Phương pháp DPSIR để phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 27)

Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả, quan hệ tương hỗ giữa hiện trạng môi trường (S), những áp lực do con người gây ra (P) và những động lực quan trọng trực tiếp hoặc gián tiếp (D). Ngoài ra, mô hình còn bao gồm cả những tác động (I) của sự thay đổi hiện trạng môi trườngvà những đáp ứng (R) từ xã hội chống lại những tác động không mong muốn này. Phương pháp DPSIR phân tích và đánh giá chính xác những yếu tố gây ảnh hưởng tới môi trường tại khu vực mà chúng ta cần nghiên cứu, từ đó xây dựng bộ chỉ thị môi trường cho xã.

3.3.2.6. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Tham khảo và tiếp thu hướng dẫn của thầy cô giáo, các cán bộ môi trường về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra, khảo sát thực địa.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Xã Thiện Long là một xã nằm ở phía Tây của huyện Bình Gia, cách trung tâm huyện Bình Gia khoảng 40km và được giới hạn bởi:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp xã Thiện Hòa - huyện Bình Gia - Phía Nam giáp xã Tân Hòa - huyện Bình Gia

- Phía Đông giáp xã Hòa Bình - huyện Bình Gia

- Một dải từ phía Tây nam đến phía Tây bắc giáp xã Xuân Dương - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn. [13]

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng

- Đặc điểm địa hình: Thiện Long nằm trong khu vực địa hình chủ yếu là đồi núi, hướng dốc theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và núi đá khiến cho các dãy đồi, núi ở Bình Gia đều có độ dốc từ 25 - 300 trở lên với các dải thung lũng hẹp.

Thiện Long có 2 dạng địa hình chính như sau:

Dạng địa hình núi đá phân bố chủ yếu ở các thôn phía Tây và phía Tây Nam xã Thiện Long như thôn Ca Siều, Nà Lù và một phần thôn Bản Thàng.

Dạng địa hình đồi núi thấp là tương đối phổ biến và chiếm khoảng 50% diện tích đất tự nhiên của xã. Ở dạng địa hình này có thể trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Ở các dải đồi có độ dốc thấp hơn có thể khai thác trồng rừng chỏm đồi, ở lưng chừng đồi trồng hồi, dưới chân đồi trồng cây ăn quả.

Các dải thung lũng hẹp, hiện nay chiếm khoảng 3,5% diện tích đất tự nhiên, trong đó bà con nông dân đã khai thác để trồng lúa chiếm khoảng 91,4% diện tích các dải thung lũng.

- Đặc điểm thổ nhưỡng: Trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và trồng rừng. Chủ yếu là đất đỏ vàng, đất gley, đất xám và các loại đất khác chiếm tỉ lệ nhỏ.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng và thủy văn

Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Xã Thiện Long có đặc điểm chung của khí hậu huyện Bình Gia là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có 2 mùa riêng biệt. Mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc. Mùa đông thịnh hành gió Đông Bắc, lạnh, ít mưa; nhiều năm có sương muối ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng. Mùa hè thịnh hành gió Đông Nam và Tây Nam với nền nhiệt độ cao.

- Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình năm: 20,80 C. + Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 37,30

C. + Tối thấp tuyệt đối -1,00

C. - Độ ẩm không khí bình quân năm là 82,0%. - Lượng bốc hơi bình quân năm là 811 mm. - Lượng mưa bình quân năm là 1.540 mm.

-Số ngày có sương muối trong năm từ 5 đến 10 ngày. [13] •Thủy văn

Do địa hình đối núi dốc mạnh, lượng mưa vào mùa mưa khá lớn nên tạo cho xã một hệ thống khe, suối phân bố khá đồng đều. Vào mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ lụt ở vùng ven suối.

- Nguồn nước mặt: chủ yếu là suối Bắc Hoá và các khe sâu cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Ngoài ra trên toàn xã có các đập: Đập Đông Lèo (Thôn Bắc Hoá), Đập Thâm Luông (thôn Ca Siều), Đập Cóc Cam (thôn Khuổi Kiếc), Đập Phai Bó (thôn Nà Lù) phục vụ tưới tiêu cho khoảng 50 ha, đảm nhận việc tưới nước và cung cấp nước thuỷ lợi cho một phần lớn diện tích đất canh tác của toàn xã.

- Nguồn nước ngầm: Thiện Long cũng như các xã khác trong huyện, hiện chưa được điều tra để đánh giá trữ lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát sơ bộ của một số thôn bản trong xã cho thấy mực nước ngầm không quá sâu, chất lượng nước khá tốt, không bị nhiễm sắt, chì... có thể cho khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt cho đời sống nhân dân. Nguồn nước ngầm tuy chưa được tính toán cụ thể nhưng qua thăm dò sơ bộ của nhân dân cho thấy mực nước ngầm có độ sâu từ 15 - 25m. Theo kết quả điều tra nguồn nước và chất

lượng nước ở đây khá tốt. Tuy nhiên khi dùng trong cấp nước sinh hoạt phải qua xử lý.

4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất: - Tài nguyên đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là: 5486,04 ha. Trong đó gồm các nhóm đất chính sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm đất gley: phân bố hầu hết ở các địa hình thấp trũng, khó thoát nước. Phản ứng của đất thay đổi từ chua đến rất chua. Thành phần cơ giới của đất cũng biến động phức tạp, chủ yếu là trung bình và nặng. Hàm lượng mùn và đạm tổng số khá, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo. Kali tổng số trung bình nhưng kali dễ tiêu nghèo. Dung tích hấp thu của đất dao động xung quanh 10 meq/100g đất. Nhóm này chủ yếu là đất trồng lúa nước, đất thường chặt, bí, quá trình khử mạnh hơn quá trình oxy hóa. Vì vậy, canh tác trên nhóm đất này cần chú ý thoát nước, bón vôi, bón lân cải tạo đất.

- Nhóm đất xám: phân bố rộng khắp toàn xã. Phản ứng của đất thay đổi từ chua đến rất chua. Thành phần cơ giới của đất biến động từ nhẹ đến nặng. Hàm lượng mùn và đạm tổng số ở lớp mặt từ trung bình đến khá, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo. Dung tích hấp thu của đất thấp. Vùng có địa hình thấp phù hợp với các cây trồng ngắn ngày. Vùng có địa hình cao, độ dốc trung bình thích hợp trồng các loại cây dài ngày. Cần có biện pháp chống xói mòn, bảo vệ đất.

- Nhóm đất đỏ vàng bao gồm các loại đất sau: Đất đỏ vàng trên đá macsma bazơ chiếm 4% diện tích đất tự nhiên; đất đỏ vàng trên đá phiến sét chiếm đa số (29,2%); đất đỏ vàng trên đá macsma axít (chiếm 8%); đất dốc tụ (chiếm 5%); đất nâu đỏ trên đá vôi; đất vàng nhạt trên đá cát; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, còn lại là diện tích sông suối, núi đá, chiếm 5,3%.

Đất đai của xã Thiện Long có độ phì tự nhiên khá cao, tầng đất còn khá dày. Đất có tầng dày trên 100cm chiếm tới 70% diện tích đất điều tra; đất có tầng dày từ 70-100cm chiếm 16,5%; đất có tầng dày từ 50 - 70cm chiếm 7%; còn lại 6,5% diện tích đất có tầng dày dưới 50cm.

Nhìn chung đất Thiện Long còn khá tốt, phù hợp với nhiều loại cây ăn quả như cây Cam, Quýt, Lê, Hồng, Mận,... và cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt rất thích hợp với cây Hồi.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Thiện Long

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 721,67 13,15

2 Đất phi nông nghiệp 3535,6 64,45 3 Đất chưa sử dụng 1193,26 21,75 4 Đất khu dân cư nông thôn 35,51 0,65

5 Tổng 5486,04 100

(Nguồn: UBND xã Thiện Long [14])

Phần lớn diện tích đất canh tác là đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều tuy nhiên chủ yếu là đất núi đá hoặc quá dốc không thể khai thác sử dụng được.

Hình 4.1. Biu đồ din tích đất canh tác ca xã Thin Long

(Nguồn: UBND xã Thiện Long [14])

- Tài nguyên nước:

Tổng diện tích đất sử dụng cho thủy lợi và sông suối và mặt nước chuyên dùng là 88,30 ha. Trong đó: diện tích nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình là 16,74 ha; diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng là 67,76 ha; diện

tích các ao, hồ thủy lợi là 3,8 ha. Sản lượng cá của xã hàng năm đạt 12,5 tấn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân.

Xã đã có 02 công trình nước sạch cung cấp nước cho 198 hộ.

Hiện nay chưa có tài liệu điều tra cụ thể về nước ngầm tại xã Thiện Long nói riêng và huyện Bình Gia nói chung. Tuy nhiên xã Thiện Long có nguồn nước ngầm và nước mặt nhìn chung khá phong phú, do vậy hầu như nhân dân trong xã không nơi nào xảy ra thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô.

Trong mấy năm gần đây, những biến đổi bất thường của thời tiết khí hậu theo mùa và theo vùng, cộng với vấn nạn khai phá rừng bừa bãi diễn ra nghiêm trọng, việc tổ chức quản lý bảo vệ và chăm sóc rừng còn yếu kém nên nguồn nước ngầm ngày càng trở nên khan hiếm đặc biệt là vào mùa khô, khả năng khai thác sử dụng nguồn nước ngầm còn hạn chế... Vì vậy, nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của người dân xã Thiện Long cần phải được đầu tư lớn.

- Tài nguyên rừng:

Năm 2013, tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 3389,45 ha. Trong đó: + Đất rừng sản xuất: 2698,07 ha

+ Đất rừng phòng hộ: 691,38 ha

Rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của xã. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn xã. Tuy nhiên, những năm gần đây tài nguyên rừng đã bị suy giảm mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Hệ động vật rừng mang tính đặc thù của vùng sinh thái núi đá Đông Bắc, tuy nhiên chất lượng và số lượng đã bị suy giảm mạnh, các loại thú lớn không còn thấy xuất hiện. Các loại chim cũng không còn đa dạng như trước.

Thảm thực vật và hệ động vật suy giảm mạnh, đòi hỏi phải có sự quan tâm chăm sóc tu bổ, trồng mới bằng các biện pháp canh tác bền vững, hướng tới phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản.

- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn xã có một khối lượng đá vôi lớn

tập trung ở các thôn Tồng Nộc, Nà lù và Ca Siều là nguyên liệu quý báu cho công nghiệp sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát, cho ngành chế tác đá mỹ nghệ, phục vụ cho xây dựng đường giao thông cầu đường và các công trình khác địa bàn xã Thiện Long.

4.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a, Một số chỉ tiêu Kinh tế chính đã đạt được

- Lương thực bình quân: 357,45 Kg/người/năm. - Thu nhập bình quân: 6 Triệu đồng/người/năm. - Tổng thu nhập: Ước tính 15,46 tỷ đồng.

- Số hộ giàu: 26 hộ. Chiếm 4,64%. - Số hộ khá: 96 hộ. Chiếm 17,14%.

- Số hộ trung bình: 107 hộ. Chiếm 19,11%.

- Số hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới: 331 hộ. Chiếm 59,11%.

b, Hiện trạng kinh tế

Cơ cấu kinh tế của xã: - Nông, lâm nghiệp: 90%

- Dịch vụ thương mại, du lịch: 5% - Tiểu, thủ công nghiệp, xây dựng: 5%.

Hình 4.2. Biu đồ cơ cu kinh tế ca xã Thin Long

(Nguồn: UBND xã Thiện Long [13])

Kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp, các ngành kinh tế khác như thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, xây dựng… chưa có điều kiện phát triển nên đời sống người dân tại đây còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao.

Bảng 4.2. Số liệu mức thu nhập của các hộ gia đình được phỏng vấn Đv: 1000 đồng STT Mức thu nhập Số hộ 1 300 - 500 41 2 500 - 700 21 3 700 - 1000 8 4 1000 - 2000 10

Theo số liệu điều tra phỏng vấn 80 hộ gia đình cho thấy mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của người dân tại xã còn thấp: mức thu nhập bình quân từ 300.000 - 500.000đồng/người/tháng.

Hình 4.3. Biu đồ mc thu nhp ca các h gia đình

(Nguồn: Phiếu phỏng vấn)

Có 41 hộ, chiếm 51,25% trong tổng số 80 hộ được phỏng vấn; mức thu nhập bình quân từ 500.000 - 700.000đồng/người/tháng có 21 hộ, chiếm 26,25% trong tổng số 80 hộ gia đình được phỏng vấn; mức thu nhập bình quân từ 700.000 - 1.000.000 đồng/người/tháng có 8 hộ, chiếm 10% trong tổng số 80 hộ gia đình được phỏng vấn; mức thu nhập bình quân từ 1.000.000đồng/người/tháng trở lên có 10 hộ, chiếm 12,5% trong tổng số 80 hộ gia đình được phỏng vấn, các hộ có mức thu nhập này chủ yếu là cán bộ công chức hoặc có thêm nghề phụ nên mang lại thu nhập cao hơn các hộ khác.

Kinh tế nông - lâm nghip

Tổng diện tích đất nông nghiệp là 721,67 ha.

Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của xã, chiếm 90% tổng thu nhập toàn xã. Nguồn thu nhập chính của người dân trong xã là sản phẩm của sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, trồng cây lâu năm và từ chăn nuôi gia súc gia cầm quy mô hộ gia đình. Không có trang trại, kinh doanh dịch vụ chưa có.

- Trồng trọt:

+ Cây lương thực:

Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 310,68 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 1224,92 tấn.

Lương thực bình quân đầu người: 357,45 Kg/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 6 Triệu đồng/người/năm.

Cây Lúa nước: năm 2013 thực hiện 233,09/220 ha đạt 105,95% so với kế

hoạch. Trong đó vụ đông xuân 81.2/78 ha, vụ mùa 151,89/150 ha. Năng suất lúa bình quân đạt 43,5 tạ/ha. Sản lượng lúa đạt 1001,93 tấn.

Cây Ngô: năm 2013 thực hiện 59,61/49 ha đạt 121,65%, trong đó vụ xuân 41 ha, vụ mùa 18,61 ha, trồng xuống ruộng 12 ha. Năng suất bình quân đạt 37,4 tạ/ha. Sản lượng 222,99 tấn.

Cây Khoai Lang: diện tích kế hoạch giao 10,8 ha, thực hiện 8,2 ha, so

với kế hoạch 75,9%, trong đó vụ mùa 8,2 ha. Năng suất 63,5 tạ/ha, sản lượng 48,62 tấn. Khoai tây vụ đông 1 ha cho năng suất 95 tạ/ha.

Cây Lạc: diện tích kế hoạch giao 6 ha, thực hiện 5,79 ha, vụ xuân 2,49

ha, vụ mùa 3,3 ha. Năng suất 30,5 tạ/ha, sản lượng 8,84 tấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây Đậu Tương: diện tích kế hoạch giao 8,65 ha, thực hiện 8,65 ha, so

với kế hoạch đạt 100%, trong đó vụ xuân 5,49 ha, vụ mùa 3,16 ha, diện tích trồng xuống ruộng 3 ha. Năng suất 29,7 tạ/ha, sản lượng đạt 12,97 tấn

Cây Rau, Đậu các loại: diện tích trồng 32,24 ha. Trong đó, vụ đông xuân

19,89 ha, vụ mùa 12,35 ha. [10]

+ Cây công nghiệp:

Cây Hồi: tổng diện tích cây Hổi trên địa bàn xã là 278,11 ha. Trong đó

166,59 ha cho sản phẩm hàng năm bình quân là 163,38 tấn hồi tươi.

Cây ăn quả: cây ăn quả đa dạng, phong phú mang tính chất vùng miền Đông bắc như Cam, quýt, hồng, lê, mận, đào,…hầu hết ở gia đình nào cũng trồng nhiều loại cây ăn quả tuy nhiên sản lượng quả thu hoạch hằng năm chưa cao. Hiện nay cây cam, quýt trồng mới dự kiến 33,7 ha.

Bảng 4.3. Diện tích và sản lượng một số cây lương thực

STT Loại cây trồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1 Lúa 218,22 787,79 223,22 961,16 314,29 1001,93 2 Ngô 45,18 161,36 46 184,95 59,61 325,56 3 Khoai lang 12,57 35,79 5,29 33,48 8,2 48,62 4 Lạc 10,06 16,45 4,66 7,22 3,79 8,84

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 27)