Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy lợi độc lập (IPP) theo hình thức BOO của công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ (Trang 86)

2 .3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư thủy điện của

3.3. Kết luận chương 3

Chương 3 của luận văn với mục tiêu là đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh điện của Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ. Để các giải pháp có cơ sở khoa học cũng như mang tính thực tiễn cao, luận văn đã dựa trên kết quả phân tích thực trạng của hoạt động đầu tư kinh doanh điện của Công ty. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả đầu tư dự án kinh doanh điện của Công ty cổ phần Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ từ nay đến năm 2015. Những nội dung chính của chương này được đề cập đến như sau:

đến năm 2015.

− Phân tích những thuận lợi, khó khăn của Công ty trong hoạt động đầu tư kinh doanh điện trong giai đoạn hiện nay.

− Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh điện của Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ. Các giải pháp được đề cập logic theo trình tự từ nội dung đến cách thức thực hiện của giải pháp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong hoạt động kinh doanh của mình thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Tuy nhiên, để đạt được điều đó không phải là một điều dễ dàng, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thị trường, nền kinh tế, chính trị, văn hoá...Nhất là đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh bán điện, đây là lĩnh vực kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng không ít rủi ro. Vì vậy, vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu thị trường điện để có một cách nhìn tổng thể một cách khoa học, đánh giá và định dạng thị trường điện một cách chính xác là một công việc mà bất kỳ doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bán điện nào cũng cần phải làm. Để từ đó có những biện pháp, những sách lược đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra, tránh những rủi ro không đáng có.

Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ là Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực điện. Là Công ty mới thành lập nhưng trong hoạt động kinh doanh của mình Công ty cũng đã gặt hái được những thành công nhất định, tuy nhiên không vì thế mà Công ty có những cách nhìn chủ quan về lĩnh vực hoạt động của mình. Việc phân tích, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của Công ty để từ đó có những chiến lược đối phó và hạn chế những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty là điều rất cấp thiết. Đây là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty trong thời kỳ hội nhập.

Trong chương 2 của Luận văn, tác giả đã phân tích và đánh giá đúng thực trạng của Công ty để từ đó có những giải pháp phù hợp cho hoạt động kinh doanh của Công ty, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính toàn diện, bao gồm:

 Nhóm giải pháp mang tính chiến lược gồm: xác định chiến lược, quản trị điều hành ở tầm vĩ mô và phát triển nguồn nhân lực.

 Nhóm giải pháp mang tính chiến thuật, cụ thể gồm: Giải pháp về nhân lực, giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn .

Cần chú trọng đến việc phối hợp các nhóm giải pháp trên một cách đồng bộ và khoa học trong hoạt động kinh doanh của Công ty, có như vậy mới phát huy được nội lực và tiềm năng của Công ty nhằm đưa đến một hiệu quả cao nhất.

Với những đề xuất các nhóm giải pháp trên, tác giả hi vọng Luận văn sẽ mang lại những kết quả nhất định trong lĩnh vực kinh doanh điện của Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ

2. Kiến nghị

Qua phân tích, Luận văn đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bất động sản của Công ty, để hạn chế những nhân tố tiêu cực tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty, tác giả kiến nghị:

- Đối với Công ty:

 Xây dựng một định chế doanh nghiệp nhất quán, bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu;

 Xây dựng các kênh thông tin, các thể chế, các thiết chế dân chủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tiêu chuẩn hoá các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn;

 Xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của các thành viên trong doanh nghiệp;

 Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, nâng cao thương hiệu, hội nhập thị trường trong và ngoài nước một cách sâu rộng;

 Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đưa ra các bộ quy tắc ứng xử của Cán bộ công nhân viên Công ty, hình thành một môi trường làm việc mang bản sắc riêng: Chuyên nghiệp, thân thiện, hoà đồng, lành mạnh,

- Đối với chính sách của Nhà nước, với địa phương kiến nghị:

được phê duyệt, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được phê duyệt để tăng đầu vào cho thị trường sơ cấp;

 Cải cách hơn nữa các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tư thủy điện đặc biệt là thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với các nhà đầu tư;

 Sớm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về thị trường điện đảm bảo đồng bộ, thống nhất, xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý;

Để hình thành tập đoàn về năng lượng trong tương lai gần, Công ty cần nắm bắt những cơ hội, những thuận lợi và lợi thế của mình để phát huy sức mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Đưa Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng sự kỳ vọng và mong mỏi của các Cổ đông đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ (2012), Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2009, 2010, 2011, Hà Nội.

2. Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ (2011), Tài liệu thiết kế các dự án thủy điện, Hà Nội.

3. Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ (2011), Điều lệ hoạt động và chiến lược kinh doanh, Hà Nội.

4. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (2002), Quyết định số 50/2002/QĐ-BCN ngày 25/11/2002 về quản lý đầu tư xây dựng các dự án thủy điện độc lập, Hà Nội.

5. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (2006), Quyết định số 30/2006/QĐ-BCN ngày 31/08/2006 về quản lý đầu tư xây dựng các dự án thủy điện độc lập, Hà Nội.

6. Nguyễn Bá Uân (2010), Bài giảng Quản lý dự án, Hà Nội.

7. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam (2004), Luật điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004, Hà Nội.

8.Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011 về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII), Hà nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy lợi độc lập (IPP) theo hình thức BOO của công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)