Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy lợi độc lập (IPP) theo hình thức BOO của công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ (Trang 67)

2 .3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư thủy điện của

2.4.Kết luận chương 2

Bằng các số liệu cụ thể, thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp lý thuyết với thực tế, chương 2 luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng hoạt động đầu tư kinh doanh các dự án thủy điện độc lập của Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ trong thời gian vừa qua. Việc phân tích thực trạng được tiếp cận từ những đánh giá tổng quan về các hoạt động đầu tư kinh doanh điện. Để làm rõ hơn thực trạng, luận văn đã phân tích bối cảnh của ngành điện Việt Nam . Những nội dung chủ yếu trong chương 2 của luận văn bao gồm:

− Đánh giá tổng quan ngành điện thị nước ta trong giai đoạn hiện nay.

− Phân tích và đánh giá toàn diện hiện trặng đầu tư kinh doanh bán điện của Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ trong thời gian qua.

− Đưa ra các yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh điện của Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ trong thời gian tới

Những phân tích, đánh giá thực trạng và cùng với các yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ là cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm mục đích kinh doanh điện của Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG

LƯỢNG SƠN VŨ

3.1. Chiến lược đầu tư của Công ty Cổ phần PTNL Sơn Vũ từ nay đến 2020 3.1.1. Mục tiêu của chiến lược

- Đảm bảo 100% các sản phẩm do Công ty đầu tư sản xuất; quản lý kinh doanh đạt chất lượng tốt nhất và cung ứng đúng tiến độ đã cam kết.

- Cố gắng giải quyết triệt để, toàn diện, kịp thời tất cả các nhu cầu của Đối tác, khách hàng, đồng nghiệp trong vòng 7-10 ngày, kể từ khi nhận được thông tin, yêu cầu/hoặc những thắc mắc, phản ánh, kiến nghị...

- Thường xuyên mở rở rộng thị trường, tầm nhìn, hợp tác với tất cả Đồng nghiệp, Đối tác đầu tư, sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước.

- Không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức trong quá trình Đầu tư, quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh; phấn đấu chuẩn hoá công tác quản lý bằng chứng chỉ ISO-9001 vào năm 2015.

3.1.2. Các thuận lợi và khó khăn tác động đến chiến lược đầu tư

Tuy mới đi vào hoạt động không lâu nhưng SVE JSC đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh doanh. Là một Công ty non trẻ và là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh đầu tư xây dựng và kinh doanh bán điện nhưng Công ty đã gặt hái được một số thành công đáng ghi nhận. Để đạt được kết quả đó Công ty đã trải qua những thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh của mình. Những thuận lợi và khó khăn đó có thể kể đến như:

3.1.2.1. Thuận lợi:

a. Về tổ chức:

Cơ chế quản lý theo mô hình của công ty mẹ – con, cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, nâng cao được vai trò và trách nhiệm của các cán bộ lãnh đạo cũng như các phòng ban chức năng và đến từng cán bộ công nhân viên;

b. Về nhân sự:

Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên cơ bản có trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng tư duy nhạy bén phù hợp với sự vận hành theo cơ chế thị trường;

c. Về uy tín:

− Tuy SVE JSC mới được thành lập nhưng uy tín để lại trong các đối tác là rất tốt

− Uy tín SVE JSC ngày càng được khẳng định và sẽ là thương hiệu mạnh trong tương lai gần.

d. Về tài chính:

− SVE JSC có tiềm lực tài chính tốt, có các mối quan hệ đối tác chiến lược với các Ngân hàng (Ngân hàng Thương mại và cổ phần Nhà Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam...). Từ hoạt động kinh doanh có hiệu quả đã mang lại những uy tín với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng;

− SVE JSC có được sự hỗ trợ và liên doanh, liên kết, hợp tác với một số Công ty, tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở cùng hợp tác kinh doanh một số hạng mục của các dự án thủy điện (tuyến đường dây truyền tải điện).

e. Các yếu tố khác:

− Nhu cầu năng lượng đặc biệt là điện năng ngày càng cao;

− Các dự án thủy điện của SVE JSC đều là các dự án có hiệu quả kinh tế và tài chính cao;

− Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng cao và ổn định, thu nhập người dân ngày càng cao, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện nên nhu cầu về sử dụng điện năng ngày càng lớn sẽ là một tiền đề hết sức thuận lợi để SVE JSC ngày càng phát huy được thế mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh.

− Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn mở cửa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam, từ đó dẫn

đến khả năng huy động vốn với các đối tác nước ngoài để đầu tư cho dự án càng cao thông qua việc liên doanh, hợp tác đầu tư; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cơ quan chức năng địa phương, trên cơ sở Công ty luôn không chỉ nghiêm túc tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật, mà còn gương mẫu thực hiện các phong trào, chủ trương do cơ quan chức năng phát động, SVE JSC có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các dự án thủy điện của Công ty.

3.1.2.2. Khó khăn:

− Thị trường điện là thị trường hiện nay vẫn chịu sự tác động nhiều của Nhà nước thông qua sự độc quyền của EVN. Vì vậy, nắm bắt được xu hướng phát triển hay hay các chính sách của nhà nước để có những bước đi phù hợp trong chiến lược kinh doanh là một khó khăn lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đầu tư bán điện nào.

− Đối với hoạt động đầu tư kinh doanh bán điện thì nhu cầu vốn là một nhu cầu thiết yếu nên Công ty cũng cần phải xem xét đến yếu tố vốn khi thực hiện đồng loạt các dự án lớn của Công ty. Các dự án thủy điện của Công ty thường là các dự án lớn. Vì vậy, SVE JSC cần phải có nguồn vốn lớn để đầu tư cho các dự án;

− Để tiến tới hình thành Tập đoàn năng lượng, SVE JSC cũng phải đối mặt với nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng được việc điều hành và quản trị Công ty theo mô hình mới;

− Lực lượng lao động của Công ty tuy có trình độ chuyên môn cao nhưng với tốc độ phát triển mạnh của Công ty như hiện nay thì Công ty cần phải có chế độ tuyển dụng, đào tạo thêm để đảm bảo tốt nhất cho nhu cầu tăng trưởng.

− Hệ thống luật pháp trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bán điện đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên có thể có một số thử thách đặt ra đối với hoạt động của Công ty.

− Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp cũng là một trở lực đối với việc triển khai các dự án bất động sản của Công ty.

− Do tính chất và đặc điểm các dự án thủy điện thường được xây dựng tại vùng sâu vùng xa, nơi có điều hiện kinh tế xã hội khó khăn, nằm rải rác ở các tỉnh gây khó khăn cho công tác quản lý như đòi hỏi nhiều cán bộ quản lý, chi phí quản lý tăng.

3.2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty Cổ phần PTNL Sơn Vũ PTNL Sơn Vũ

3.2.1. Các nhóm giải pháp thực hiện:

3.2.1.1 Nhóm giải pháp mang tính chiến lược:

Nhóm giải pháp mang tính chiến lược bao gồm:

- Giải pháp làm tăng chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

- Giải pháp làm tăng chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

3.2.1.2.Nhóm giải pháp mang tính chiến thuật, cụ thể:

Nhóm giải pháp mang tính chiến thuật, cụ thể bao gồm: - Giải pháp về nhân lực;

- Giải pháp huy động vốn;

- Giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện cũng như tăng chất lượng đầu tư các dự án.

3.2.2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty

3.2.2.1. Các giải pháp mang tính chiến lược

3.2.2.1.1 Giải pháp làm tăng chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án

Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án là yếu tố quyết định mà SVE JSC cũng như các nhà đầu tư khác có quyết định đầu tư vào dự án ấy không và cũng là tiêu chí để lựa chọn giữa các phương án đầu tư khác nhau. Phân tích tài chính sẽ giúp nhà đầu tư thấy được hiệu quả của dự án thông qua việc so sánh giữa mọi nguồn thu của dự án với tổng chi phí hợp lý của dự án. Qua nghiên cứu các chỉ

tiêu tài chính Luận văn đưa ra giải pháp làm tăng hiệu quả dự án thông qua hai nhóm chỉ tiêu này.

a) Các chỉ tiêu tĩnh (tính toán cho một năm), gồm:

Gỉam chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm CRdR: ở đây là chi phí để sản xuất ra một đơn vị điện năng ( kWh), công thức của CRdRnhư sau:

CRdR= 1/N(V.i/2 + CRnR)

Trong đó: N – sản lượng điện hàng năm (kWh) V - vốn đầu tư

i - suất chiết khấu

CRnR – chi phí sản xuất hàng năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào công thức tính toán trên ta thấy để giảm chỉ tiêu CRdR, SVE JSC phải thực hiện các biện pháp là giảm vốn đầu tư, giảm chi phí sản xuất bằng cách:

+ Lựa chọn dự án thuỷ điện có vị trí thuận lợi, chi phí đền bù thấp, thuận tiện giao thông và cấp điện, đường dây đến vị trí đấu nối ngắn. + Lựa chọn phương án xây dựng dự án cũng như thiết bị hợp lý, cân đối giữa hai yếu tố chi phí giá thành và hiệu suất từ việc sử dụng thiết bị máy móc có suất sứ Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu và các nước khác. + Quản lý chi phí đầu tư một cách hiệu quả qua việc lựa chọn nhà thầu có giá thành thấp, sử dụng nguồn vốn vay có lãi suất thấp, cắt giảm chi phí quản lý...

+ Giảm chí sản xuất bằng cách tinh giảm bộ máy sản xuất, có kế hoạch bảo dưỡng máy móc thưòng xuyên để tránh sửa chữa lớn.

Tăng chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm LRdR: ở đây là tăng chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một đơn vị sản lưọng điện ( kWh) công thức của L Rd Rnhư sau:

Trong đó: GRdR là giá bán cho một đơn vị sản lượng điện kWh, như vậy ngoài các biện pháp giảm chỉ tiêu CRd Rnhư trên ta phải làm tăng GRdR (giá bán lên việc tăng giá bán điện trung bình chỉ được thực hiện bằng cách vận hành nhà máy một cách tối ưu (lựa chọn giờ chạy máy linh động giữa giờ cao điểm, thấp điểm, trung bình trên cơ sở lượng nước đến hồ và công suất máy phát)

Tăng chỉ tiêu mức doanh thu của một đồng vốn đầu tư (D): căn cứ vào công thức tính D như sau:

D = L/VRo Rtrong đó: L là lợi nhuận của một năm hoạt động của dự án thuỷ điện, V R0 Rlà vốn đầu tư ban đầu.

Để tăng chỉ tiêu này SVE JSC phải tăng lợi nhuận cho dự án và giảm vốn đầu tư cho dự án. Viẹc giảm vốn đầu tư đã đuợc trình bày ở trên còn việc tăng lợi nhuận L thì SVE JSC phải tăng doanh thu (vận hành nhà máy tối ưu ) và giảm chi phí sản xuất (đã trình bày ở trên).

Như vậy để tăng hiệu quả đầu tư các dự án thông qua các chỉ tiêu hiệu quả tĩnh của dự án SVE JSC phải áp dụng đồng thời các biện pháp như trên.

b) Các chỉ tiêu động (tính toán cho cả đời dự án có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế theo thời gian) gồm:

Tăng giá trị hiện tại thuần (NPV): NPV có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại.

NPV được tính theo công thức sau:

Trong đó:

* t - thời gian tính dòng tiền

* r - tỉ lệ chiết khấu

* Ct - dòng tiền thuần tại thời gian t * C0 - chi phí ban đầu để thực hiện dự án

Nếu NPV dương thì dự án đáng giá. Thông thường NPV không chỉ được coi là chỉ số mà còn được xem là phương pháp tốt nhất để đánh giá khả năng sinh lời của phương án hay dự án vì ý nghĩa nôm na của nó cho biết mức lãi ròng của dự án sau khi đã thu hồi vốn đầu tư ban đầu và trang trải tất cả chi phí (bao gồm cả lạm phát).

Căn cứ vào công thức trên để tăng chỉ số NPV thì SVE JSC phải thực hiện các biện pháp bằng cách: Giảm chi phí đầu tư ban đầu, tăng doanh thu của dự án, sử dụng nguồn vốn có lãi suất thấp và phù hợp với dự án về thời gian trả nợ, cơ cấu nguồn vốn.

- Tăng suất thu lợi nội tại (IRR): IRR có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản thân dự án, IRR là nghiệm của phương trình NPV=0. Ý nghĩa cốt lõi của IRR là cho nhà đầu tư biết được chi phí sử dụng vốn cao nhất có thể chấp nhận được. Nếu lãi suất vay vốn vượt quá IRR thì dự án kém hiệu quả. IRR càng cao có nghĩa là suất sinh lợi của dự án càng cao, tạo cơ hội cho dự án càng có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn có lãi suất cao khác nhau. Để tăng chỉ tiêu IRR thì SVE JSC cần thực hiện các biện pháp như với chỉ tiêu NPV

- Tăng tỷ số thu chi (B/C): Thể hiện tỷ lệ giữa lợi ích và chi phí theo thời gian của dự án, tỷ số này phải đảm bảo >1. Để tăng chỉ tiêu này SVE JSC cũng phải thực hiện các biện pháp giảm chi phí đầu tư ban đầu, tăng doanh thu bán điện và đồng thời giảm chi phí sản xuất tại các nhà máy.

Như vậy để dự án tăng tính hiệu quả qua 3 chỉ tiêu tài chính đã kể trên, SVE JSC cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp về giảm chi phí và tăng nguồn thu cho dự án.

3.2.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án:

Tuy các chỉ tiêu này không đóng vai trò quyết định đối với quyết định đầu tư của SVE JSC cũng như các chủ đầu tư tư nhân khác. Nhưng những chỉ tiêu này cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của dự án qua việc đảm bảo được sự thẩm định và đồng thuận của các quan quản lý nhà nước đối với nhũng dự án qua đó làm đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án. Để tăng hiệu quả kinh tế xã hội của dự án ta phải chú trọng đến một số yếu tố sau:

− Các khoản thuế đóng góp cho nhà nước của dự án: Đối với những dự án thủy điện SVE JSC phải nộp thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước , thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp. SVE JSC phải chấp hành và nộp đầy đủ những khoản thuế này qua đó sẽ được sự đồng thuận và ủng hộ từ chính quyền sở tại .

− Các dự án thủy điện của SVE JSC phải luôn ưu tiên sủ dụng nguồn lao động tại địa phương xây dựng dự án. Điều này đã được SVE JSC thực hiện khá tốt qua việc tuyển chọn những người có hộ khẩu tại hai địa phương là Bát Xát- Lào Cai và Quế Phong- Nghệ An nơi xây dựng hai dự án thủy điện Mường Hum và Sông Quang để đi đào tạo công nhân vận hành dài hạn tại Trường Cao đẳng nghề Phú Châu - Hà Nội, và những công nhân này đã đang tham gia vào công việc vận hành dự án Mường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy lợi độc lập (IPP) theo hình thức BOO của công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ (Trang 67)