0
Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN NHẬT BẢN (Trang 61 -61 )

2.6..5.1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn

Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý. tiết kiệm và hiệu quả vừa là yêu cầu. vừa là mục tiêu của nhà quản lý công ty.

Hiệu quả sử dụng vốn của công ty thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất. doanh thu và khả năng sinh lời của vốn. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Sức sản xuất của vốn ngắn hạn (SSX)

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn ngắn hạn luân chuyển trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần được tính bằng công thức sau:

SSX = Doanh thu thuần đ/đ ( 2-27)

Vốn ngắn hạn bình quân

- Sức sinh lợi của vốn ngắn hạn ( SSL)

Nó cho biết 1 đồng vốn luân chuyển trong kỳ đó tạo ra bao nhiờu đồng lợi nhuận.

SSL = Lợi nhuận thuần đ/đ ( 2-28) Vốn ngắn hạn bình quân

- Số vòng luân chuyển của vốn ngắn hạn trong kỳ(KLC)

Nó cho biết số vòng mà vốn ngắn hạn luân chuyển được trong kỳ phân tích. KLC = Doanh thu thuần vòng/năm ( 2-29)

Vốn ngắn hạn bình quân

- Thời gian của một vũng luân chuyển(TLC)

Nó cho biết số ngày mà vốn ngắn hạn luân chuyển được 1 vòng.

TLC = Thời gian kì phân tích Ngày ( 2-30) Số vòng quay trong kì của ngắn hạn

- Hệ số đảm nhiệm ( huy động) vốn ngắn hạn (KĐN)

Nó cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp đó huy động bao nhiêu đồng Vốn ngắn hạn ( càng nhỏ càng tốt).

KĐN = Vốn ngắn hạn bình quân đ/đ ( 2-31) Doanh thu thuần

Vốn ngắn hạn tiết kiệm hay lãng phí tương đối được tính bằng cụng thức sau: Vlưu động tiết kiệm = Doanh thu thuần (TLCpt – TLCg) ( 2-32)

Thời gian kì phân tích Trong đó:

TLCpt là thời gian một vòng luân chuyển kì phân tích (năm 2014) TLCg là thời gian một vòng luân chuyển kì gốc(năm 2013).

Ta sẽ tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn ngắn hạn dựa vào bảng dưới đây:

ST

T Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

So sánh

± %

1 Doanh thu thuần 17.153.767.410 117,82

2 Vốn ngắn hạn bình quân 4.285.085.456 122,33

3 Lợi nhuận thuần 6.496.540.487 259,29

4 Thời gian kì phân tích 360 360 0 100

5 Sức sản xuất của ngắn

hạn (đ/đ) 5,01 4,83 -0,18 96,41

6 Sức sinh lời của vốn ngắnhạn (đ/đ) 0,212 0,45 0,238 212,26 7 Số vòng luân chuyển của vốn ngắn hạn trong kì

(vòng/năm)

5,01 4,83 -0,18 96,41

8 Thời gian của một vòng

luân chuyển (ngày/vòng) 71,8 74,5 2,7 105,15

9 Hệ số đảm nhiệm vốn ngắn hạn(đ/đ) 0,199 0,207 0,008 104,02 Từ bảng trên ta thấy:

Sức sản xuất của vốn ngắn hạn năm 2014 là 4,83 đồng/đồng giảm 0,18 đồng/đồng tương ứng giảm còn 96,41% so với năm 2013. Với 1 đồng vốn ngắn hạn bình quân sẽ tạo ra 4,83 đồng doanh thu. Như vậy, khả năng sử dụng vốn ngắn hạn trong năm 2014 là không tốt bằng năm 2013. Tuy nhiên, sức sinh lời của vốn ngắn hạnlại tăng so với năm 2013. Cụ thể, sức sinh lời của vốn ngắn hạn năm 2014 đạt 0,45 đồng/đồng tăng lên212,26% so với năm 2013. Nguyên nhân mà sức sản xuất giảm còn sức sinh lời tăng là do công ty đã thu được lợi nhuận thuần năm 2013 cao rất nhiều so với năm 2013. Sức sinh lời trong năm 2014 cho thấy 1 đồng vốn ngắn hạntạo ra 0,45 đồng lợi nhuận. Số vòng luân chuyển của vốn ngắn hạn trong năm 2014 là 4,83 vòng/năm, giảm còn 96,41% so với năm 2013. Số vòng luân chuyển của vốn ngắn hạn giảm dẫn tới thời gian một vòng luân chuyển tăng. Trong năm 2014, thời gian một vòng luân chuyển là 74,5 ngày tăng 2,7 ngày so với năm 2013.

Hệ số đảm nhiệm vốn ngắn hạn trong năm 2014 là 0,207 tăng 4,02%. Nó cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần huy động 0,207 đồng vốnngắn hạn. Ta sẽ tính toán xem trong năm 2014 doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vốn ngắn hạn theo công thức.

V

ngắn hạn tiết kiệm

= * ( - )

=

*

( 2,5 – 2,39) = 1.039.427.428 (đ) Do 1.039.427.428đồng > 0 nên trong năm 2014 doanh nghiệp đó sử dụng lãng phí một lượng vốn ngắn hạn tương đối là1.039.427.428 đồng.

cao. Cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả.Tuy nhiên. Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của công ty năm 2014 có giảm sút so với năm 2013 (nhưng không đáng kể ). Do vậy, Công ty cần có những biện pháp hợp lí trong năm 2015 để khai thác tối đa hiệu quả của loại vốn này.

2.6.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Để tiến hành phân tích được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta dùng các chỉ tiêu sau:

- Sức sản xuất của vốn kinh doanh(Ss x)

SSX = Doanh thu thuần đ/đ ( 2-33) Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

VKD bình quân = VKD đầu kì + VKD cuối kì đ/đ ( 2-34) 2

- Suất hao phí (SHP)

SHP = Vốn kinh doanh bình quân đ/đ ( 2-35) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết, để sản xuất ra một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần huy động bao nhiêu đồng vốn kinh doanh.

- Sức sinh lời của vốn kinh doanh (SSL)

SSL = Lợi nhuận thuần đ/đ ( 2-36) Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận thuần doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn kinh doanh.

- Sức sinh lời vốn chủ sở hữu

SSLvcsh = Lợi nhuận thuần đ/đ (2-

37) Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận thuần, doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.25: Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh

T

T Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

So sánh

± %

1 Doanh thu thuần (đồng) 17.153.767.410 117,82

2 Lợi nhuận thuần (đồng) 6.496.540.487 259,29

3 Vốn kinh doanh bình

T

T Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

So sánh ± % 4 Vốn chủ sở hữu (đồng) 10.884.604.237 138,28 5 Sức sản xuất của vốn kinh doanh (đồng/đồng) 1,325 1,387 0,062 104,67 6 Suất hao phí (đồng/đồng) 1,32 0,721 -0,599 54,62 7 Sức sinh lời của vốn kinh

doanh (đồng/đồng) 0,056 0,13 0,074 232,14

8 Sức sinh lời của vốn chủ

sở hữu (đồng/đồng) 0,143 0,269 0,126 188,11

Từ bảng trên ta thấy:

+ Vốn kinh doanh bình quân của Công ty năm 2013 tăng thêm 9.126.769.231đồng, bằng 112,57% so với năm 2013. Sức sản xuất của vốn kinh doanh thời điểm cuối năm 1,387đồng/đồng tăng 0,062 đồng/đồng (tương đương 104,67) so với năm 2013. Điều này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh năm 2014 tạo ra 1,387 đồng doanh thu.

+Suất hao phí của vốn kinh doanh năm 2013 là 1,32đồng/đồng, đến năm 2014giảm còn0,721đồng/đồng, giảm 0,599 đồng, tương ứng với mức 54,62%. Như vậy, trong năm 2014 để tạo ra một đồng doanh thu Công ty phải huy động được 0,721 đồng vốn kinh doanh.

+ Sức sinh lời của vốn kinh doanh trong năm 2014 là 0,13 đồng/đồng, so với năm 2013 là 0,056 đồng/đồng, như vậy năm 2014 sức sinh lời vốn kinh doanh tăng 0,074 đồng/đồng, tương ứng 232,14% so với năm 2013. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2014 là 0,269 đồng/đồng, tăng0,126 đồng/đồng, tương ứng chỉ bằng 188,11% so với năm 2013, (chỉ số sức sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2013 là 0,143 đồng/đồng).

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong năm 2014 của Công ty là hiệu quả. Tất cả các chỉ tiêu tính toán đều tốt.Cho thấy công ty đang sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả, hợp lý.Tuy nhiên, Công ty vẫn cần có những biện pháp để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn kinh doanh hơn nữa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 của công ty cổ phần Sơn Nhật Bản cho thấy:

- Tổng doanh thu của công ty năm 2014 là 113.831.908.581 đồng tăng 17.235.048.760 đồng so với năm 2013, tăng tương ứng 17,84%

- Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2014 là 7.959.121.804 đồng tăng lên so với năm 2013 là 4.147.585.528 đồng

- Tổng tài sản năm 2014 là 81.729.882.999 (đ) tăng 9.126.769.231 (đ) so với năm 2013, mức tăng tương đương 12,57%

- Năm 2014 Công ty có 165 lao động tăng 10 người so với năm 2013, mức tăng tương đương là 6,45 %

- Năng suất lao động tính theo chỉ tiêu hiện vật, và chỉ tiêu giá trị đều tăng lên so với năm 2013.

- Tiền lương bình quân năm 2014 là 6.756.622 (đ) tăng 323.265 (đ) so với năm 2013, mức tăng tương đương 5,02 (%)

- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong năm 2014 cao biểu hiện bằng việc các chỉ tiêu đánh giá đều tốt,Công ty đang sử dụng kinh doanh một cách hợp lý, hiệu quả.

Bên cạnh những mặt tích cực trong sản xuất kinh doanh thì Công ty Cổ phần sơn Nhật Bản còn có một số hạn chế cần khắc phục sau:

- Tại thời điểm cuối năm 2014, nguồn vốn chủ sở hữu là 39.352.132.805 (đ). Tài sản (trừ các khoản phải thu ...) là 61.222.681.160 (đ). Vậy công ty cần vay là 21.870.548.360 (đ), trên thực tế Công ty đã vay 17.769.190.170 (đ), như vậy kể cả khi Công ty đi vay thì Công ty vẫn không đủ vốn để đầu tư, Công ty đã chiếm dụng 4.101.358.190 (đ) bằng các hình thức như : nợ người bán (phải trả người bán, nợ lương công nhân viên…)

- Khả năng sử dụng vốn ngắn hạn năm 2014 không tốt bằng năm 2013 do sức sản xuất của vốn ngắn hạn giảm tuy nhiên các chỉ tiêu còn lại về đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn đều tăng so với năm 2013. Công ty cần có biện pháp sử dụng vốn ngắn hạn hợp lý để đem về doanh thu cao cho Công ty.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN NHẬT BẢN

3.1. Sự cần thiết của công tác hoàn thiện quy chế trả lương của công ty cổ phần sơn Nhật Bản.

3.1.1. Vai trò của quy chế trả lương

- Đối với Nhà nước

Việc ban hành các quy định về quy chế trả lương cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp nói chung và trong các công ty Nhà nước nói riêng nhằm thực hiện chủ trương quản lý thống nhất về tiền lương của Nhà nước.

Việc ban hành các quy định về quản lý tiền lương nói chung và quy chế trả lương nói riêng sẽ thực hiện được vai trò quản lý của Nhà nước về tiền lương, giúp

cho các doanh nghiệp thực hiện tốt nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương, không bị lúng túng trong việc phân phối tiền lương.

Nhà nước đưa ra các quy định về việc hình thành quỹ lương, sử dụng và phân phối quỹ tiền lương, việc ghi sổ lương một cách rõ ràng sẽ là cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách tiền lương và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định để góp phần làm tăng hiệu quả quản lý của Nhà nước.

- Đối với doanh nghiệp

Quy chế trả lương, trả thưởng là công cụ quản lý lao động, quản lý kinh tế. Nó quyết định tới sự thành công của chính sách tiền lương của doanh nghiệp, nó thể hiện vai trò quan trọng của tiền lương đối với chủ doanh nghiệp cũng như đối với người lao động. Sự dung hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện trong việc xây dựng một quy chế trả lương hợp lý. Sự hợp lý của quy chế trả lương được thể hiện trong việc xây dựng đơn giá dựa trên có sở định mức lao động trung bình tiến của doanh nghiệp và các thông số tiền lương do Nhà nước quy định, trong việc lập quỹ lương, quản lý và sử dụng quỹ lương, phân phối tiền lương cho người lao động công bằng. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì quỹ tiền lương phải được lập căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vì tiền lương cũng là một khoản chi phí của doanh nghiệp, để tránh tình trạng chi phí lớn hơn doanh thu.

Mặt khác quy chế trả lương giúp cho doanh nghiệp sử dụng quỹ tiền lương một cách hợp lý, tránh tình trạng quỹ lương thực hiện vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng hoặc dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đối với người lao động

Quy chế trả lương – phân phối tiền lương sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần làm việc và sự cống hiến cho doanh nghiệp của người lao động. Nó có tác dụng duy trì và thu hút lao động giỏi cho doanh nghiệp.Nếu người lao động không được trả lương xứng đáng với giá trị sức lao động đã bỏ ra thì họ sẽ không hài lòng với công việc, năng suất lao động giảm, thậm chí rời bỏ công việc.

Quy chế trả lương, trả thưởng cần được xem trọng, vì nó vừa có ý nghĩa vật chất vừa có ý nghĩa về tinh thần đối với người lao động, ảnh hưởng lớn đến kết quả lao động của người lao động. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt quy chế trả lương sẽ khuyến khích người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, ngày càng gắn bó hơn với tổ chức.

3.1.2. Sự cần thiết của công tác hoàn thiện quy chế trả lương của công ty cổ phần sơn Nhật Bản.

Hiện nay, các doanh nghiệp được phép tự xây dựng quy chế trả lương cho doanh nghiệp của mình dựa trên cơ sở những quy định chung của Pháp luật và sự quản lý của Nhà nước. Trong vấn đề phân phối tiền lương đã xuất hiện những quan điểm, cách làm mới phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường.

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, với sự đòi hỏi của các quy luật khách quan của thị trường như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu… và sự thay đổi trong nhận thức của các chủ doanh nghiệp về vai trò tạo động lực trong sản xuất của tiền lương, quy chế trả lương đã ngày càng được hoàn thiện và đòi hỏi ở mức độ cao hơn: vừa phải tuân theo những quy luật khách quan của thị trường, vừa phải tuân thủ các quy định của Nhà nước. Tiền lương đã không chỉ đơn thuần là yếu tố đầu vào của sản xuất, là thu nhập để tái sản xuất sức lao động mà thông qua đó, người lao động muốn khẳng định vai trò và vị trí của mình trong xã hội.

Hơn nữa tiền lương vừa là phần thu nhập chủ yếu của người lao động, nó cũng là một phần trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xây dựng một quy chế trả lương hoàn chỉnh sẽ tạo ra sự minh bạch và nhất quán trong công tác tiền lương, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và đồng thời cũng tạo ra được sự công bằng trong trả lương, sự tin cậy và ủng hộ của người lao động, điều này có tác dụng kích thích lao động sản xuất lớn đối với người lao động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Công ty cổ phần sơn Nhật Bản đã dần đi vào hoạt động ổn định do đó công ty cũng đã xây dựng được quy chế trả lương cho riêng mình dựa trên những quy định của Nhà nước và căn cứ trên tình hình thực tế của công ty.Tuy nhiên vì một số lý do mà những nội dung trong quy chế trả lương của công ty còn chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc người lao động đôi khi không nắm rõ được cách chi trả tiền lương của công ty. Hơn nữa các chính sách về tiền lương do Nhà nước quy định luôn thay đổi, thị trường vận động không ngừng và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác đòi hỏi các chính sách tiền lương trong công ty phải thay đổi cho phù hợp với từng thời kì.Vì thế việc hoàn thiện quy chế trả lương ở công ty là rất cần thiết giúp cho người lao động trong công ty yên tâm làm việc, gắn bó hơn với công ty đồng thời cũng thu hút được những lao động bên ngoài phục vụ cho những mục tiêu sắp tới của công ty.

3.1.3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

a) Mục đích: Việc trả lương, trả thưởng cho từng cá nhân, từng bộ phận, nhằm khuyến khích người lao động làm việc, hoàn thành tốt công việc theo chức danh và đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Đảm bảo đời sống cho CNV Công ty yên tâm công tác, đáp ứng được mức sống cơ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN NHẬT BẢN (Trang 61 -61 )

×