Giai đoạn trước ngày 1/9/

Một phần của tài liệu luận văn marketing Thực trạng của marketing của BIDV và trên cơ sở đó đề đưa ra các biện pháp và đề xuất đề tài giải quyết cho một trong những vấn đề marketing mà ngân hàng đang gặp phải (Trang 25)

I. Thực trang hoạt động marketing của HSC BID

2. Thực trạng tổ chức quản trị bộ máy và các hoạt động marketing chung của BID

2.3.1 Giai đoạn trước ngày 1/9/

Đối với các hoạt động nghiên cứu marketing:

Các hoạt động này hầu như rất ít được thực hiện, và không có nhiều kết quả. Nếu có đó là những nghiên cứu nhỏ lẻ do các Ban tự thực hiện để đáp ứng những yêu cầu cấp bách như tìm hiểu các sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường…

Đối với việc xây dựng thương hiệu việc này được BIDV quan tâm và giao chức năng này cho Ban TH&QHCC. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chiến lược thương hiệu của BIDV vẫn chưa được xây dựng một cách rõ ràng. Cũng trong giai đoạn này do Ban PTSPBL&Marketing chưa ra đời và khối Bán lẻ và Bán buôn được gọi chung là Ban dịch vụ nên mọi hoạt động phải xây dựng thương hiệu cho khối bán lẻ và bán buôn chưa được quan tâm đến. Mọi hoạt động liên quan đến thương hiệu của BIDV chỉ là quảng bá hình ảnh BIDV, một ngân hàng nhà nước truyền thống lâu năm. Và đi kèm với hình ảnh của một ngân hàng chủ yếu phục vụ các sản phẩm cho khối bán buôn (các dịch vụ truyền thống của ngân hàng). Vì thế cho đến hiện nay doanh thu từ các dịch vụ bán buôn vẫn chiếm đến 80% doanh thu của BIDV.

Các hoạt động quảng bá hình ảnh BIDV mà Ban TH&QHCC đã thực hiện là:

• Quản lý trang Web của BIDV: Việc quản lý trang web riêng của BIDV được quan tâm và thực hiện khá tốt. Đó đã trở thành công cụ cho các hoạt động PR, quảng cáo của BIDV. Đồng thời cũng là kênh thông tin cập nhật nhanh các thông tin quan trọng cho khách hàng khi muốn tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của BIDV như: các sản phẩm dịch vụ được sếp theo đối tượng khách hàng: khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp…, các biểu lãi suất cho vay và gửi tiết kiệm được cập nhật nhanh và sởm nhất, các thông tin về sản phẩm dịch vụ mới, các chương trình khuyến mại đặc biệt…

• Hoạt động PR được thực hiện khá tốt. Hoạt động này được coi là một công cụ quan trọng trong chương trình truyền thông của BIDV.

• Quảng cáo cho cả hệ thống BIDV: vì chưa có chiến lược về thương hiệu như trên đã phân tích nên hoạt động này cho tới nay bị bỏ ngỏ.

• Tổ chức event là một hoạt động được thực hiện thường xuyên và thu được nhiều thành công. Các hoạt động event thường được ngân hàng tổ chức là:

o Các hoạt động từ thiện: ủng hộ lũ lụt, các chương trình an sinh xã hội, xây dựng các tượng đài, các nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc bà mẹ việt nam anh hùng…

o Gần đây BIDV có tham gia tài trợ và chung thực hiện các chương trình lớn, có sức lan tỏa rộng như các chương trình thi hoa hậu, các giải bóng đá trong nước…

Ngoài ra, trong giai đoạn này việc xây dựng nhãn hiệu con cho các sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt theo từng Ban (bao gồm Ban Dịch vụ và các Ban có chức năng kinh doanh của BIDV: Trung Tâm Thẻ, Ban Vốn và kinh doanh vốn…) đều do Ban TH&QHCC đảm nhiệm. Như vậy là các sản phẩm dịch vụ là do các Ban chức năng thực hiện nhưng việc quảng bá nhãn hiệu cho chúng lại do một đầu mối là Ban TH&QHCC thực hiện. Mô hình chung khi một sản phẩm dịch vụ mới ra đời người hiểu nhất nó nhất là các Ban thực hiện thì việc quảng bá chúng lại do một Ban khác làm.

Việc tập trung về một mối là Ban TH&QHCC, mà Ban này chưa đưa ra được một chiến lược định vị chung cho toàn hệ thống BIDV, vấn đề về xây dựng thương hiệu bán buôn và bán lẻ cho ngân hàng chưa hề được đề cập, do vậy dẫn đến là trong thời gian này các hoạt động về nhận diện thương hiệu chưa hề được quan tâm và thực hiện một cách đồng bộ và chưa có sự phân tách rõ ràng nhận diện cho bán lẻ và bán buôn. Có chăng đó là những hoạt động riêng rẽ mà các dịch vụ bán buôn có được từ các hoạt động trong 50 năm của ngân hàng.

Đối với các hoạt động xúc tiến thương mại (bao gồm các hoạt động quảng cáo nói chung)

Cũng như việc xây dựng các nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ của các Ban kể trên. Ban thương hiệu thực hiện toàn bộ các hoạt động xúc tiến thương mại cho tất cả các sản phẩm mà Ban có chức năng kinh doanh như: Ban dịch vụ, Trung Tâm Thẻ, Ban nguồn vốn, Ban kinh doanh đối ngoại. Thực hiện khi mà các Ban này chuyển yêu cầu đến.

Các hoạt động đó bao gồm: PR cho từng sản phẩm, Quảng cáo cho từng sản phẩm, quản lý các chương trình khuyến mại cho sản phẩm của ban dịch vụ…, các tài liệu bán hàng như tờ rơi, biến báo, áp phích

Một phần của tài liệu luận văn marketing Thực trạng của marketing của BIDV và trên cơ sở đó đề đưa ra các biện pháp và đề xuất đề tài giải quyết cho một trong những vấn đề marketing mà ngân hàng đang gặp phải (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w