Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, đào tạo

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 63)

- Xây dựng tài liệu tuyên truyền giáo dục cho người dân, học sinh,… về vấn đề môi trường.

- Phát triển các phong trào tình nguyện, các phong trào hoạt động BVMT tại địa phương.

- Mở các lớp tập huấn về môi trường cho các cán bộ quản lý và nhân dân. - Trong Nông nghiệp: tuyên truyền cho người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu sử dụng HCBVTV, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại HCBVTV.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ và nhân dân có đủ kiến thức và năng lực xử lý trong trường hợp xảy ra ô nhiễm và sự cố môi trường.

PHẦN 5

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 5.1. Kết luận

Thiện Long là một xã miền núi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú và có tiềm năng du lịch sinh thái hấp dẫn…Là xã vùng cao của huyện Bình Gia đang được đầu tư ưu tiên phát triển kinh tế rất nhiều. Kinh tế xã hội của xã Thiện Long đang trong quá trình phát triển đã tạo ra một số áp lực lên môi trường.

Các động lực (D) chính tạo ra áp lực đáng kể như: trình độ sản xuất nông nghiệp và trình độ dân trí còn thấp, giao thông đi lại khó khăn, dân cư chủ yếu là dân tộc thiểu số, công nghiệp chậm phát triển, đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng có mức phát triển chậm, dẫn đến áp lực với môi trường.

Hiện trạng môi trường (S) của xã Thiện Long đang có diễn biến tiêu cực như: diện tích rừng giảm, nguy cơ xói mòn, rửa trôi và sạt lở cao, phương tiện giao thông, ý thức của người dân chưa cao làm ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí, tác động trực tiếp đến con người gây nhiều bệnh tật… do vậy ta xác định được các nhóm chỉ thị về động lực (D) 07 chỉ thị, (P) 07 chỉ thị và (S) 10 chỉ thị tại xã.

Những tác động môi trường (I) có một số lĩnh vực sẽ tác động tương đối lớn đến môi trường như sản xuất nông nghiệp, phương tiện giao thông, ý thức của người dân chưa cao làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tác động trực tiếp đến con người gây nhiều bệnh tật, tăng chi phí ngân sách để đầu tư và cải thiện môi trường, đất đai bị suy thoái, đa dạng sinh học giảm. Từ đó ta xác định được 09 chỉ thị (I) tác động.

Các hoạt động đáp ứng (R) với hiện trạng và những nguy cơ tiềm tàng về môi trường, ta xác định được 09 chỉ thị.

Ứng dụng mô hình DPSIR để xác định chỉ thị môi trường tại xã Thiện Long đã đánh giá chi tiết được chuỗi quan hệ nhân quả của các ảnh hưởng của hoạt động, là biện pháp hiệu quả nhất mà không phải mất nhiều thời gian chọn lựa.

Xác định được các chỉ thị môi trường phục vụ cho mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, dựa vào các chỉ thị môi trường giúp ta lập được báo cáo hiện trạng môi trường tại khu vực.

5.2. Kiến nghị

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về chất lượng môi trường tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, em có một số kiến nghị như sau:

- Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa động lực - áp lực - hiện trạng - tác động - đáp ứng. Ứng dụng mô hình này giúp các nhà quản lý tìm ra được những nguyên nhân làm biến đổi môi trường, đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn.

- Những giải pháp trong đề tài đưa vào ứng dụng trong thực tế theo trình tự thời gian và cụ thể.

- UBND xã Thiện Long cần có những biện pháp quản lý tốt việc bảo vệ tài nguyên rừng, ngăn chặn việc phá rừng, khai thác lâm sản trái phép.

- Có định hướng, hướng dẫn người dân địa phương các biện pháp xử lý rác thải thải, nước thải.

- Phối hợp các tổ chức, đoàn thể trong khu vực cùng tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực bảo vệ môi trường tại địa phương. Nâng cao nhận thức của người dân các vấn đề về môi trường qua các phương tiện thông tin.

- Cần quan tâm đến đời sống của nhân dân nhiều hơn nữa. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương. Những công trình điện, nước, đường giao thông, trường học, trạm y tế cần được xây dựng tốt hơn.

- Hỗ trợ địa phương đào tạo nguồn nhân lực quản lý môi trường, đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TING VIT

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Luật Bảo vệ môi trường 2005.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư Quy định và xây dựng và quản lý chỉ thị môi trường Quốc gia số 09/2009/TT - BTNMT.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư quy định việc xây dựng Báo cáo môi trường Quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường

của ngành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh số

09/2010 - BTNMT.

4. Lê Thạc Cán (2005), Tổng quan về ứng dụng mô hình DPSIR trong xây dựng chỉ thị môi trường, Viện Môi trường và Phát triển bền vững.

5. Phạm Ngọc Đăng (2005), Xây dựng chỉ thị môi trường đối với lĩnh vực ô nhiễm không khí theo mô hình DPSIR.

6. Chế Đình Lý (2006), Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường đểđánh giá và so sánh hiện trạng môi trường giữa các thành phố trên lưu vực sông.

7. Lê Trình (2007), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường quân sự.

8. UBND xã Thiện Long (2011), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012,

Thiện Long.

9. UBND xã Thiện Long (2012), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Thiện Long.

10. UBND xã Thiện Long (2013), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch năm

2014, Thiện Long.

11. UBND xã Thiện Long (2013), Báo cáo tổng kết số lượng và sản phẩm

chăn nuôi 2013,Thiện Long.

12. UBND xã Thiện Long (2013), Báo cáo tổng kết diện tích, năng suất, sản

lượng cây hằng năm vụ mùa và cả năm 2013, Thiện Long.

13. UBND xã Thiện Long (2013), Đề án xây dựng nông thôn mới xã Thiện

14. UBND xã Thiện Long (2013), Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai 2013,

Thiện Long.

15. UBND xã Thiện Long (2013), Thống kê dân số, biến động dân số 2013,

Thiện Long.

TING ANH

16. EEA 1999: Envieronmental indicator: Typology and overview technical report

No25. Available at http://reports.eea.eu.int/TEC25/en/tab_content_RLR

17. Peter Kristensen (2004) The DPSIR Framework: Environmental research

Institute Demark department of Policy Analyis European Topic Centre on water, european Environmental agency.

PHẦN PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

Để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình.

Phần I: Thông tin cá nhân.

1. Họ tên người được phỏng vấn: ...

2. Nghề nghiệp:………Tuổi: ...

3. Địa chỉ: Thôn…………Xã Thiện Long – Bình Gia – Lạng Sơn 4. Dân tộc: ...

5. Số thành viên trong gia đình: ...

6. Trình độ học vấn: - Số người không biết chữ: ...

- Số người đã học lớp 1 đến lớp 5: ...

- Số người đã học lớp 6 đến lớp 9: ...

- Số người đã học lớp 10 đến lớp 12: ...

- Số người đã học đại học, cao đẳng: ...

7. Thu nhập bình quân của gia đình: ...

Phần II: Nội dung phỏng vấn 1. Nguồn tài nguyên nước 1.1. Nguồn nước gia đình sử dụng được lấy từ đâu? Nước máy Nước mưa Nước sông, suối, khe núi Nước giếng 1.2. Lượng nước cấp có đủ không? Có Không 1.3. Thời điểm thiếu nước:………tháng. Vào tháng:………

1.4. Nguồn nước cung cấp hiện nay so với trước đây có khác không: - Cách đây 5 năm ...

- Cách đây 10 năm ...

- Cách đây 15 năm ...

Nguyên nhân ... 1.5. Nguồn nước sử dụng vào những mục đích gì?

Sinh hoạt Chăn nuôi

Nông nghiệp Sản xuất kinh doanh 1.6. Lượng nước gia đình sử dụng một ngày khoảng bao nhiêu (m3

/ngày)

2. Nguồn tài nguyên đất

2.1. Diện tích đất canh tác của gia đình: ... ha Trong đó:

- Đất ruộng ... ha - Đất bờ bãi ... ha - Đất rừng ... ha

- Đất khác ... ha

2.2. Hình thức canh tác đất chủ yếu của gia đình là gì? Thâm canh Quảng canh Du canh, du cư 2.3. Chất lượng đất có thay đổi không ? Có Không Thay đổi về : Độ màu mỡ Độ ẩm

Độ xốp Khác Xu hướng tăng/ giảm, nguyên nhân : ...

...

2.4. Gia đình có biện pháp cải tạo đất sau khi sử dụng không ? Có Không 3. Nguồn tài nguyên rừng 3.1. Diện tích rừng mà gia đình quản lí là : ...

3.2. Loại rừng : 3.3. Loại cây phổ biến ...

...

3.4. Lợi ích của rừng đối với gia đình : Kinh tế Cảnh quan Môi trường sống Cụ thể ...

3.5. Xu hướng tăng/ giảm diện tích rừng so với trước đây : - Từ năm 1980 – 1990 ...

- Từ năm 1990 – 2000 ...

- Từ năm 2000 đến nay ...

Nguyên nhân ...

4. Kinh tế gia đình 4.1. Nguồn thu nhập chính thức của gia đình từ : Nông nghiệp Lâm nghiệp Lương Kinh doanh Khoản thu khác ...

4.2. Số lao động chính trong gia đình……….người 4.3. Gia đình có làm thêm nghề phụ gì không? Có Không

Nghề gì: ...

4.4. Gia đình có thuê người làm không? Có Không

5. Các vấn đề về vệ sinh môi trường 5.1. Nước sử dụng có qua hệ thống lọc không? Có Không

5.2. Nguồn nước gia đình sử dụng hiện nay cho sinh hoạt có vấn đề gì không?

Không Mùi Vị Khác

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước(nếu có): ...

5.3. Lượng nước thải hàng ngày của gia đình là bao nhiêu (m3 /ngày) ...

5.4. Nước thải của gia đình được đổ vào: Ra vườn Cống thải chung của làng/xã

Ao, hồ Nơi khác ...

5.5. Chất lượng nước sông, suối, hồ gần nhà: Tên ...

Tốt Ô nhiễm nhẹ Ô nhiễm nặng

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông, suối, hồ (nếu ô nhiễm) là gì? ...

5.6. Ô nhiễm nước sông, suối, hồ có ảnh hưởng đến sử dụng nước cho các ngành (nếu có): Du lịch, thủy văn Sinh hoạt Nông nghiệp

5.7. Chất lượng không khí trong khu vực đang sinh sống? Tốt Ô nhiễm nhẹ Ô nhiễm nặng Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: ...

5.8. Ô nhiễm tiếng ồn, rung trong khu vực đang sinh sống: Không Ô nhiễm nhẹ Ô nhiễm nặng

Nguyên nhân gây nên tiếng ồn, rung (nếu có) ...

...

5.9. Lượng rác thải của gia đình tạo ra một ngày ước tính khoảng: <2 kg 2-5 kg 5-10 kg >10 kg Khác

Trong đó: Từ sinh hoạt:…………% Làng nghề, tiểu thủ công nghiệp……..%

Hoạt động nông nghiệp………….% Dịch vụ……….%

5.10. Rác thải của gia đình được đổ đi đâu? Hố rác riêng Đổ rác tùy nơi

Đổ rác ở bãi rác chung Thu gom rác theo hợp đồng dịch vụ

5.11. Rác thải trong khu vực có thường xuyên được thu gom không? Có Không

Nếu có thì bao lâu/lần: ...

5.12. Kiểu nhà vệ sinh trong gia đình: Không có Tự hoại Hố xí hai ngăn

Hố xí đất Bán tự hoại

5.13. Chuồng gia súc của gia đình đặt ở: Gần nhà Gần giếng nước

5.14. Gia đình có thường xuyên phải nhờ đến sự giúp đỡ của y tế không? Không Có - với bình quân là……….lần/năm 5.15. Các loại bệnh thường xuyên xảy ra trong gia đình? Bao nhiêu người

trong năm: ...

5.16. Gia đình có sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp hay không: Nếu có sử dụng với liều lượng bao nhiêu: ...

Số lần sử dụng (lần/vụ) ...

5.17. Địa phương đã xảy ra sự cố về môi trường lần nào chưa: ...

Nguyên nhân ...

6. Các vấn đề phúc lợi xã hội, chương trình dự án 6.1. Gia đình có quan tâm đến các thông tin về môi trường không? Có Không

6.2. Thông tin môi trường gia đình được biết là từ nguồn nào? Sách, báo chí Đài, tivi Từ cộng đồng

Các phong trào tuyên truyền cổ động của địa phương

6.3. Các chương trình, dự án ở địa phương mà gia đình được hưởng lợi: ...

Hiệu quả của các dự án như thế nào? ...

Kiến nghị và đề xuất ...

...

Xin chân thành cm ơn! Ngày….tháng….năm…..

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)