phẩm tại Hợp tác xã Phúc Tân.
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, HTX Phúc Tân cần phải phát huy những ưu điểm và tìm giải pháp khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại đơn vị em đã được tìm hiểu nhiều hơn về công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em xin được đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại HTX Phúc Tân như sau.
- Ý kiến thứ nhất: Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
HTX cần tổ chức kho quy hoạch công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ gọn gàng hơn để đảm bảo thuận tiện xuất kho và kiểm kê dễ hơn. Ngoài ra, cần lên kế hoạch để tồn kho nguyên vật liệu hợp lý về số lượng bằng cách xây dựng lượng tiêu thụ trong kỳ tương đối chính xác để tránh tình trạng tồn kho quá nhiều gây ứ đọng vốn. Ví dụ, hàng thường sản xuất theo thời vụ thì cần lên kế hoạch để mức nguyên vật liệu tồn kho nhiều hơn và ngược lại, nhằm tránh lượng hàng tồn kho dư thừa hoặc thiếu hụt.
Về sổ sách kế toán cần mở sổ chi tiết từng tiểu khoản để thuận tiện theo dõi chi phí chính xác hơn và nhanh hơn. Ngoài ra, về phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho thì theo em nên hạch toán theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO). Vì nó đảm bảo việc tính giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dựng chính xác, kịp thời, công việc kế toán không bị dồn vào cuối tháng. Nhưng để thực hiện được phương pháp này tốt đòi hỏi phải tổ chức kế toán chi tiết chặt chẽ, theo dõi đầy đủ số lượng, đơn giá từng lần nhập.
- Ý kiến hai : Phân bổ chi phí sản xuất chung.
Các chi phí dịch vụ mua ngoài có giá trị lớn và tham gia trong nhiều kỳ sản xuất nên phân bổ đều cho các kỳ chứ không nên tính hết vào chi phí kỳ phát sinh. Theo em với các công cụ dụng cụ sử dụng trong nhiều kỳ thì không nên hạch toán một lần vào chi phí sản xuất, mà nên hạch toán vào tài khoản 142 – Chi phí trả trước và sẽ phân bổ dần cho các kỳ. Như máy bắn keo dán sản phẩm trị giá chi 1.450.000 đ, nhưng nó lại có thể sử dụng trong nhiều kỳ kế toán, thì HTX nên phân bổ giá trị của nó trong nhiều kỳ để phản ánh đúng chi phí sản xuất.
- Ý kiến thứ ba: Với mô hình sản xuất kinh doanh vừa, phát sinh nhiều chi phí. Hiện tại HTX Phúc Tân có sử dụng phần mềm kế toán, nhưng phần
mềm này lại không có chức năng lập bảng tính giá thành, kế toán vẫn phải tính giá thành trên Excell sau đó nhập dữ liệu đã tính vào phần mềm. Bởi vậy, HTX nên đầu tư mua phần mềm kế toán sản xuất để tiện hơn và nhanh hơn là làm trên Excel. Ngoài ra cũng cần khuyến khích đội ngũ nhân viên nâng cao hơn nữa nghiệp vụ của mình bằng cách cho đi học thêm các trường lớp đào tạo kỹ năng nghiệp vụ.
- Ý kiến thứ tư: Hoàn thiện công tác tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng.
Để phù hợp với tình hình thực tế của HTX, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng đảm bảo tính giá thành chính xác, đồng thời phù hợp với quy trình tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành cho từng mặt hàng thuộc đơn đặt hàng đó.
Chu kỳ sản xuất mỗi đơn đặt hàng khác nhau, có những đơn đặt hàng chỉ sản xuất trong thời gian ngắn 5 – 10 ngày, nhưng cũng có đớn đặt hàng sản xuất từ 1-2 tháng. Vì vậy, khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành cho đơn đặt hàng đó. Với những đơn đặt hàng chưa sản xuất xong, thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng là chi phí dở dang. Theo em, kế toán giá thành nên mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Bảng tính giá thành mở cho từng đơn đặt hàng khi phòng kế toán nhận được thông báo và lệnh sản xuất đã được phát ra cho công việc đó. Trong quá trình sản xuất, kế toán căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp, bảng phân bổ nhân công, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung ghi vào bảng tính giá thành cho sản phẩm đó. Bảng này sẽ được lưu giữ trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm và sẽ được chuyển sang khâu thành phẩm khi sản phẩm hoàn thành và bàn giao cho khách hàng.
- Ý kiến thứ năm: Về tài khoản sử dụng: HTX nên xây dựng các tài khoản chi tiết về các loại chi phí sản xuất cho từng đơn hàng để dễ dàng theo
dõi và tập hợp chi phí. Ngoài ra nên thiết lập 1 TK cấp 2 thuộc TK 154 để tập hợp và kết chuyển chi phí NVLTT, NCTT, SXC cuối kỳ cho phù hợp với chế độ kê toán hiện hành, chẳng hạn như TK 1544 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Ý kiến thứ sáu: Về luân chuyển chứng từ: HTX cần phải xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ thích hợp, trong đó cần quy định rõ trình tự luân chuyển chứng từ từ khi lập, thu nhận đến khi ghi sổ kế toán xong và đưa vào bảo quản lưu trữ. Hạn chế việc đến cuối tháng kế toán các tổ mới tập hợp và gửi chứng từ lên cho các kế toán phần hành liên quan.