Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 30)

- Tài nguyên đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là: 5486,04 ha. Trong đó gồm các nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất gley: phân bố hầu hết ở các địa hình thấp trũng, khó thoát nước. Phản ứng của đất thay đổi từ chua đến rất chua. Thành phần cơ giới của đất cũng biến động phức tạp, chủ yếu là trung bình và nặng. Hàm lượng mùn và đạm tổng số khá, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo. Kali tổng số trung bình nhưng kali dễ tiêu nghèo. Dung tích hấp thu của đất dao động xung quanh 10 meq/100g đất. Nhóm này chủ yếu là đất trồng lúa nước, đất thường chặt, bí, quá trình khử mạnh hơn quá trình oxy hóa. Vì vậy, canh tác trên nhóm đất này cần chú ý thoát nước, bón vôi, bón lân cải tạo đất.

- Nhóm đất xám: phân bố rộng khắp toàn xã. Phản ứng của đất thay đổi từ chua đến rất chua. Thành phần cơ giới của đất biến động từ nhẹ đến nặng. Hàm lượng mùn và đạm tổng số ở lớp mặt từ trung bình đến khá, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo. Dung tích hấp thu của đất thấp. Vùng có địa hình thấp phù hợp với các cây trồng ngắn ngày. Vùng có địa hình cao, độ dốc trung bình thích hợp trồng các loại cây dài ngày. Cần có biện pháp chống xói mòn, bảo vệ đất.

- Nhóm đất đỏ vàng bao gồm các loại đất sau: Đất đỏ vàng trên đá macsma bazơ chiếm 4% diện tích đất tự nhiên; đất đỏ vàng trên đá phiến sét chiếm đa số (29,2%); đất đỏ vàng trên đá macsma axít (chiếm 8%); đất dốc tụ (chiếm 5%); đất nâu đỏ trên đá vôi; đất vàng nhạt trên đá cát; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, còn lại là diện tích sông suối, núi đá, chiếm 5,3%.

Đất đai của xã Thiện Long có độ phì tự nhiên khá cao, tầng đất còn khá dày. Đất có tầng dày trên 100cm chiếm tới 70% diện tích đất điều tra; đất có tầng dày từ 70-100cm chiếm 16,5%; đất có tầng dày từ 50 - 70cm chiếm 7%; còn lại 6,5% diện tích đất có tầng dày dưới 50cm.

Nhìn chung đất Thiện Long còn khá tốt, phù hợp với nhiều loại cây ăn quả như cây Cam, Quýt, Lê, Hồng, Mận,... và cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt rất thích hợp với cây Hồi.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Thiện Long

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 721,67 13,15

2 Đất phi nông nghiệp 3535,6 64,45 3 Đất chưa sử dụng 1193,26 21,75 4 Đất khu dân cư nông thôn 35,51 0,65

5 Tổng 5486,04 100

(Nguồn: UBND xã Thiện Long [14])

Phần lớn diện tích đất canh tác là đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều tuy nhiên chủ yếu là đất núi đá hoặc quá dốc không thể khai thác sử dụng được.

Hình 4.1. Biu đồ din tích đất canh tác ca xã Thin Long

(Nguồn: UBND xã Thiện Long [14])

- Tài nguyên nước:

Tổng diện tích đất sử dụng cho thủy lợi và sông suối và mặt nước chuyên dùng là 88,30 ha. Trong đó: diện tích nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình là 16,74 ha; diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng là 67,76 ha; diện

tích các ao, hồ thủy lợi là 3,8 ha. Sản lượng cá của xã hàng năm đạt 12,5 tấn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân.

Xã đã có 02 công trình nước sạch cung cấp nước cho 198 hộ.

Hiện nay chưa có tài liệu điều tra cụ thể về nước ngầm tại xã Thiện Long nói riêng và huyện Bình Gia nói chung. Tuy nhiên xã Thiện Long có nguồn nước ngầm và nước mặt nhìn chung khá phong phú, do vậy hầu như nhân dân trong xã không nơi nào xảy ra thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô.

Trong mấy năm gần đây, những biến đổi bất thường của thời tiết khí hậu theo mùa và theo vùng, cộng với vấn nạn khai phá rừng bừa bãi diễn ra nghiêm trọng, việc tổ chức quản lý bảo vệ và chăm sóc rừng còn yếu kém nên nguồn nước ngầm ngày càng trở nên khan hiếm đặc biệt là vào mùa khô, khả năng khai thác sử dụng nguồn nước ngầm còn hạn chế... Vì vậy, nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của người dân xã Thiện Long cần phải được đầu tư lớn.

- Tài nguyên rừng:

Năm 2013, tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 3389,45 ha. Trong đó: + Đất rừng sản xuất: 2698,07 ha

+ Đất rừng phòng hộ: 691,38 ha

Rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của xã. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn xã. Tuy nhiên, những năm gần đây tài nguyên rừng đã bị suy giảm mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Hệ động vật rừng mang tính đặc thù của vùng sinh thái núi đá Đông Bắc, tuy nhiên chất lượng và số lượng đã bị suy giảm mạnh, các loại thú lớn không còn thấy xuất hiện. Các loại chim cũng không còn đa dạng như trước.

Thảm thực vật và hệ động vật suy giảm mạnh, đòi hỏi phải có sự quan tâm chăm sóc tu bổ, trồng mới bằng các biện pháp canh tác bền vững, hướng tới phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản.

- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn xã có một khối lượng đá vôi lớn

tập trung ở các thôn Tồng Nộc, Nà lù và Ca Siều là nguyên liệu quý báu cho công nghiệp sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát, cho ngành chế tác đá mỹ nghệ, phục vụ cho xây dựng đường giao thông cầu đường và các công trình khác địa bàn xã Thiện Long.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)