5. ĐÔNG DƯỢC CHỐNG ĐÔNG MÁU VÀ TIÊU FIBRIN
5.1. Một số vị thuốc có tác dụng chống đông máu và tiêu fibrin
5.1.1 Xuyên khung [40], [25].
- Xuyên khung là thân rễ phơi khô của cây xuyên khung (Ligusticum wallichii Apiaceae).
- Theo YHCT: xuyên khung có tác dụng lưu thông khí huyết, trừ phong giảm đau [7]
- Theo các thử nghiệm tại Việt Nam và Trung Quốc, xuyên khung có tác dụng CĐM và tiêu fibrin trên cả invivo và invitrọ Chất tetramethylpyrazin phân lập từ xuyên khung không những có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu gây bởi adenosin diphosphat, mà còn làm tách rời tiểu cầu đã kết tập. về mặt lâm sàng, nó có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tắc mạch não như nghẽn mạch nãọ Hiện nay tetramethylpyrazin đang được sản xuất ở quy mô lớn bằng phương pháp tổng hợp.
Ngoài ra xuyên khung còn có tác dụng làm giảm cholesteorol máu, giảm tỷ số Ị3/a và lipid toàn phần, giãn mạch, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, ở não, làm giảm phù nãọ
5.1.2 Đào nhân [40], [25].
- Đào nhân là hạt quả cây đào (Prunus persica Rosaceae).
- Theo kết quả của một số nghiên cứu, đào nhân có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu, ức chế sự đông máu, làm tăng AMPv trong tiểu cầu do đó ức chế sự ngưng tập tiểu cầu; có tác dụng co tử cung, cầm máu đối với sản phụ sinh con sọ Ngoài ra đào nhân còn có tác dụng nhuận tràng, kháng viêm, giảm ho, chống dị ứng. Chính vì tác dụng khá mạnh trên hệ đông máu nên đào nhân là thành phần trong nhiều bài thuốc đã được chứng minh có tác dụng CĐM.
5.1.3 Đương quy
- Đương quy là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây đương quy (Angelica sinensis Apiaceae- Đương quy Trung Quốc).
- Theo YHCT: đương quy có công năng bổ huyết, bổ ngũ tạng, hoạt huyết giải uất kết, hoạt tràng thông tiện, giải độc [7].
- Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
+ Đương quy TQ có tác dụng ức chế QTOM nội mạch do ức chế sự hoạt hoá các yếu tố đông máu, làm cho thòi gian Howell, thòi gian cephalin-kaolin kéo dàị Dịch chiết nước đương quy Trung Quốc có tác dụng ức chế rõ sự ngưng tập tiểu cầu ở chuột bạch được gây ra bởi ADP. Điều này giải thích được hiệu quả của đương quy trung quốc trong điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, về cơ chế ngưng tập tiểu cầu có thể do đương quy Trung Quốc sự chế sự tổng họfp thromboxan A2 [28].
+ Ngoài ra đương quy di thực Nhật Bản (Angelica acutiloba Apiaceae) cũng có tác dụng trên hệ đông máụ Cao nước và cao cồn của đương quy di thực Nhật Bản có tác dụng ức chế mạnh hệ đông máu nội sinh, ngoại sinh, sự hình thành thrombin, ức chế mạnh sự ngưng tập tiểu cầụ Các acid nhân thơm phân lập từ rễ đương quy di thực Nhật Bản có tác dụng ức chế sự chuyển hoá fibrinogen thành fibrin [33], [32].
5.1.4 Hồng hoa
- Hồng hoa là hoa phơi hay sấy khô của cây hồng hoa (Carthamus tinctorius Asteraceae).
- Theo YHCT: hồng hoa có công năng hoạt huyết, khử ứ thông kinh [7],
- Hồng hoa có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, bảo vệ nhồi máu cơ tim trên mô hình gây thắt động mạch vành của chó; tăng co bóp tử cung, hạ huyết áp. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh nguyên lý điều trị của YHCT Trung Quốc sử dụng hồng hoa để tăng cường tuần hoàn máu và chữa các chứng ứ máu có mối tương quan với các bệnh được chẩn đoán theo tây y như nghẽn mạch não .. .[25], [40].
5 J .5 Nghệ (nghệ vàng)
- Nghệ là thân rễ (khương hoàng) hay rễ củ (uất kim) của cây nghệ (Curcuma longa Zingiberaceae).
Theo YHCT: nghệ có công năng hoạt huyết, phá ứ, hành khí, giảm đau [7]. Nghệ có tác dụng CĐM, kích thích tiết mật, thông mật, giảm cholesterol (Chol) máu, chống viêm [29], [27]. Tác dụng CĐM của nghệ được xác định là do các hoạt chất curcumin I, II, III có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu có thể do ức chế thromboxan A2 [65], Ngoài ra một số loài khác thuộc chi curcuma (như Curcuma trichosantha, Curcuma harmandin) đã được một số tác giả nghiên cứu cho thấy cũng có khả năng CĐM [38].
5.1.6 Đan sâm
- Đan sâm là rễ phơi hay sấy khô của cây đan sâm (Salvia multiorrhiza Lamiaceae).
- Theo YHCT: Đan sâm có công năng hoạt huyết, trừ ứ, thoát mủ, tiêu nhọt [7]. - Tại Trung Quốc, qua các thử nghiệm trên lâm sàng, đan sâm cho thấy có tác dụng tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, làm chậm nhịp tim, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim, CĐM, đồng thời hạ lipid máu, hạ đường huyết, an thần, giãn mạch...Đan sâm được ứng dụng trong các bài thuốc trị bệnh mạch vành, bệnh tắc mạch não rất hiệu quả [25].
- Tại Việt Nam, Nguyễn Văn Đồng và cộng sự ( Đại học Dược) đã tiến hành nhiều thử nghiệm về tác dụng CĐM của dịch chiết, dịch sắc đan sâm trên invivo và invitrọ Kết quả: dịch sắc và dịch chiết đan sâm có tác dụng kéo dài thời gian Howell và giảm thời gian tiêu fibrin trên cả invivo và invitrọ Chứng tỏ đan sâm có tác dụng ức chế các YTĐM và hoạt hoá các yếu tố tiêu fibrin trên huyết tương người và chuột cống. Kết quả này phù hợp với công năng hoạt huyết, trục huyết ứ của đan sâm theo YHCT [16], [19].
5.1.7 ích mẫu [40], [25]
- ích mẫu là dạng thân, cành có nhiều lá, thu hái khi chớm ra hoa, phơi hay sấy khô của cây ích mẫu (Leonurus japonicus Lamiaceae)
- Theo YHCT: ích mẫu có tác dụng hoạt huyết khu ứ, lợi tiểu tiêu phù, thanh nhiệt giải độc.
- Theo kết quả của một số nghiên cứu, ích mẫu có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu do làm tăng AMPv trong tiểu cầu, giảm độ nhớt của máu, tăng hoạt tính của fibrinogen, có tác dụng làm tan huyết khối trong phổi súc vật thực nghiệm.
5.1.8 Tam lăng
- Tam lăng là thân rễ của cây Tam lăng (Spargaium Stoloniferi Bluch-Ham) - Theo YHCT: Tam lăng có công năng phá huyết, khứ ứ, hành khí chỉ thống [7] - Theo kết quả nghiên cứu, Tam lăng có tác dụng CĐM invivo và invitro, cụ thể:
+ Tác dụng invitro (trên huyết tương người bình thường): Tam lăng làm tăng thời gian Quick là 14%, thời gian Howell là 20%, giảm thời gian tiêu fibrin là 18% so vói chứng.
+ Tác dụng in vi vo (trên chuột cống): Tam lăng làm tăng thời gian Quick là 14%, tăng thời gian Howell là 94%, giảm thời gian tiêu fibrin là 32% so với chứng.
Từ các kết quả trên chứng tỏ Tam lăng có tác dụng CĐM ở cả 3 giai đoạn và có tác dụng tiêu fibrin [18]
5.1.9 Các vị thuốc khác:
Hy thiêm [16], bạch thược, bạch truật, huyết giác, hồng mai, tô mộc, bình vôi, tỏi, ngũ vị tử, đỉa [41], mần tưói [17], bạch tật lê [2], mật gấu [1].
5.2 Một số bài thuốc chống đông máu và tiêu fìbrìn
Các bài thuốc CĐM và tiêu fibrin được xây dựng trên cơ sở một số vị có tác dụng chống đông máu, tiêu fibrin và một số vị khác.
5.2.1 Bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang [18]. - Công thức:
Đào nhân 16g Đương quy 12g
Hồng hoa 12g Sinh địa 12g
Xuyên khung 6g Chỉ xác 8g
Xích thược 8g Sài hồ 4g
Ngưu tất 12g Cát cánh 6g
Cam thảo 4g
- Bài thuốc này được dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang (100 g). Đây là một bài thuốc cổ phương được dùng phổ biến và lâu đời trong y dược học cổ truyền để trị các bệnh do khí huyết ứ trệ.
- Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc trên QTĐM và tiêu fibrin dưới dạng thuốc sắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bài thuốc “ Huyết phủ trục ứ thang” có tác dụng chống đông máu và tiêu fibrin trên invivo và invitro:
+ Tác dụng invitro (trên huyết tương ngưòd bình thường): bài thuốc “Huyết phủ trục ứ thang” làm tăng thời gian Quick là 15%, tăng thời gian Howell là 18%, giảm thòi gian tiêu fibrin là 18% so với lô chứng.
+ Tác dụng invivo (trên chuột cống): bài thuốc “Huyết phủ trục ứ thang” làm tăng thời gian Quick là 14%, tăng thời gian Howell là 148%, giảm thời gian tiêu fibrin là 42% so vód lô chứng.
5.2.2 Bài thuốc H3LIM
- Bài thuốc này được TS. Nguyễn Văn Đồng và cộng sự xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu CĐM và hạ lipid máu của từng vị.
- Công thức:
Đan sâm 16g Sơn tra 16g Xuyên khung 8g Hồng hoa 8g Ngưu tất 8g
- Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc trên quá trình đông máu và tiêu fibrin dưới dạng dịch sắc. Kết quả:
+ Kéo dài thời gian Howell invitro trên huyết tương người 23% và invivo trên huyết tương thỏ 24% so với chứng.
+ Kéo dài thời gian Quick invitro trên huyết tương người 11% so với chứng. + Không làm giảm thời gian tiêu fibrin invitro [14].
5.2.3 Bài thuốc hoạt huyết CM2
- Công thức:
Ngưu tất 2 phần ích mẫu 2 phần Đương quy 3 phần Xuyên khung 1 phần Sinh địa 2 phần
- Bài thuốc được xây dựng từ lý luận về thuốc lý huyết của YHCT kết hợp với lý luận về cơ chế bệnh sinh các rối loạn bệnh lý đông máu của y học hiện đại, cùng với thực nghiệm trên hệ đông máu để lựa chọn ra 5 vị thuốc trên. Trên lâm sàng CM2 có tác dụng chống đông máu rải rác nội mạch, lưu thông huyết não, giảm đau trong ung thư. Các tác giả đã đề nghị sử dụng bài thuốc hoạt huyết CM2 thay cho heparin trong dự phòng đông máu rải rác lòng mạch [35], [36].
Bài thuốc được dùng dạng sirô. Liều dùng 100 ml/24 giờ, chia làm 2 lần sau bữa ăn chiều với nước sôi tỷ lệ 1:1.
5.2.4. Bài thuốc Đào hồng tứ vật thang [20] - Công thức:
Đương quy 8g Xuyên khung 8g
Sinh địa 12g Đào nhân 8g
Bạch thược 8g Hồng hoa 8g
- Bài thuốc được xây dựng trên bài “Tứ vật thang”, gia thêm Đào nhân, Hồng hoạ Bài thuốc được dùng dưới dịch sắc để thử invivo và invitro, dịch chiết để thử invitro tác dụng CĐM và tiêu fibrin của bài thuốc. Kết quả cho thấy;
+ Tác dụng invitro (trên huyết tương người):
Tăng thời gian Howell 15% (dịch sắc), 24% (dịch chiết) Giảm thòi gian tiêu fibrin 24% (dịch sắc), 28% (dịch chiết) + Tác dụng invivo (trên chuột cống):
Tăng thời gian Howell 91% Giảm thời gian tiêu fibrin 43%
Ngoài ra bài thuốc còn có tác dụng hạ lipid máụ
5.2.5. Bài thuốc Sinh hoá thang - Công thức:
Đưofng quy 32g Xuyên khung 12g Đào nhân 14hạt Can khương 2g
Cam thảo 2g
- Bài thuốc đã được dùng rộng rãi trong lĩnh vực sản hậu và được tác giả Hoàng Bảo Châu đề cập đến trong Thuốc cổ truyền và ứng dụng lâm sàng [10], Liều dùng: ngày uống 1 thang chia 2 lần
- Kết quả nghiên cứu tác dụng của bài thuốc trên QTOM: Kéo dài thòi gian Howell là 26% (invitro) và 36% (invivo), giảm thòi gian tiêu fibrin là 27% (invitro) và 36% (invivo). Từ kết quả này cho thấy bài thuốc có tác dụng CĐM và tiêu fibrin [19].
5.2.6. Bài thuốc Giáng chi gia vị - Công thức:
Sơn tra 16g Xuyên khung 8g
Thảo quyết minh 16g Cúc hoa 8g
Câu kỷ tử 16g Cát căn 12g
Đan sâm 16g
- Bài thuốc được xây dựng trên cơ sở của bài “Giáng chi ẩm” gồm có; Câu kỷ tử, Hà thủ ô đỏ, Thảo quyết minh, Sơn tra, Đan sâm gia thêm Ngưu tất, Xuyên khung, Cúc hoa, Cát căn nên gọi là bài “ Giáng chỉ gia vị”. Bài thuốc được dùng dưới dạng dịch sắc để thử tác dụng CĐM trên invivo và invitro, kết quả như sau: so với lô chứng, bài thuốc làm tăng thời gian Quick (31-36%), làm tăng thời gian Howell (20-111%), giảm thời gian tiêu fibrin (33-37%). Như vậy, bài thuốc có tác dụng CĐM và hoạt hoá các yếu tố tiêu fibrin trên huyết tương người và chuột cống. Điều này phù hợp với công năng hoạt huyết, phá huyết ứ của một số vị thuốc phối hợp trong bài thuốc như: Đan sâm, Xuyên khung, Ngưu tất [17].
5.2.7 Các bài thuốc khác [9], [24].
Ngoài các bài thuốc trên, một số bài thuốc khác có tác dụng hoạt huyết, khử ứ khá điển hình nhưng tác dụng CĐM vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể:
• Trục ứ thang
- Thành phần: bạch thược (12g), đào nhân (10 hạt), hồng hoa (12g), chỉ xác (12g), đương quy (80g), ngưu tất (12g).
- Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, khử ứ, trị huyết ứ do bị té ngã, đánh đập... • Phục nguyên hoạt huyết thang
- Thành phần: Sài hồ (20g), qua lâu căn (12g), đưofng qui (12g),hồng hoa (8g); cam thảo (8g); xuyên sơn giáp (8g); đại hoàng (4g); đào nhân (12g).
- Bài thuốc được dùng để chữa chấn thương gây tụ huyết. • Đào nhân thừa khí thang
- Thành phần: đào nhân (12g), mang tiêu (8g), cam thảo (6g), đại hoàng (8g), quế chi (6g).
- Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt phá ứ, được ứng dụng để chữa các chứng bế kinh, thống kinh.
• Thanh não trục ứ thang
- Thành phần: bạch thược (12g), đào nhân (lOg), ty qua lạc (12g), cam thảo (3g), hồng hoa (lOg), trúc nhự (12g), câu đằng (15g), sinh địa (15g), xích thược (12g), cúc hoa (12g), thạch quyết minh (15g).
- Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, hoá ứ, thông kinh, chỉ thống, được dùng để trị não bị chấn động để trị xuất huyết dưới màng nhện.
• Hy thiêm chí âm thang
- Thành phần; cam cúc hoa (15g), đưcmg quy (15g), quy bản (lOg), câu kỷ tử (15g), hoàng bá 15g), tri mẫu (20g), hy thiêm thảo (50g), uất kim (15g), địa hoàng (15g), ngưu tất (lOg), xích thược (20g).
- Bài thuốc có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, được dùng để trị mạch máu não bị nghẽn.
• Hoá ứ chỉ thống thang gia giảm
- Thành phần: đan sâm (9g), đưofng quy (lOg), xích thược (9g), đào nhân (9g), hồng hoa (9g), xuyên khung (9g), điền thất (6g).
- Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, hoá ứ, được dùng để trị xuất huyết ở dưới màng nhện (não).
• Cách hạ trục ứ thang
- Thành phần: cam thảo (4g), đương quy (12), ngũ linh chi (12), đan bì (12g), huyền hồ sách (8g), xích thược (8g), đào nhân (4g), hương phụ (4g), xuyên khung (4g).
- Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết khử ứ, được dùng để trị trung tiêu và hạ tiêu có huyết ứ.
Các bài thuốc trên đều có tác dụng hoạt huyết, khử ứ. Trong thành phần của hầu hết các bài đều có chứa những vị thuốc có công năng hoạt huyết điển hình đã được chứng minh là có tác dụng CĐM như: đào nhân, hồng hoa, xuyên khung, đan sâm, hy thiêm...