Đánh giá thực trạng marketing của toàn BID

Một phần của tài liệu luận văn marketing Thực trạng của marketing của BIDV và trên cơ sở đó đề đưa ra các biện pháp và đề xuất đề tài giải quyết cho một trong những vấn đề marketing mà ngân hàng đang gặp phải (Trang 31)

I. Thực trang hoạt động marketing của HSC BID

4.Đánh giá thực trạng marketing của toàn BID

Qua những hiểu biết về hiện trang hoạt đông marketing của BIDV như trên, chúng ta có thể đưa ra những nhận xét sau:

4.1 Đánh giá thực trạng hoạt động marketing trước ngày 01/09/2008

Các hoạt động về chuyên môn về marketing như nghiên cứu thị trường, phản hồi khách hàng, định vị sản phẩm và các phương pháp marketing trực tiếp được thực hiện một cách phân tán, rời rạc, thiếu hệ thống, thiếu chuyên nghiệp và không thể kiểm soát cũng như có thể thực hiện đánh giá các phương pháp đo lường hiệu quả.

Hầu hết các hoạt động marketing về lĩnh vực quảng cáo, truyên thông nói chung đều tập trung tại ban thương hiệu. Dẫn đến việc ban thương hiệu phải ôm đồm qua nhiều việc mà thiếu đi sự thực hiện chức năng chính là xây dựng và thực hiện chiến lược định vị cho toàn hệ thống BIDV. Ngoài ra do thiếu một đơn vị chuyên trách về lĩnh vực marketing cho nên hiệu quả của các chương trình quảng cáo thường không cao và không thể đánh giá được kết quả. Hơn nữa, do Ban thương hiệu không nắm vững về sản phẩm (không thực hiện các kỹ thuật nghiên cứu thị trường liên quan đến sản phẩm) nên mỗi một đợt quảng bá sản phẩm, các Ban phối hợp với ban thương hiệu thường mất rất nhiều thời gian để giúp Ban thương hiệu hiểu sản phẩm.

Các hoạt động triển khai marketing ở các Ban có chức năng kinh doanh phải phụ thuộc vào Ban TH&QHCC nên thiếu tính chủ động, linh hoạt trong việc triển khai các kế hoạch marketing cho các sản phẩm dịch vụ. Dẫn đến tình trạng chung là các chương trình marketing thường có độ trễ và không rơi đúng vào thời đỉểm như yêu cầu.

Các vấn đề quan trọng như xây dựng thương hiệu cho toàn hệ thống BIDV cho đến việc xây dựng các thương hiệu cho khối bán buôn và khối bán lẻ chưa hề được đề cập và quan tâm. Từ đó dẫn đến vấn đề nhận diện thương hiệu đó là điều quan

trọng để có thể kinh doanh thành công trong ngành dịch vụ ngân hàng không thể đạt được tính đồng bộ và chuyên nghiệp. Nếu không có điều tổng thể cốt lõi thì không thể có một bộ thương hiệu chuẩn mực, đồng nhất.

Ngoài ra, việc xây dựng quy trình bán hàng đối với khối bán buôn do tồn có thời gian tồn tại lâu đời được coi là tạm ổn, thì đối với khối bán lẻ với tình hình môi trường thay đổi, bán lẻ đang là hướng đi đúng đắn đầy tiềm năng cho các ngân hàng thì việc xây dựng quy trình này cần được quan tâm. Bên cạnh đó các hoạt động xây dựng đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng còn nhiều thiếu sót và không được quan tâm xây dựng.

4.2 Đánh giá thực trang marketing sau ngày 1/9/2008

Sau khi có sự thay đổi về bộ máy marketing tại HSC của BIDV, có thể nói lĩnh vực marketing đã có bước phát triển mới đi theo hường ngày một quy củ và chuyên nghiệp hơn được thể hiện điển hình ở các hoạt động marketing của phòng marketing thuộc Ban PTSPBL&Marketing. Tuy nhiên, thực trạng marketing tại BIDV vẫn còn nhiều bất cập và nhiều khó khăn để có một bộ phận marketing chuyên nghiệp phục vụ cho kinh doanh của ngân hàng.

Về tổ chức bộ máy quản trị marketing: tuy đã có sự điều chỉnh nhưng chức năng vẫn còn chồng chéo và nhiều việc của các Ban có chức năng kinh doanh vẫn phải phụ thuộc vào Ban TH&QHCC. Điều này dẫn đến một hệ quả là hiệu quả của công việc không cao và không chuyên nghiệp. Tất yếu nảy sinh nhu cầu tự tổ chức hoạt động marketing ở các Ban như tự chủ động xây dựng và thực hiện các kế hoạch marketing (thường là các hoạt động về quảng bá và một số hoạt động về nghiên cứu thị trường đơn lẻ và độc lập). Nên dẫn tơi một tình trạng mỗi Ban lại có một đơn vị không chính thức phụ trách về các vấn đề này ví dụ như: Trung Tâm Thẻ có phòng phát triển kinh doanh thực hiện các vấn đề liên quan tới marketing, Định chế tài chính và Ban phát triển sản phẩm và tài trợ thương mại có những cán bộ phải đảm nhiệm các công việc liên quan tới công việc marketing. Làm cho các hoạt động marketing thiếu chất đồng bộ, tự phát và thường gặp khó khăn về các kỹ thuật marketing chuyên sâu.

Việc xây dựng định vị thương hiệu cho toàn hệ thống BIDV còn yếu kém và chưa có một hướng đi chiến lược nào rõ ràng. Điều đó cũng dẫn đến là định vị thương hiệu cho ngân hàng bán lẻ và ngân hàng bán buôn không thể thống nhất. Vì vậy, việc thực hiện các hoạt động nhận diện hiện tại cơ bản là không bắt đầu từ chiến lược thương hiệu đồng bộ. Sẽ là sự khó khăn cho sau này khi mà BIDV lại lựa chọn một định vị thương hiệu có sự nhận diên khác như bây giờ đang làm.

Một phần của tài liệu luận văn marketing Thực trạng của marketing của BIDV và trên cơ sở đó đề đưa ra các biện pháp và đề xuất đề tài giải quyết cho một trong những vấn đề marketing mà ngân hàng đang gặp phải (Trang 31)