Các giải pháp mang tính chiến thuật, cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy lợi độc lập (IPP) theo hình thức BOO của công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ (Trang 75)

2 .3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư thủy điện của

3.2.2.2.Các giải pháp mang tính chiến thuật, cụ thể

3.2.2.2.1 Giải pháp về nhân lực:

nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng nếu thiếu lực lượng lao động thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh. Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu chỉ chú trọng tới phát triển nhân lực mà không gắn kết nó với những nguyên tắc và mục tiêu chung của doanh nghiệp thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích. Vì vậy, việc kết hợp hài hoà giữa phát triển nguồn nhân lực và mục tiêu chung của doanh nghiệp là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần chú ý tới.

SVE JSC luôn chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực, luôn coi con người là yếu tố quyết định của mọi thành công. Nghị quyết của Hội đồng quản trị Công ty đã nêu rõ: "Xây dựng và phát triển nguồn lực con người SVE JSC mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ cao, có năng lực quản lý, có năng lực tư duy sáng tạo, có khả năng phân tích và tổng hợp vấn đề, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao". Chính sách phát triển nguồn lực SVE JSC trong thời gian tới bao gồm:

a1. Chính sách tuyển dụng:

− Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng lực vào làm việc cho Công ty, đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tùy theo từng vị trí cụ thể mà Công ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các chức danh đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: có trình độ chuyên môn cơ bản, có ý thức phát triển nghề nghiệp và có tính kỷ luật cao.

− Cán bộ quản lý phải tốt nghiệp đại học và trên đại học chuyên ngành, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu thích công việc, chủ động trong công việc, có ý tưởng sáng tạo, có năng lực tổ chức, quản lý, lãnh đạo nhóm. Hiện nay ở các vị trí quản lý đã có các vị trí Phó Tổng Giám đốc và Trưởng Phòng đạt trình độ Thạc sỹ, trong thời gian tới SVE JSC cũng cần nâng yêu cầu trình độ tại

các vị trí quản lý khác như các vị trí Phó phòng cũng đòi hỏi phải đạt trình độ Thạc sỹ.

a2. Chính sách đào tạo:

− Củng cố bộ máy nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao. Thành lập các hội đồng cố vấn cao cấp gồm các chuyên gia kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: Năng lượng, thủy điện, đầu tư, tài chính, pháp lý…và không ngừng nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp.

− Tổ chức các chương trình huấn luyện và đào tạo Cán bộ công nhân viên có mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển từng thời kỳ và chiến lược phát triển dài hạn của Công ty. Đào tạo nhân viên theo từng cấp độ phù hợp với lộ trình phát triển của nhân viên. Hiện nay các vị trí cán bộ kỹ thuật tại các Ban Quản lý dự án Sông Quang đã được SVE JSC cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ như giám sát, chi huy thi công đây là điều hết sức càn thiết cho việc quản lý các dự án trong giai đoạn thi công của công ty.

− Đưa các cán bộ công nhân viên có năng lực đi đào tạo nghiệp vụ và chuyên môn tại các nước có trình độ quản lý, điều hành tiên tiến và hiện đại để đưa vào quy hoạch tạo một lớp cán bộ kế cận đáp ứng được tình hình mới, như ở dự án Mường Hum Công ty đã 05 cán bộ sang đào tạo nghiệp vụ tại Trung Quốc để vận hành nhà máy, hiện nay các cán bộ đã làm chủ được trình độ khoa học kỹ thuật và vận hành tốt nhà máy.

− Khuyến khích, tạo điều kiện cho Cán bộ công nhân viên tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay theo thống kê tại SVE JSC, qua sự tạo điều kiện giúp đỡ của công ty đã có trên 10 cán bộ tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình qua việc thực hiện học liên thông từ trung cấp lên cao đẳng rồi đại học. Những cán bộ này với kinh nghiệm qua thời gian làm việc tại SVE JSC và trình độ được nâng cao đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của công ty.

− Công ty có chính sách lương, thưởng đặc biệt đối với các nhân viên giỏi và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan, một mặt để giữ chân nhân viên lâu dài, mặt khác để “chiêu hiền đãi sĩ”, thu hút nhân lực giỏi từ nhiều nguồn khác nhau về làm việc cho Công ty. Trong thời gian qua, sau khi nhà máy Mường Hum đi vào vận hành và đem lại doanh thu cho công ty, SVE JSC đã thực hiện việc tăng lương cho toàn bộ nhân viên của công ty với mức lương trung bình hiện nay là 6,5 triệu đồng, điều này đã tạo tâm lý yên tâm gắn bó đóng góp cho công ty, đây là chính sách hợp lý và đúng đắn của công ty trong bối cảnh lạm phát tăng cao gây khó khăn cho cuộc sông người lao động.

− Đảm bảo công bằng, công khai, chính sách lương, thưởng gắn với hiệu quả và chất lượng làm việc nhằm tạo động lực để Cán bộ công nhân viên sáng tạo trong công việc. Khuyến khích các thành viên làm việc tốt, chất lượng cao, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo tinh thần thi đua của mọi người, không bình quân chủ nghĩa. Hiện nay tại SVE JSC mới chỉ thực hiện được chính sách lương thưởng gắn với hiệu quả công việc một cách tương đối qua việc bình bầu nhận xét vào cuối mỗi năm. Trong thời gian tời SVE JSC cần vận dụng quy chế bình xét lương thưởng đảm bảo chính xác hiệu quả qua việc thực hiện tốt quy chế khen thưởng, thực hiện chế độ đánh giá theo từng tháng và quý một cách công bằng, công khai.

− Nhằm khuyến khích động viên sự gia tăng hiệu quả đóng góp, ngoài các quyền lợi được quy định bởi Luật Lao động, Cán bộ công nhân viên trong Công ty còn được hưởng một số quyền lợi khác như được ưu tiên mua cổ phiếu và trái phiếu của Công ty. Mức độ ưu đãi tùy thuộc vào mức độ đóng góp của bản thân người lao động cho Công ty và do Đại hội cổ đông quy định. Công ty thực hiện chính sách ưu đãi cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên dưới hai hình thức: thưởng cổ phiếu và bán cổ phiếu với giá ưu đãi so với giá thị trường.

a4. Chính sách phúc lợi:

− Mặc dù là một doanh nghiệp mới thành lập nhưng Công ty rất quan tâm đến hoạt động đoàn thể, chú trọng đến quyền lợi cũng như đời sống tinh thần của toàn thể nhân viên. Hàng năm Công ty tổ chức cho cán bộ nhân viên đi tham quan nghỉ mát, thực hiện các chế độ thăm hỏi đối với nhân viên ốm đau, thai sản, tặng quà cho Cán bộ công nhân viên nhân dịp sinh nhật, kết hôn, tổ chức Ngày hội cho con em cán bộ nhân viên nhân dịp 1-6, Trung thu… Công ty đã thành lập Công đoàn cơ sở với 80 đoàn viên nhằm quan tâm hơn nữa đến quyền lợi hợp pháp của Cán bộ công nhân viên. Từ khi thành lập đến nay, Công đoàn đã tổ chức nhiều các hoạt động bổ ích như Hội diễn văn nghệ, chào mừng 20/10, giải bóng đá …Trong những năm tói SVE JSC cần tiếp tục thực hiện và thực hiện tốt hon chính sách phúc lợi. Từ đó, tạo cho cán bộ công nhân viên gắn bó với Công ty coi Công ty như là “ngôi nhà” thứ hai của mình.

3.2.2.2.2 Giải pháp về huy động vốn:

Vốn - yếu tố sản xuất cơ bản không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất kinh doanh và đồng thời vốn cũng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh nói riêng. Vốn phải được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các nguồn lực kinh tế khi được đưa vào chu chuyển. Nó không chỉ bao gồm tiền tệ, máy móc, vật tư, lao động, tài nguyên thiên nhiên,.. mà còn bao gồm giá trị của những tài sản vô hình như vị trí và khả năng sinh lợi của đất đai, các thành tựu khoa học và công nghệ, bản quyền kinh doanh, các phát minh sáng chế... Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hóa, đều có chủ sở hữu đích thực. Người sở hữu vốn chỉ bán quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định. Chính nhờ sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đã làm cho vốn có thể được huy động cho đầu tư. Quan niệm đúng đắn về vốn đầu tư có ý nghĩa rất lớn, nó giúp cho chúng ta nhận biết những đặc điểm, vai trò của mỗi loại vốn, từ

đó có các phương thức khai thác thích hợp để có thể huy động tối đa các loại vốn đó và phân bố, sử dụng chúng vào các lĩnh vực khác nhau một cách hợp lý, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

Vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn tiết kiệm trong và ngoài nước, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguồn vốn vô hình. Tất cả các nguồn vốn này đều được huy động để đầu tư cho nền kinh tế và có vai trò hết sức quan trọng nên cần được quan tâm khi xây dựng chính sách huy động vốn của quốc gia. Từ các nguồn hình thành trên, huy động vốn trong nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: Đối tượng huy động, hình thức huy động, môi trường pháp lý, môi trường đầu tư, năng lực và trình độ quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển của các chủ đầu tư.

Ở đây tác giả chỉ đề cập đến trong một phạm vi hẹp là vấn đề vốn trong một doanh nghiệp. Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, vấn đề về vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp luôn là vấn đề nan giải. Dù là một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh đến đâu đi chăng nữa nhưng khi đã tiến hành thực hiện đầu tư vào những dự án lớn có hiệu quả cao thì cũng cần phải huy động vốn. Hiếm có doanh nghiệp nào mà không thể không cần đến việc huy động vốn để đầu tư cho dự án. Vì vậy, vấn đề về vốn là một vấn đề không đơn giản đối với bất cứ một doanh nghiệp nào.

Mối quan hệ giữa thị điện và thị trường vốn, tiền tệ có quan hệ mật thiết và hữu cơ với nhau. Các thị trường này luôn luôn có sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau. Tìm hiểu kỹ hơn về sự liên thông giữa các thị trường rất quan trọng ở Việt Nam là năng lượng, vốn và tiền tệ là một việc hết sức cần thiết, sẽ tạo ra những nhận thức có ích cho công việc lập chính sách kinh tế vĩ mô (nguồn lực nào, ảnh hưởng ra sao tới việc làm, tăng trưởng, lạm phát...) và vi mô (cơ chế nào thúc đẩy giao dịch, hạn chế rủi ro, và tạo sự công bằng...).

Không nằm ngoài vấn đề chung đó, khi thực hiện đầu tư các dự án của mình, SVE JSC cũng cần huy động một lượng vốn rất lớn để thực hiện đầu tư.

Công ty luôn tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau để đáp ứng được yêu cầu về vốn đầu tư cho các dự án, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Hiện nay, Công ty đang áp dụng các hình thức huy động vốn sau:

− Từ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng khác;

− Kêu gọi hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết.

b1. Huy động vốn từ các Ngân hàng và các tổ chức Tín dụng:

Hiện nay, kênh huy động vốn của các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh thủy điện chủ yếu là từ Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để tiếp cận với nguồn vốn này là điều không đơn giản, bởi: Nguồn vốn để cung cấp cho các dự án thủy điện thường là nguồn vốn trung và dài hạn nhưng nguồn vốn trung và dài hạn của các Ngân hàng là rất hạn chế. Mặt khác, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và Ngân hàng thường bị chi phối bởi các chính sách tín dụng của Nhà nước về việc cho vay để đầu tư thủy điện. Vì vậy, việc thiết lập mối quan hệ chiến lược giữa Doanh nghiệp với các Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng để duy trì khả năng cung cấp vốn là xu thế chung trong thời kỳ hội nhập. Từ các mối quan hệ này các đối tác sẽ khai thác được tối đa lợi ích của nhau.

Trong xu thế chung đó, ngày 13/6/2007 Công ty Cổ phần phát triển Năng lượng Sơn Vũ và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) đã ký kết thoả thuận hợp tác đồng hành. Bằng thoả thuận này, Habubank và SVE JSC sẽ là đối tác đồng hành của nhau, đảm bảo hợp tác lâu dài, bền vững thông qua sự hỗ trợ chặt chẽ nhằm phát huy thế mạnh và tiềm lực của mỗi bên. Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) là một trong các ngân hàng thương mại tư nhân lớn ở Việt Nam có hơn 20 năm phát triển . Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) sẽ là Ngân hàng chính cung cấp các dịch vụ ngân hàng, phi ngân hàng với các cơ chế chính sách, lãi suất, phí dịch vụ hợp lý phục vụ cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của SVE JSC. SVE JSC sẽ là khách hàng ưu tiên của ngân hàng, hướng tới hình thành một liên minh tập đoàn kinh tế lớn đáp ứng cho sự phát triển đa năng của cả hai bên.

Bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến lược với Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank), Công ty còn thiết lập mối quan hệ tín dụng với các Ngân hàng như Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Techcombank Ngân hàng Phát triển Việt Nam( VDB) và các Tổ chức tín dụng khác như Tổng Công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) để khai thác thêm nguồn vốn huy động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay và trong tương lai ngoài những thành quả và các mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng như trên, SVE JSC cần phải tìm kiếm và phát triển mối quan hệ với các đối tác khác để tăng khả năng đáp ứng nguồn vốn để đầu tư cho các dự án của mình.

b2. Kêu gọi hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết:

Trong thời kỳ hội nhập, việc hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết đầu tư là một xu thế tất yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh, chia sẻ những cơ hội và lợi ích với nhau, cùng hợp tác thành công, đem đến sức mạnh tổng hợp cho các đối tác.

Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ cũng vậy, để đầu tư vào các dự án thủy điện của mình cần phải có tiềm lực tài chính mạnh và sức mạnh tổng hợp khác, mặt khác do đặc điểm các dự án thủy điện có hạng mục đường dây truyền tải điện với kinh phí khá lớn Công ty đã và đang hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với các đối tác có chung tuyến đường dây tải điện đảm bảo quy hoạch chung của ngành điện cũng như bổ xung nguồn lực tài chính cho dự án, các đối tác của SVE JSC đã hợp tác như:

− Công ty Cổ phần thủy điện Miền Bắc 2 (NEDI2 - VINACONEX) và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (INTRACOM), theo đó SVE JSC sẽ cùng các đối tác để đầu tư xây dựng chung tuyến đường dây 110KV đấu nối từ các nhà máy thủy điện ra Trạm Cắt Lào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy lợi độc lập (IPP) theo hình thức BOO của công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ (Trang 75)