0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tương quan về tác dụng của thuốc

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU VÀ TIÊU FIBRIN (Trang 67 -67 )

6. NHẬN ĐỊNH TổNG QUÁT VÀ BÀN LUẬN

6.3.2. Tương quan về tác dụng của thuốc

Do tăng đông máu và tăng lipid máu có mối tương quan về bệnh sinh trong bệnh vữa xơ động mạch, qua thực tế điều trị người ta nhận thấy rằng một số thuốc có cả hai tác dụng chống đông máu và hạ lipid máụ Hai tác dụng này có thể là hai

tác dụng độc lập, nhưng cũng có thể nhưng cũng có thể do mối quan hệ tương hỗ trong cơ chế bệnh sinh mà qua quá trình điều trị lâu dài dẫn tới tác dụng kiạ

Mặc dù chưa có tài liệu nào hệ thống hoá mối quan hệ giữa thuốc hạ lipid máu và thuốc CĐM, nhưng sự liên quan giữa hai tác dụng này đã được đề cập tới trong một số tài liệụ

• Heparin: ngoài tác dụng CĐM còn có tác dụng hạ lipoprotein máu, đặc biệt là triglycerid [3].

• Cilostazol: ngoài tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, cilostazol cũng được chứng minh làm tăng HDL - c, làm giảm triglycerid [69].

• Statin: ngoài tác dụng làm giảm Choi còn có tác dụng chống đông theo cơ chế:

+ Làm giảm sản xuất thromboxan A2, làm thay đổi mức Choi ở màng tiểu cầu và màng hồng cầu, nên làm giảm khả năng tạo huyết khốị

+ Làm giảm kết dính tiểu cầụ

+ Làm giảm fibrinogen, giảm độ dính của huyết tương.

• Các fibrat: ngoài tác dụng chính là giảm triglycerid máu còn làm giảm kết tập tiểu cầu, giảm fibrinogen, do đó các fibrat có tác dụng chống đông máu [15].

• Acid nicotinic: làm giảm fibrinogen huyết tương.

• TS. Nguyễn Văn Đồng và cộng sự (Đại học Dược Hà Nội) đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khảo sát các vị thuốc thuộc nhóm hoạt huyết. Các thử nghiệm cho thấy hầu hết các vị thuốc có tác dụng chống đông máu thường có cả tác dụng hạ lipid và ngược lại, ví dụ: đan sâm, xuyên khung, hồng hoạ..

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU VÀ TIÊU FIBRIN (Trang 67 -67 )

×