Trước đây, người dân huyện Đại Từ không biết chọn cây trồng chủ lực cho phù hợp với đất trống, đồi trọc, nên đất bị bỏ hoang nhiều. Những năm gần đây, huyện xác định trồng rừng là một trong các điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sinh thái. Vì thế, bình quân mỗi năm huyện trồng gần một nghìn héc-ta rừng keo, chủ yếu là giống keo lai giâm hom. Đây là loại cây cho tỷ lệ sống cao, mang lại hiệu quả kinh tế.
Được biết, nhờ trồng keo nguyên liệu, nhiều hộ gia đình ở Đại Từ đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống khá giả. Chỉ tính trong năm 2012, toàn huyện đã trồng mới được gần 900ha rừng. Cùng với diện tích rừng tự nhiên, rừng cây do nhân dân trồng đã góp phần chống xói mòn, giữ gìn hệ sinh thái, cung cấp nguồn lâm sản, tạo môi trường sống trong lành. Để có được kết quả trên, huyện Đại Từ đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện Tết trồng cây gắn liền với kế hoạch trồng rừng và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng của đơn vị. Theo đó, mỗi cán bộ công chức, viên chức, công nhân viên, bộ đội, học sinh và nhân dân phấn đấu trồng từ 3 đến 5 cây; mỗi hộ gia đình trồng từ 5 đến 10 cây bằng các cây trồng có giá trị kinh tế cao, có tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường.
Kế hoạch trồng rừng năm 2013 của huyện Đại Từ là gần một vạn cây. Đến nay, có gần 9 triệu cây giống đã được các hạt kiểm lâm, người dân gieo
32
ươm đảm bảo lượng cây giống cho vụ trồng rừng đầu Xuân. Để bảo đảm tỷ lệ cây sống cao, nên với mỗi loại đất thuộc các xã, thị trấn tiến hành trồng các loại cây giống được gieo ươm theo nhiều phương pháp khác nhau cho phù hợp như keo giâm hom, keo hạt.
Thời gian qua, các xã trong huyện Đại Từ trong đó có Tân Thái đang đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, trọng tâm là phát triển cây lấy gỗ, cây lâm nghiệp có thu; chuyển đổi rừng sản xuất kém hiệu quả sang trồng các cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao và Keo được chọn làm cây trồng chính. Hiện nay huyện đang tăng cường công tác quản lý, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, phấn đấu đến năm 2015 độ che phủ rừng đạt 49,2%.
Tìm hiểu thực trạng và nguồn gốc rừng trồng Keo sẽ giúp cung cấp cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn về bản chất quá trình hình thành rừng Keo tại địa phương, là nguồn tài liệu cơ sở ban đầu song rất quan trọng để góp phần hiểu đúng bản chất các quy luật cấu trúc của rừng Keo và lựa chọn đúng địa bàn thu thập số liệu trong những nghiên cứu sau.