Khớp lệnh liên tục:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn môn thị trường chứng khoán (Trang 70)

- THỰC TRẠNG:

b. Khớp lệnh liên tục:

Là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong phương thức khớp lệnh liên tục • Ưu tiên về giá (LO)

+ Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước. + Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước • Ưu tiên về thời gian

+ Trường hợp các lệnh có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Các loại lệnh giao dịch: - Lệnh giới hạn (LO): (LO)

+ Theo nguyên tắc khớp lệnh, đồng thời giá khớp lệnh là giá đã nhập vào hệ thống trước.

- Lệnh thị trường (MP):

+ Là lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.

+ Nếu khối lượng đặt lệnh MP chưa thực hiện hết, MP sẽ xét tiếp mức giá bán cao hơn (nếu là lệnh mua) hoặc mức giá mua thấp hơn (nếu là lệnh bán).

+ Nếu xét theo nguyên tắc trên mà khối lượng lệnh MP vẫn còn (không thể tiếp tục khớp) thì lệnh MP sẽ tự động chuyển thành lệnh LO mua/bán tại mức giá cao/thấp hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.

Không nhận được khi không có lệnh đối ứng (No market price available).

Ưu điểm

-Giá cả phản ánh tức thời các thông tin trên thị trường. Hệ thống cung cấp mức giá liên tục của chứng khoán, từ đó tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia thị trường mộtcách năng động và thường xuyên vì nhà đầu tư có thể ngay lập tức thực hiện lệnh hoặc nếu không cũng nhận được phản hồi từ thị trường một cách nhanh nhất để kịpthời điều chỉnh các quyết định đầu tư tiếp theo. -Khối lượng giao dịch lớn, tốc độ giao dịch nhanh. Vì vậy, hình thức khớp lệnh này phù hợp với các thị trường có khối lượng giao dịch lớn và sôi động.

-Hạn chế được chênh lệch giữa giá lệnh mua và lệnh bán, từ đó thúc đẩy các giao dịch xảy ra thường xuyên và liên tục.

Nhược điểm

Hình thức khớp lệnh liên tục chỉ tạo ra mức giá cho một giao dịch điển hình chứ không phải là tổng hợp các giao dịch.

Ví dụ 2: Khớp lệnh liên tục

Vào đơt khớp lệnh liên tuc, cổ phiếu BBB có các lệnh đặt mua, đặt bán như sau:

Lênh mua Lệnh bán

Khối lượng Giá Khối lượng Giá

1000A 52.000 2000C 55.000

3000D 51.000 3000PH 53.500

1.500E 50.500 2000B 53.500

Lệnh mới: Mua 10.000 cp BBB giá 54.000 VNĐ Hệ thống thực hiện khớp lện ngay lập tức như sau: - 9000 cổ phiếu tại mức giá 53.000VND - 1000 cổ phiếu tại mức giá 53.500 VND Sổ lệnh sau đó như sau:

Lênh mua Lệnh bán

Khối lượng Giá Khối lượng Giá

1000A 52.000 2000C 55.000

3000D 51.000 3000PH 53.500

1.500E 50.500 1000B 53.500

Ghi chú thứ tự thời gian được thể hiện theo thứ tự chữ cái A,B,C,D

Câu 24. Niêm yết: điều kiện niêm yết, thủ tục lợi thế và bất lợi niêm yết?

a. khái niệm

Niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên SGDCK.Các tiêu chuẩn này được quy định cụ thể trong quy chế về niêm yết chứng khoán do SGDCK phát hành.

Niêm yết chứng khoán thường bao hàm việc yết tên tổ chức phát hành và giá chứng khoán.Thông thường có 2 quy định chính về viêm yết là yêu cầu về công bố thông tin cả công ty và tính khả mại của các chứng khoán.Các nhà đầu tư và công chúng phải được đảm bảo sự công bằng trong tiếp nhận thông tin do công ty phát hành công bố.

b. Phân loại niêm yết

Niêm yết lần đầu

Là việc yết tên chứng khoán trên SGDCK lần đầu tiên sau khi công ty thỏa mãn các yêu cầu về chào bán công khai ban đầu.

Là việc công ty niêm yết niêm yết các cổ phiếu mới phát hành nhằm mục đích tăng vốn,sáp nhập,chi trả cổ tức...

Thay đổi niêm yết

Thay đổi niêm yết là việc thay đổi những điều mục niêm yết như tên,khối lượng,mệnh giá và tổng giá trị chứng khoán được niêm yết

Niêm yết lại

Là việc cho phép một công ty phát hành tiếp tục niêm yết trở lại các chứng khoán trước đây đã bị hủy bỏ niêm yết vì các lý do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn niêm yết

Niêm yết cửa sau (Backdoor listing)

Là việc 1 tổ chức không niêm yết sáp nhập,liên kết hoặc tham gia hiệp hội với một tổ chức niêm yết và nắm quyền kiểm soát tổ chức niêm yết đó

Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần

Niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một SGDCK

Niêm yết từng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành đó,phần còn lại không hoặc chưa niêm yết.

* Thuận lợi:

- Công ty dễ dàng trong huy động vốn: Thông thường,công ty niêm yết được công chúng

tín nhiệm hơn công ty không được niêm yết, bởi vậy, khi trở thành một công ty được niêm yết thì họ có thể dễ dàng trong việc huy động vốn và huy động với chi phí thấp hơn. - Tác động đến công chúng: Niêm yết góp phần tạo hình ảnh tốt hơn trong các nhà đầu tư,

các chủ nợ, người cung ứng, các khách hàng,những người làm công (do đã chứng minh được chứng khoán đã đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu niêm yết), do đó công ty niêm yết có “sức hút” đầu tư hơn đối với các nhà đầu tư.

- Nâng cao tính thanh khoản cho các chứng khoán

- Ưu đãi về thuế:

+ Công ty tham gia niêm yết được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế: miễn giảm thuế thu nhập trong một số năm nhất định

+ Đối với các nhà đầu tư: sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế thu nhập (miễn, giảm) đối với cổ tức, lãi hoặc chênh lệch mua bán chứng khoán(lãi vốn)từ các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán.

*Hạn chế:

- Nghĩa vụ báo cáo như một công ty đại chúng: Công ty niêm yết phải có nghĩa vụ công bố

thông tin một cách đầy đủ,chính xác và kịp thời về hoạt động của công ty. Nghĩa vụ công bố thông tin trong 1 số trường hợp làm ảnh hưởng đến bí quyết,bí mật kinh doanh và gây phiền hà cho công ty

- Những cản trở trong việc thâu tóm và sáp nhập: Niêm yết bộc lộ nguồn vốn và phân chia

quyền biểu quyết công ty cho những người mua là những người có thể gây bất tiện cho những cổ đông chủ chốt và công việc quản lý điều hành hiện tại của công ty. Công ty có thể gặp nhiều cản trở trong việc thực hiện mục tiêu thâu tóm hay sáp nhập của mình.

Câu 25. Các nhiệm vụ cơ bản của công ty chứng khoán. Bình luận về thực trạng của công ty chứng khoán VN hiện nay.

Phần lý thuyết trong giáo trình TTCK trang 126 nhé.

Thực trạng của công ty chứng khoán hiện nay

Với vai trò là môi giới CK, các CTCK đang dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường CK Việt Nam với số lượng tính đến tháng 10/2014 là 104 công ty chứng khoán. Trong số 104 công ty chứng khoán hiện tại có 96 công ty cổ phần và 8 công ty trách nhiệm hữu hạn như công ty TNHH CIMB-Vinashin, công ty TNHH chứng khoán Kỹ Thương, Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Công ty TNHH chứng khoán NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, Công ty TNHH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Công ty TNHH một thành viên chứng khoán Ngân Hàng Đông Á, Công ty TNHH tư vấn đầu tư chứng khoán tài chính Capital Việt Nam.

Trong năm 2013, đặc biệt là thời điểm khởi sắc cuối năm của thị trường chứng khoán, đã có nhiều tín hiệu đánh dấu sự phục hồi ở nhiều công ty chứng khoán (CTCK), niêm yết cũng như đại chúng.Điều này được thể hiện qua con số 53/87 CTCK đã công bố kết quả kinh doanh báo lãi quí 4 vừa rồi.Không ít công ty còn lội ngược dòng từ lỗ thành có lãi cả năm 2013 chỉ nhờ lợi nhuận quí 4.

Sau khi lỗ liên tiếp hai năm gần đây, năm nay, Công ty cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIG) có vẻ đã “hạ cánh an toàn” khi lợi nhuận quí 4 đạt trên 5 tỉ đồng giúp lợi nhuận lũy kế cả năm đạt 6,5 tỉ đồng. Tuy doanh thu giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng nhờ hoàn nhập được 11,6 tỉ đồng chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán khiến chi phí hoạt động được giảm nhẹ. Việc cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng phần nào đẩy lợi nhuận sau thuế của công ty lên 5,3 tỉ đồng.

Tuy nhiên, trong số các CTCK lớn, thị phần môi giới không có nhiều sự xáo trộn trong quí 4 cũng như cả năm 2013. Đứng đầu vẫn là Chứng khoán TPHCM (HOSE: HCM), còn Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI), Chứng khoán Bản Việt và Chứng khoán ACB nằm ở ba vị trí kế tiếp. Khoản doanh thu môi giới trên 63 tỉ đồng trong quí 4 của Chứng khoán TPHCM khẳng định

vị trí dẫn đầu trên của công ty khi SSI, Bản Việt, ACBS chỉ lần lượt đạt 40,8 tỉ đồng, 22,9 tỉ đồng và 23,9 tỉ đồng cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu đầu tư chứng khoán của SSI đạt 127 tỉ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu môi giới đạt gần 41 tỉ đồng, tăng gần 120% so với cùng kỳ. Thu nhập từ lãi tiền gửi lại giảm mạnh 34% khiến tổng doanh thu của công ty giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, nhờ khoản mục chi phí dự phòng trong chi phí quản lý doanh nghiệp được hoàn nhập, giảm xuống còn 477 triệu so với 28,78 tỉ đồng cùng kỳ năm trước giúp công ty đạt lợi nhuận sau thuế 119,5 tỉ đồng tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tại Chứng khoán TPHCM, ngoài doanh thu môi giới ra, doanh thu đầu tư chứng khoán và thu nhập từ hoạt động ký quỹ cũng góp phần đáng kể vào doanh thu thuần gần 200 tỉ đồng của công ty, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu tăng mạnh, cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ giúp công ty đạt lãi ròng 101,8 tỉ đồng, tăng 165% so với cùng kỳ năm trước. Sau nhóm các công ty lãi trên 100 tỉ đồng, có Chứng khoán VPBank (VPBS), Chứng khoán VCB (VCBS), Chứng khoán Kim Long (HNX: KLS) đạt lợi nhuận từ 40-60 tỉ đồng quí 4 vừa qua. Với khoản lợi nhuận đột biến tăng trong quí 4 là 25,9 tỉ đồng, Chứng khoán Xuân Thành (HNX: VIX) là công ty cuối cùng trong bốn công ty niêm yết nằm trong tốp 10 CTCK đạt lợi nhuận cao nhất quí 4 vừa qua. Đứng ngay sau VIX trong tốp 10 là Chứng khoán FPT (FPTS) với lợi nhuận 24 tỉ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ 2012. Cùng với Chứng khoán TPHCM, FPTS là CTCK luôn có kết quả kinh doanh khả quan qua các kỳ kế toán.Lần gần đây nhất FPTS báo lỗ là quí 1-2009.

Kết quả kinh doanh quí 4-2013 cho thấy cơ cấu doanh thu và chi phí của các CTCK trong quí 4 đã biến động theo chiều hướng tốt khi thị trường khởi sắc. Nhờ những tín hiệu tích cực từ thị trường mà các công ty có thể hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán và từ đó giảm được chi phí hoạt động một cách đáng kể.Việc cơ cấu lại các khoản nợ và vay dài hạn cũng giúp các CTCK hoàn nhập được những khoản dự phòng góp phần làm giảm gánh nặng chi phí.

Kết thúc quý II/2014, Thống kê trên 36 CTCK đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2014 có

thể thấy, với thanh khoản thị trường tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2013, hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán rất khởi sắc, tạo nên khoản doanh thu tăng vọt. Mặc dù lãi suất gửi tiết kiệm đã giảm mạnh nhưng với hoạt động cho vay ký quỹ khá sôi động thì doanh thu khác của các CTCK vẫn tăng trưởng tốt và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu. Trong khi đó, hoạt động tự doanh có vẻ vẫn thận trọng và thị trường thuộc về một số tên tuổi quen thuộc.

Kết quả hoạt động kinh doanh Quý 3/2014: Thị trường chứng khoán sôi động, thanh khoản

vẫn giữ ở mức cao giúp hoạt động kinh doanh của khối công ty chứng khoán trở nên khả quan hơn. Theo thống kê của Vietstock, trong số gần 50 công ty đã công bố BCTC quý 3/2014 thì đang còn 11 đơn vị báo lỗ với tổng mức lỗ hơn 34.5 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận của gần 50 CTCK đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2014 đạt gần 355 tỷ đồng, vượt gần 80% tổng lợi nhuận của các công ty này trong quý 3/2013. Báo lãi cao nhất là Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội

(HNX: SHS) với gần 64 tỷ đồng, gấp gần 10 lần so với quý 2 và xóa tan mức lỗ hơn 9 tỷ đồng cùng kỳ. Nếu so với cả năm 2013, mức lãi này cũng đã cao gấp 5 lần.

Thoạt nhìn thì đây là một dấu hiệu tích cực, nhưng khi nhìn vào tổng lợi nhuận của 10 Cty đạt lợi nhuận cao nhất thì thực trạng của ngành CK không tốt như hình dung. Bởi lẽ, toàn bộ thị phần đã thuộc về một nhóm nhỏ, quá nửa các CTCK ở trạng thái hoạt động cầm chừng và thua lỗ triền miên vì không thể cạnh tranh nổi thị phần môi giới với các "ông lớn".

Câu 26. Thực trạng hoạt động môi giới

Giai đoạn 2000-2003, do chịu sự hạn chế bởi NĐ 48/1998/NĐ-CP, các CTCK bị giới hạn trong việc cung cấp dịch vụ môi giới, vì theo nghi định 48 thì các CTCK chỉ được phép tiến hành môi giới đối với những chứng khoán đã niêm yết trên TTCK tập trung, chứng khoán bao gồm cổ phiếu và trái phiếu => phần nào hạn chế hoạt động của các CTCK.

Giai đoạn 2004-2006: Có những chuyển biến tích cực, bên cạnh hình thức đặt lệnh trực tiếp , các CTCK đã áp dụng nhiều hình thức đặt lệnh khác phù hợp với từng đối tượng khách hàng ( như qua internet, điện thoại).

Giai đoạn 2007-2013: số lượng công ty chứng khoán tăng mạnh, phạm vi hoạt động môi giới ngày càng được mở rộng, nhất là vào thời điểm 24/6/2009, sàn UPCOM được khai trương trên HNX.

Hoạt động môi giới là hoạt động chính của CTCK, thực hiện nguyên tắc trung gian của thị trường chứng khoán. CTCK với vai trò môi giới là một chuyên gia. Những môi giới viên làm việc cho các công ty chứng khoán phải là những chuyên gia trong lĩnh vực này, họ phải biết phân tích khách quan khoa học để từ đó tư vấn cho nhà đầu tư nên mua hay bán loại chứng khoán nào, thay mặt nhà đầu tư thực hiện các lệnh mua, bán chứng khoán.

Người môi giới chứng khoán còn có khái niệm “môi giới hai dolla”: khái niệm này để chỉ những nhà môi giới hoạt động trên thị trường nhưng không thuộc bất kỳ công ty chứng khoán nào, họ chỉ được các CTCK thuê mùa vụ vào những thời điểm mật độ giao dịch quá cao đến mức các môi giới trong công ty không thể đáp ứng nổi. Đây là một lực lượng đệm, ở các thị trường phát triển như Mỹ, Anh, Nhật, loại hình môi giới này được thừa nhận, nhưng ở Việt Nam theo luật định thì không có lại môi giới này. Đây là đề tài gây tranh cãi nhiều, vì các nhà khoa học cho rằng, đây là một lực lượng quan trọng và thực sự họ đang hiện hữu ở thị trường chứng khoán Việt Nam, vậy không có lý do gì để không công nhận họ.

Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán hiện nay trên cả nước đạt tới con số gần 1,3 triệu tài khoản. Chất lượng dịch vụ môi giới ngày càng được nâng cao. Mặc dù số lượng các công ty chứng khoán gia nhập thị trường đã tăng đáng kể, tuy nhiên thị phần môi giới vẫn chủ yếu nằm trong tay các công ty tên tuổi, có bề dày hoạt động,10 công ty chứng khoán hàng đầu trên HNX chiếm 58,7% thị phần ( số liệu tính đến hết quý III/ 2014 ) ( Nguồn: Cafef.vn ), 10 CTCK có thị phần cao nhất chiếm 62.06% thị phần. Điều này cũng là dễ hiểu khi các công ty lớn có nguồn

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn môn thị trường chứng khoán (Trang 70)