Biện pháp xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phục hồi rừng trên một số trạng thái rừng tại xã Liên Minh- huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 68)

Tiến hành khoanh vùng lâm nghiệp, nghiêm cấm các trường hợp chặt cây lấy gỗ, lấy củi trong khu vực nghiên cứu.

Nghiêm cấm việc chăn thả trâu, bò trong khu vực nghiên cứu

Vận động người dân tham gia trồng cây tái sinh ở những khu vực đất trống.

Thuê người dân địa phương quản lí và bảo vệ các khu rừng tiến hành nghiên cứu.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Từ kết quả điều tra được ta có thể đưa ra kết luận như sau:

* tình hình sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh trên các trạng thái rừng IIa, IIb, Ic

trạng thái IIa: cây tái sinh sinh trưởng và phát triển tương đối đều, chất lượng cây tái sinh chủ yếu là trung bình do chưa được chăm sóc cẩn thận và còn chịu ảnh hưởng của tầng cây cao và cây bụi thảm tươi. Thành phần cây tái sinh chủ yếu là cây ưa sáng, mọc nhanh.

Trạng thái IIb: Trạng thái này có tỷ lệ cây tái sinh nhiều nhất, sinh trưởng và phát triển cũng là tốt nhất trong 3 trạng thái điều tra. Tuy nhiên cũng cần phát dọn thực bì, cây bụi thảm tươi cho cây tái sinh phát triển tốt hơn. Thành phần loài chủ yếu cũng là các cây ưa sáng mọc nhanh.

Trạng thái Ic: trạng thái này chủ yếu là các cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt, các cây tái sinh sinh trưởng và phát triển tuy chậm nhưng ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi rừng.

Trạng thái này có tỷ lệ cây tái sinh sinh trưởng phát triển kém nhất trong 3 trạng thái, tỷ lệ cây tái sinh bị chết cũng là nhiều nhất do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do tác động của con người. do tỷ lệ chết cao nên mật độ cây tái sinh ở đây cũng thưa hơn so với 2 trạng thái trên.

Từ điều tra và nghiên cứu ta thấy nguyên nhân ảnh hưởng đến tái sinh chủ yếu là do con người, các hoạt động của con người như: việc chăn thả gia súc, chặt cây lấy củi và gỗ cũng ảnh hưởng lớn đến việc tái sinh rừng. theo thực tế điều tra thì tỷ lệ cây tái sinh bị chết do hoạt động của con người rất lớn.

Từ báo cáo đề tài và thực tế điều tra ta thấy cây trồng dặm ở trạng thái Ic chủ yếu là sinh tưởng, phát triển tốt, tuy nhiên cần phải có thêm các biện

pháp kỹ thuật lâm sinh về chăm sóc và bảo vệ rừng tránh các tác động xấu của người dân đến sinh trưởng, phát triển cây tái sinh.

Ngoài tác động của con người đến cây tái sinh thì cây bụi thảm tươi cũng có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây tái sinh. Qua bảng số liệu ở trên ta thấy việc phát cây bụi thảm tươi góp phần đẩy nhanh quá trình sinh trưởng phát triển của cây tái sinh, tăng thêm khả năng tái sinh của các loài khác.

Qua kết quả điều tra ta thấy các cây tái sinh trạng thái IIA và IIB có tỷ lệ sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với trạng thái IC do các loài cây trồng bổ sung và các cây con tái sinh của 2 trạng thái này phát triển nhanh, số lượng cây mẹ nhiều. Và qua điều tra ta thấy được các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến quá trình xúc tiến tái sinh rừng từ đó đề ra các giải pháp phù hợp phát triển và bảo vệ rừng.

- do hạn chế về thời gian nên đề tài chưa nghiên cứu được sâu hơn về tình hình sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái. Ngoài ra do địa bàn nghiên cứu rộng, đường đi lại khó khăn gây bất lợi cho việc điều tra nghiên cứu.

Kiến nghị

Tăng cường phát dọn thực bì, cây bụi thảm tươi lấy khoảng không gian cho cây tái sinh mới sinh trưởng và phát triển.

Tiến hành khoanh vùng các khu vực nghiên cứu hạn chế người dân thả gia súc cũng như chặt cây lấy củi.

Nên mở rộng nhiều nghiên cứu cho một số địa phương khác để có thể kiểm chứng được kết luận đưa ra.

Cần có những biện pháp tác động hợp lý để rừng được phục hồi nhanh chóng và cải thiện chất lượng rừng.

Nên tiếp tục nghiên cứu trên diện rộng để đưa ra các biện pháp kỹ thuật để làm giàu rừng, tăng độ che phủ rừng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Baru (1976), tái sinh phục hồi rừng

2. Đinh Quang Diệp (1993), nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở rừng Khộp vùng Easuk – Đắc Lắc.

3. Ngô Quang Đê, Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Vĩnh, Lâm Xuân Sanh, Nguyễn Hữu Lộc (1992), Lâm sinh học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

4. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, 2/1991.

5. Phạm Xuân Hoàn (2002), tiến hành nghiên cứu phục hồi rừng bằng cây bản địa.

6. Phạm Quốc Hùng (2005), tiến hành đề tài “Đánh giá khả năng tái sinh phục hồi rừng vùng Đông bắc Việt Nam”

7. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Trần Đình Lý và các cộng sự (1996), nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng

9. Phạm Đình Tam (2001), Khả năng tái sinh phục hồi rừng sau khai thác tại Kon Hà Nừng, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb thống kê, Hà Nội

10. Lê Đồng Tấn (1993 – 1999), nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La

11. Trần Xuân Thiệp (1991), nghiên cứu “Vai trò tái sinh phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền Bắc”.

12. Nguyễn Văn Thông (2000), đưa ra kết quả phục hồi rừng tự nhiên tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Cầu Hai – Phú thọ.

13. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (1994), dựa vào các trạng thái thực bì đã được phân chia trên cơ sở bảng phân loại của Loeschau

14. Phạm Ngọc Thường – 2003, đề xuất một số giải pháp kĩ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kạn trên một số mô hình.

15. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và

kỹ thuật, Hà Nội.

16. R.Catinot, (1965), đã biểu diễn hình thái cấu trúc rừng bằng những phẫu đồ ngang.

17. Odum (1971), Geogre Baur về sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

Tài liệu tiếng anh

18. Van steenis. J (1956), Basic principles of rain forest sociology, study of tropical vegetation prceedings of the Kandy Symposium UNESCO

19. Baur, G.N (1964), The ecological basic of rain forest management –

XVII, Rapport dactyl, Archives FAO, Rome.

20. P.W. Richards (1952), The Tropical Rain Forest, Cambridge University

Press, London.

21. http://www.wlbcenter. Org/drawer/jurnalclub/Namgel et al 2008 – Bhutan.pdf

PHỤ BIỂU ĐIỀU TRA PHỤ BIỂU 01

PHIẾU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY GỖ

Trạng thái: IIA

ÔTC:...Diện tích: ...

Độ cao:... Địa điểm:...

Độ dốc:...Hướng phơi:...

Vị trí:...Tọa độ:...

Người điều tra: ...Ngày điều tra:...

TT Tên cây D1.3 (cm) Dt (m) Hvn (m) Hdc (m) Phẩm chất Ghi chú 1 2 …. ….. ….

PHỤ BIỂU 02

PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH

ÔTC:...Khu vực:...Trạng thái:...

Độ dốc:...Hướng phơi: ...

Tọa độ:...Độ cao:...

Đất (tốt, trung bình, xấu):...

Ngày điều tra:...Người điều tra:...

TT Loài cây tái sinh Chất lượng cây TS Tổng số (cây) Cấp chiều cao (m)/nguồn gốc tái sinh ≤ 0.5 0.6-1.0 1.1-1.5 1.6-2.0 2.1-3.0 3.1-5.0 >5.0 <6 H Ch H Ch H ch H ch H ch H ch H Ch 1 2 3 …..

PHỤ BIỂU 03

CTTT tầng cây gỗ các trạng thái rừng Ic, IIa, IIb kế thừa từ trước. Bảng 1. Tổ thành tầng cây gỗ trạng thái IIB

tại xã Liên Minh, huyện Võ Nhai OTC Mật độ (cây/ha) Loài/ OTC (loài) Loài ưu thế Công thức tổ thành 01 636 17 7 2.89Rr+1.38Dg+1.32Thr+1.32Cn+ 0.94Tr+0.57Mđ+0.50Tra+1.06Lk 02 452 19 8 3.01Rr+1.33Tr+0.80Ba+0.71Khc+ 0.71Khx+0.62Lv+0.62Nhn+0.53Ch n+1.7Lk 03 328 17 7 3.29Rr+0.73Tr+0.73Nhn+0.73Phn +0.61Tra+061Thn+0.61Lx+2.69Lk

(Nguồn: Số liệu điều tra ngoài thực địa)

(Ghi chú: Rr: Ràng ràng, Dg: Dẻ gai, Mđ: Mán đỉa, Tra: Trâm, Tr: Trẩu, Cn: Cứt ngựa, Thr: Thiều rừng, Khc: Kháo cuống mập, Khx: Kháo xanh, Nhn: Nhọ nồi, Chn: Chẩn, Ba: Ba chạc, Phn: Phân ngựa, Thn: Thành ngạnh, Lv: Lim vang, Lx: Lim xẹt, Lk: Loài khác)

Bảng 2. Tổ thành tầng cây cao trạng thái IIa tại xã Liên Minh OTC Mật độ (Cây/ha) Loài/OTC (loài) Loài ưu thế (loài) Công thức tổ thành 1 344 17 6 1,86Rr+1,16Tht+1,05Nhn+0,7Ch+0,7 Md+0,58Va+3.95Lk 2 356 18 7 2,02Rr+1,12Tht+1,01Nhn+0,79Dg+ 0,67Thn+0,67Dt+0,56Tr+3,16Lk 3 312 17 10 2,05Rr+0,9Ch+0,77Thn+0,77Tht+0,77 Cn+0,77Md+0,64Tr+0,64Khv+0,51 Nhn+0,51Dg+1,67Lk

(Nguồn: Số liệu điều tra ngoài thực địa)

(Ghi chú: Rr: Ràng ràng, Tht: Thẩu tấu,Nhn: Nhọ nồi, Ch: Chẹo, Md: Mán đỉa, Va: Vạng,Dg: Dẻ gai, Thn: Thành Nghạnh,Dt: Dẻ trắng, Tr: Trẩu, Cn: Cứt Ngựa,Khv: Kháo Vàng, Lk: Loài khác)

DANH LỤC THỰC VÂT TẦNG CÂY CAO VÀ CÂY TÁI SINH TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

STT Tên Phổ

thông Tên khoa học Họ

1 Chẹo Engelhardtia chrysolepis Juglandaceae

2 Phân ngựa Archidendron balansae Mimosaceae

3 Dẻ gai Castanopsis lecomtel Fagaceae

4 De Na Sp SP

5 De Nước Sp Sp

6 Dẻ trắng Lithocarpus ducampii Fagaceae

7 Kháo vàng Machilus thunbergii Sieb et Zucc Lauraceae

8 Lim vang Erythrophleum fordii Oliv. Caesalpiniace ae

9 Mán đỉa Archidendron clypearia (Jach.) I. Niels Fabaceae

10 Mỡ Manglietia conifera Dandy Magnoliaceae

11 Ngát Gironniera subaequalis Ulmaceae

12 Nhọ nồi Sp Sp

13 Ràng ràng Ormosia balansae Drake Fabaceae

14 Sang Sp Sp

15 Sừng Dê Strophanthus divaricatus Apocynaceae

16 Thành

ngạnh Cratoxylon polyanthum Hypericaceae 17 Thẩu tấu Aporosa dioica (Roxb.) Muell.-Arg. Euphorbiaceae

18 Thiều rừng Nephelium cuspidatum Blume var.

Bassacense (Pierre) Leenh. Sapindaceae

20 Trâm Syzygium chlorantha Myrtaceae

21 Trăm Sp Sp

22 Trẩu Vernicia montana Lour Euphorbiaceae

23 Bồ đề Styrax tonkinensis Pierre Styracaceae Dumort

24 Vạng trứng Endospermum chinnenese Benth Euphorbiaceae

25 Xoan đào Pygeum arboreum Endl Rosaceae Juss

26 Thôi ba Alangium chinensis ALANGIACEA E

27 Sòi Sapium sebiferum(L.) Roxb Euphorbiaceae

28 Máu chó Knema globularia (Lam) Warb Myristicaceae

29 Trám trắng Canarium album BURSERACE AE

30 Mương Ludwidgia octovalis (Jack.)Raven spp ONAGRACEA E

31 Hu đay T. orientalis (L.) Bl ULMACEAE

32 Ba chạc Euodia lepta (Spreing) Merr Rutaceae

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phục hồi rừng trên một số trạng thái rừng tại xã Liên Minh- huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)