Trong một nền kinh tế thị trường, các sản phẩm tài chính ngày càng hoàn thiện và phát triển đa dạng nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu của xã hội. Thị trường trái phiếu truyền thống và những sản phẩm phái sinh của nó đã và sẽ tiếp tục góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, cung cấp cho các nhà đầu tư ngày càng nhiều lựa chọn phù hợp với những khẩu vị rủi ro khác nhau. Riêng tại Việt Nam, TTTP tuy mới phát triển nhưng cũng đã giới thiệu tương đối đầy đủ các sản phẩm của nó từ TPCP cho đến TPCQĐP (ví dụ: trái phiếu đô thị Tp. HCM), từ công trái giáo dục (một dạng trái phiếu công trình) đến TPCT (ví dụ: trái phiếu tổng công ty sông Đà). Ngoài ra, các nghiệp vụ repo trái phiếu cũng đã được các công ty chứng khoán như Công ty chứng khoán NH nông nghiệp, Công ty chứng khoán NH ngoại thương… triển khai khá mạnh mẽ trong thời gian qua đã giúp đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường tài chính Việt Nam. 4.
Tạo ra hình thức đầu tư mới có hiệu quả
Việc phát hành và giao dịch các loại TPCP với nhiều kỳ hạn khác nhau một cách đều đặn sẽ hình thành mức lãi suất chuẩn trên thị trường. Khi đó, TPCP, với độ rủi ro thấp và tính thanh khoản cao sẽ có mức lãi suất thấp nhất trên thị trường. Tổ chức thị trường vốn trước hết là động viên
mọi nguồn tiết kiệm, để dành trong công chúng. Vì thế, khi công chúng có nhu cầu đầu tư, sẽ có ba vấn đề đặt ra đó là: Bỏ tiền vào thị trường chứng khoán có an toàn hay không? Đầu tư qua chứng khoán có hơn gửi tiết kiệm hoặc mua tín phiếu Kho bạc không? Và khi cần tiền người có chứng khoán có thể bán nó đi một cách dễ dàng mà vẫn có lãi không? Câu trả lời được đưa ra là: nếu đầu tư dưới hình thức gửi tiết kiệm trung dài hạn thì nhà đầu tư sẽ chịu thiệt hại khi muốn rút tiền trước hạn. Trong khi đó trên thị trường vốn, nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán thành tiền một cách nhanh chóng. Nếu đầu tư vào chứng khoán vốn (mua cổ phiếu) nhà đầu tư có thể hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn tương ứng với mức rủi ro cao hơn, nhà đầu tư có thể bị mất trắng nếu công ty mà họ đầu tư bị phá sản. Ngược lại, nếu đầu tư vào chứng khoán nợ (mua trái phiếu), nhà đầu tư có thể nhận được hiệu quả thấp hơn nhưng ổn định tương ứng mức độ rủi ro thấp hơn và nếu đầu tư vào TPCP thì hầu như độ rủi ro bằng không (dựa trên đặc quyền về thu thuế để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của Chính phủ). Với mức độ rủi ro thấp, trái phiếu là sự lựa chọn hàng đầu trong danh mục đầu tư của các định chế tài chính như: các Công ty bảo hiểm, các NH, các Quỹ đầu tư do nó có thể giúp đa dạng danh mục đầu tư và cân bằng rủi ro cho danh mục đầu tư.