- Giá đất ở đô thị tại các đường đặc thù
3.3.6. xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc quản lý giá đất
Theo như điều tra giá đất trên thị trường địa bàn phường Nam Lý, đồng thời với những hiểu biết qua quá trình công tác, có thể thấy rằng giá Nhà nước quy định và ban
hành chỉ bằng 20% - 40% giá đất trên thực tế ngoài thị trường. Trong khi mức chênh lệch cho phép không dưới quá 70%. Có thể nói rằng việc định giá đất hàng năm vẫn còn mang nặng tính hình thức mà không sát với thực tế. Sự chênh lệch khá lớn này sẽ gây ra rất nhiều thiệt thòi cho người dân khi bị thu hồi đất thực hiện các dự án của Nhà nước. Vì thế nhà nước cần có những quy định mới hơn, hợp lý hơn nhằm giảm sự chênh lệch nói trên.
Với sự hiểu biết của mình, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý giá đất như sau:
- Sở Tài nguyên - Môi trường Quảng Bình nên xây dựng tổ chức định giá BĐS hoạt động độc lập và có trình độ chuyên môn làm cố vấn cho UBND tỉnh trong quá trình xây dựng khung giá đất mới. Công tác này phải được tiến hành thường xuyên, căn cứ vào giá đất được giao dịch chuyển nhượng trên thị trường để đưa ra mức giá phù hợp với tình hình thực tế giá đất ở từng địa phương. Nhờ vậy nhà nước mới quản lý tốt hơn thị trường BĐS.
- Quy hoạch đất đai phải đồng bộ, chi tiết và có giá trị sử dụng cao. Các cơ quan xét duyệt phải đánh giá được năng lưc của chủ đầu tư, phải có các biện pháp cưỡng chế giải phóng mặt bằng tránh tình trạng quy hoạch treo ở một số nơi như hiện nay trên địa bàn của tỉnh.
- Công khai minh bạch hóa các thông tin để ổn định thị trường:
Thông tin về các dự án phải được công khai, cần có trung tâm thông tin về dữ liệu bất động sản cũng như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động của các sàn giao dịch. Nhiều dự án các chủ đầu tư "vừa đá bóng vừa thổi còi", như tự lập ra các sàn giao dịch để tiến hành giao dịch các bất động sản trong dự án và dùng các mánh khóe để đẩy giá bất động sản lên cao.
Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác đấu giá, đấu thầu đất đai. Nhà nước nên tiến hành giải phóng mặt bằng sau đó đấu giá, đấu thầu công khai minh bạch để lựa chọn các chủ đầu tư và khi đó sẽ có những mảnh đất "sạch" thay vì giao cho các chủ đầu tư thực hiện việc tự thỏa thuận đền bù giá cả. Điều đó sẽ làm giảm tham nhũng, tiêu cực trong đất đai, thu hút các nhà đầu tư tham gia và tăng nguồn ngân sách cho Nhà nước.
- Tạo hành lang pháp lý cho hàng hóa bất động sản.
Sở Tài nguyên - Môi trường Quảng Bình nên đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phải tổ chức hiệu quả hệ thống đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà thống nhất, công khai, minh bạch đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho các giao dịch bất động sản. Tiến độ cấp giấy chứng nhận so với tình trạng thực tế hiện nay vẫn còn quá chậm. Dẫn đến thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh tỷ lệ cấp giấy còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng giao dịch trên thị trường của BĐS.
- Hoàn thiện hệ thống thuế:
Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế bằng cách đánh bổ sung sở hữu nhà ở để góp phần tăng cường quản lý, đánh thuế sử dụng đất và nhà trên cơ sở lũy tiến từng phần dựa trên tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân xây dựng tùy thuộc vào vị trí. Hộ gia đình, cá nhân càng có nhiều diện tích đất thì đánh thuế càng cao, sở hữu nhiều nhà ở và mua nhà nhưng để trống không sử dụng sẽ phải trả mức thuế cao. Việc áp thuế này đối với giới đầu cơ đất đai đang được áp dụng hiệu quả ở nhiều thành phố lớn trên thế giới như Canada, Nhật, Mỹ… Làm được điều này sẽ làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giảm được nạn đầu cơ, giá bất động sản không bị đẩy lên quá cao góp phần ổn định nền kinh tế đồng thời thúc đẩy việc sử dụng đất hiệu quả và tiết kiệm.
Tóm lại, để thực hiện được những mục tiêu đó điều quan trọng là chúng ta phải nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, quy định quyền hạn và nghĩa vụ giữa các bộ, ban ngành một cách thống nhất, hợp lý đồng thời nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên quản lý đất đai, xây dựng một lộ trình phát triển thị trường bất động sản một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực tế.