida, Streptococcus
suis, Haemophilus parasuis hay Actinobacillus pleuropneumoniae. Bệnh do
M. hyopneumoniae gây ra được coi là nguyên nhân tiên phát gây bệnh đường
hô hấp phức hợp ở lợn (Porcine respiratory disease complex - PRDC), gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn. Lợn bị bệnh chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao, thời gian vỗ béo kéo dài, việc phòng và trị bệnh cũng rất tốn kém. Bệnh có thể được chẩn đoán sơ bộ căn cứ vào một số triệu chứng và bệnh tích đặc trưng như: lợn khó thở, thở thể bụng, ngồi thở như chó ngồi, ho nhiều vào sáng sớm hoặc chiều muộn, bệnh tích viêm đối xứng ở các thùy phổi. Mặc dù vậy, chẩn đoán trong phòng thí nghiệm để xác định
Mycoplasma mới thực sự có ý nghĩa trong giám sát dịch bệnh.
Những năm 50 của thế kỷ XX các nhà khoa học ở các nước Anh, Canada, Mỹ, Thụy Điển đã đi xâu vào nghiên cứu đồng loạt nhưng theo hướng là do virus gây nên bệnh, kết quả thu được không đồng nhất, trong quá trình nghiên cứu họ đã tìm thấy Mycoplasma trong bệnh phẩm nhưng lại cho rằng: vi khuẩn này chỉ là vi khuẩn thứ phát, thường nhiễm vào các
bệnh tích của phổi khi lợn mắc bệnh và che lấp căn bệnh trong môi trường tế bào và không có tế bào dùng để phân lập mầm bệnh. Cho tới lúc này người ta vẫn cho rằng có một loại virus nào đấy gây nên bệnh mà chưa tìm ra được.
Cũng trong những năm 50 một số tác giả đã nghiên cứu được một số đặc trưng của mầm bệnh là:
- Mầm bệnh cũng mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh. - Mầm bệnh có khả năng gây bệnh cho tế bào.
- Quang phổ gây bệnh rất rộng.
- Tính kháng nguyên của nó không phù hợp với bản chất của virus. Tới năm 1963 Bet và Gutvin, Oaileston đã nghiên cứu ở Anh và cho kết quả đầu tiên của căn bệnh. Họ đã định bệnh phẩm phổi lợn bị viêm không chứa căn bệnh thứ phát đem tiến hành nuôi cấy và cho kết quả là một vi sinh vật đa hình thái, trong môi trường tế bào phổi lợn, thí nghiệm thấy lợn không mắc bệnh viêm phổi địa phương.
Đối với môi trường không có tế bào gồm: 10% dung dich đệm muối Hanks, 20% huyết thanh lợn vô hoạt (lấy từ lợn không mắc bệnh Dịch viêm phổi địa phương) và 0,5% latbunin thuỷ phân, 0,01% chiết xuất Mendifco, 200 đơn vị Penicillin trong 1ml môi trường.
Kết quả là vẫn có thể nuôi cấy được. Từ đó Gutvin va Oaileston năm 1964 cho rằng: vi khuẩn mà họ phân lập được có hướng thuộc nhóm
Mycoplasma là nguyên nhân gây nên việc viêm phổi địa phương, nhưng
họ chưa chứng minh được vi khuẩn Mycoplasma này có hình thành được trong môi trường đặc hay không nên họ chưa có kết quả chính xác.
Theo Thacker (2006) [24], năm 1965, Maree và Xuitxơ đã phân lập được vi khuẩn gây bệnh tương tự ở Mỹ trong môi trường không có tế bào như nghiên cứu của Gutvin và Oaileston năm 1964, Marê và Xuitxơ đã quan sát được sự hình thành khuẩn lạc Mycoplasma trên môi trường đặc mà họ nuôi cấy. Trong
môi trường dịch thể không có tế bào đã được kiểm tra là tinh khiết họ thấy trên môi trường hình thành những khuẩn lọc hình cầu giống như Mycoplasma.
Khi tiêm canh khuẩn trong môi trường dịch thể ở lần cấy lần thứ 7 cho lợn, họ đã tìm thấy bệnh tích điển hình ở phổi, giống như bệnh tích theo quan điểm virus.
Cũng năm 1965, Gutvin cũng quan sát được sự hình thành khuẩn lọc
Mycoplasma trong môi trường đặc cấy Mycoplasma mà họ đã phân lập được. Mặt
khác họ còn thấy khuẩn lọc Mycoplasma tiêm cho lợn thấy lợn mắc bệnh và họ kết luận rằng: “Vi khuẩn đã hình thành khuẩn lọc là nguyên nhân gây ra bệnh Dịch viêm phổi địa phương và đặt tên là M.Suipneumonia ”
Năm 1986, Papageogia đã tiến hành nghiên cứu một mặt vi sinh vật học của mầm bệnh, tác giả đã chứng minh được vai trò chủ yếu của Mycoplasma. Canh khuẩn trong môi trường dịch thể đem tiêm cho lợn con từ 10 - 21 ngày tuổi đã gây bệnh được và đem quan sát cụ thể thấy được bệnh tích viêm khí quản phổi hoặc viêm phổi thuỳ ở các thuỳ tim, thuỳ đỉnh, viêm ngoại tâm mạc cấp tính, với sự hình thành u hạt ở màng cơ tim và bệnh tích viêm ngoại tâm mạc.
Về sau đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo nhằm sáng tỏ thêm vấn đề.
Như vậy sau rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, cuối cùng đã xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh Dịch viêm phổi địa phương (ngày nay gọi là suyễn) của lợn là
Mycoplasma hyopneumoniae.