Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện ngoại cảnh. Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ. Phẩm chất, nguồn gốc. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ và cây con.
Kết quả nghiên cứu về chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để tác động vào trạng thái nghiên cứu, thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi rừng.
Bảng 4.2. Chất lượng, nguồn gốc cây tái sinh và cây tái sinh triển vọng của trạng thái IC, IIA, IIB tại xã Liên Minh, huyện Võ Nhai
ÔTC Trạng thái
Chất lượng cây tái sinh (%)
Nguồn gốc
tái sinh (%) Cây tái sinh triển vọng (%) Tốt Trung Bình Xấu Hạt Chồi ÔTC1 IC 18,29 71,83 9,88 93,9 6,1 12,29 IIA 35,29 63,23 1,47 100 0 17,43 IIB 56,7 43,3 0 90,73 9,27 41,24 ÔTC2 IC 28,57 60,32 11,11 90,65 9,35 14,64 IIA 26,61 73,39 0 97,25 2,75 22,93 IIB 36,23 63,77 0 95,65 4,35 23,19
ÔTC3
IC 26,87 67,16 5,97 90,83 9,17 10,98 IIA 27,91 69,76 2,33 89,69 10,31 22,02 IIB 28,95 33,33 4,39 96,49 3,51 26,31 Qua bảng 4.2 ta thấy chủ yếu tái sinh tại xã Liên Minh, huyện Võ Nhai là tái sinh hạt. Tái sinh hạt thì cây phát triển chậm hơn so với tái sinh chồi ở giai đoạn đầu song cây phát triển ổn định về giai đoạn sau, khả năng chống chịu hoàn cảnh tốt hơn thuận lợi cho việc phát triển của tầng rừng chính trong tương lai. Về chất lượng cây tái sinh chiếm tỷ lệ chủ yếu là chất lượng trung bình vì các cây tái sinh mới này chịu sự cạnh tranh mạnh về thức ăn, ánh sáng từ các cây tầng cao và cây bụi thảm tươi. Ngoài ra các cây tái sinh mới không được áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào chăm sóc nên chất lượng cây không được tốt.