* Phương pháp xác định tình hình mắc bệnh suyễn ở đàn lợn nuôi thịt - Thống kê toàn bộ đàn lợn cần điều tra tại trại lợn Thắng Tuyển, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn cần điều tra bằng theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng lâm sàng có thể quan sát được hàng ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối.
- Tiến hành theo dõi chẩn đoán ghi chép số liệu.
- Hàng ngày theo dõi sức khoẻ đàn lợn, phát hiện bệnh. - Từ đó tính toán tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp.
* Phương pháp nhận biết biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của bệnh suyễn lợn ở giai đoạn sau cai sữa đến xuất chuồng
- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày đặc biệt buổi tối và sáng sớm để phát hiện lợn mắc bệnh.
- Chẩn đoán lâm sàng dựa vào các biểu hiện triệu chứng bên ngoài. - Triệu chứng quan sát được như ho, ho khan, đặc biệt vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối, thở khó và chủ yếu thở thể bụng.
- Mổ khám (những con lợn bị chết) do mắc bệnh suyễn để kiểm tra bệnh tích đại thể.
* Phương pháp điều tra dịch tễ
Điều tra dịch tễ bệnh đường hô hấp ở lợn thịt trong đó có bệnh suyễn Laval (2000) [18].
Tất cả số lượng lợn được theo dõi theo đàn và được thống kê ghi chép vào sổ sách để theo dõi. Hàng ngày tiến hành đánh dấu những con có triệu chứng ho, khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng bằng sơn phun có màu đỏ. Sau đó ghi vào sổ theo dõi và điều trị theo hai phác đồ để so sánh. *
Phương pháp theo dõi đàn lợn
Đàn lợn được theo dõi thường xuyên hàng ngày đặc biệt vào buổi sáng sớm và chiều tối. Những lợn có triệu chứng như: ho, ho khan, thở khó, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng… sẽ được theo dõi và điều trị bằng kháng sinh theo phác đồ.
- Sau khi có kết quả điều trị, chúng tôi đánh giá được hiệu quả điều trị của ba phác đồ bằng phương pháp so sánh theo từng chỉ tiêu.
- Thời gian điều trị - Số con tái nhiễm - Chi phí thuốc điều trị