Thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phục hồi rừng trên một số trạng thái rừng tại xã Liên Minh- huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 28)

* Thổ nhưỡng

Đất đai là tư liệu đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Liên Minh là một xã nhân dân sống chủ yếu nằng nghề sản xuất nông lâm nghiệp nên diện tích đất và chất đất có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho biết việc bố trí những cây trồng, vật nuôi nào phù hợp và đem lại hiệu qủa kinh tế nhất. Để đánh gía được hình hình sử dụng đất của xã qua 3 năm ta đi nghiên cứu qua bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Liên Minh qua 3 năm 2012-2014:

Qua bảng 2.1 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã qua 3 năm là không thay đổi với tổng diện tích 7337,13ha. Tuy nhiên một số loại đất lại có sự biến động cụ thể là: Diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số diện tích tự nhiên năm 2012 và năm 2013 chiếm 95,64% năm 2014 chiếm 95,58%.

Qua 3 năm diện tích nông nghiệp có xu hướng giảm từ 95,64 xuống 95,58% với lý do là xã chuyển đất nông nghiệp sang làm các công trình giao thông thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, cơ sở giáo dục, văn hóa.

Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp là lớn nhất và qua 3 năm vẫn giữ nguyên không thay đổi chiếm 86%. Trong đó diện tích đất rừng sản xuất chiếm 83,55%, đất rừng phòng hộ chiếm 16,45%, diện tích lớn là vì địa hình xã có nhiều đồi núi, trong những năm qua nhờ xã làm tốt công tác quản lý, bảo vệ phòng, chống cháy rừng nên diện tích đất không thay đổi mà chỉ cải tạo đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Đứng thứ hai là đất sản xuất nông nghiệp chiếm 14% gồm đất trồng cây hàng năm, năm 2012 chiếm 50,67% năm 2013 chiếm 50,68% và năm

2014 chiếm 50,42% và đất trồng cây lâu năm, năm 2012 chiếm 49,33% năm 2013 chiếm 49,32% năm 2014 chiếm 49,57%, nhìn chung đất sản xuất nông nghiệp có giảm vì chuyển sang đất thuỷ lợi, đất xây dựng cơ sở giáo dục, văn hóa.

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất đai xã Liên Minh qua 3 năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh

DT (ha) TL % DT (ha) TL % DT (ha) TL % 2013/2012 2014/2013

Tổng diện tích đất tự nhiên 7337,13 100 7337,13 100 7337,13 100 100 100

I. Đất nông nghiệp 7017,57 95,64 7017,47 95,64 7012,61 95,58 100 99,93

1. Đất sản xuất nông nghiệp 966,64 13,77 966,54 13,77 961,68 13,71 99,99 99,50 1.1. Đất trồng cây hàng năm 489,82 50,67 489,81 50,68 484,97 50,42 99,50 99,01 1.2. Đất trồng cây lâu năm 476,82 49,33 476,73 49,32 476,71 49,57 100 100

2. Đất lâm nghiệp 6046,95 86,17 6046,95 86,17 6046,95 86,22 99,98 100 2.1. Đất rừng sản xuất 5052,4 83,55 5052,4 83,55 5052,4 83,55 100 100 2.2. Đất rừng phòng hộ 994,55 16,45 994,55 16,45 994,55 16,55 100 100

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 3,98 0,06 3,98 0,06 3,98 0,056 100 100

II. Đất phi nông nghiệp 116,81 1,60 116,91 1,60 117,03 1,60 100,02 100.10

1. Đất ở 38,48 32,94 38,48 3291 38,48 32,88 100 100

2. Đất chuyên dùng 29,31 25,09 29,41 25,16 29,53 25,33 100,34 100,34

3. Đất nghĩa địa 2,00 1,71 2,00 1,71 2,00 1,71 100 100

4. Đất sông suối mặt nước 47,02 40,25 47,02 40,22 47,02 40,18 100 100

III. Đất chưa sử dụng 202,75 2,76 202,75 2,76 202,49 2,76 100 99,87

Vì là xã vùng cao nhiều đồi núi, giao thông đi lại khó khăn nên diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản rất ít, chủ yếu là các gia đình nuôi cá để cải thiện bữa ăn cho gia đình, không đầu tư chăn thả để bán ra ngoài thị trường. Đất phi nông nghiệp năm 2012 diện tích là 116,81ha, năm 2013 là 116,91ha, năm 2014 là 117,03ha chiếm 1,60%, diện tích đất phi nông nghiệp tăng là do đất chuyên dùng tăng năm 2012 chiếm 25,09% năm 2013 chiếm 25,16% năm 2012 chiếm 25,33% tăng. Trong đất phi nông nghiệp thì đất sông suối mặt nước chiếm diện tích lớn nhất 47,02ha năm 2010 chiếm 40,25% năm 2013 chiếm 40,22% năm 2014 chiếm 40,18% đứng thứ hai là đất ở 38,48ha chiếm 32,94% năm 2012, năm 2013 chiếm 32,91% năm 2014 chiếm 32,88% còn lại là đất nghĩa địa chiếm 1,71%. Tóm lại, qua biểu trên ta thấy diện tích đất của xã ngày càng được khai thác sử dụng hợp lý hơn. Tuy nhiên xã cần phải có những kế hoạch và biện pháp cụ thể hơn để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, đồng thời tích cực áp dụng những khoa học kỹ thuật vào sản xuất của cây trồng là lớn nhất, qua đó giải quyết được công ăn việc làm cho lao động và nâng cao được thu nhập cho đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phục hồi rừng trên một số trạng thái rừng tại xã Liên Minh- huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)