Các chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 58)

Các chỉ thị về hiện trạng thường bao gồm các số đo số lượng liên quan (tổng số hay tình trạng các tài nguyên thiên nhiên còn lại) và các số đo chất lượng có liên quan (tình trạng của đất, nước, không khí, nồng độ các vật mang bệnh trong môi trường,…). Hiện trạng môi trường huyện Bình Gia nói chung và hiện trạng môi trường xã Thiện Long nói riêng đang bị thay đổi nhiều trong những năm gần đây. Môi trường nước, đất bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân và khai thác tài nguyên rừng (các loại gỗ quý hiếm như nghiến, lim, lý, táu,...); săn bắt các loài động vật hoang dã như hươu, nai, lợn rừng, rắn, các loài chim,... dẫn đến tài nguyên rừng đang dần cạn kiệt, các loài động vật rừng đang bị tuyệt chủng ngày càng nhiều hơn từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái ở địa phương. Dựa vào đó ta xây dựng chỉ thị về hiện trạng môi trường cho xã ở bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.13. Chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường STT Các chỉ thị về hiện trạng (S)

môi trường Đơn vị đo Dữ liệu cần thiết

1 Mật độ dân số Người/km2 Dân số, diện tích đất đai 2 Nguồn của từng loại chất thải Kg Loại chất thải, số

lượng

3 Công trình vệ sinh Số lượng Thống kê xây dựng 4 Số hộ được cung cấp điện, nước Số lượng, % Tổng số gia đình 5 Tổng diện tích rừng hiện có Ha Thống kê của

UBND xã 6 Số lượng các loài động vật Loài Thống kê của

UBND xã 7 Số lượng các loài thực vật Loài Thống kê của

UBND xã

8 Diện tích các loại đất Ha Diện tích

9 Diện tích cây xanh/đầu người Ha/người Đánh giá hoạt động

10 Diện tích đất xây dựng theo loại Km2 Diện tích xây dựng

4.3.4. Các ch th v tác động (I) ca ô nhim môi trường đối vi sc khe cuc sng ca con người, đối vi h sinh thái và kinh tế - xã hi

Các tác động môi trường ám chỉ các tác động biến đổi trong các điều kiện môi trường có thể đến xã hội. Một sự khác nhau giữa tác động xã hội với tác động sinh thái. Các hoạt động của con người và chính sách của các ban ngành là các nguồn áp lực lên môi trường trong một quốc gia, hoàn cảnh. Các áp lực sinh ra bằng các nguồn khác nhau gây ra những tác động khác nhau tới môi trường của khu vực. Từ những động lực như quá trình sản xuất nông nghiệp, vấn đề về gia tăng dân số, du lịch, xây dựng, ảnh hưởng tới môi trường làm cho chất lượng môi trường ngày càng suy giảm. Những tác động của ô nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của con người, HST, và nền kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

Bảng 4.14. Các chỉ thị về tác động (I) môi trường STT Các chỉ thị về tác động (I) môi

trường Đơn vị đo

Dữ liệu cần thiết

1 Bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường

Loại bệnh, số người mắc bệnh

Thống kê của trạm y tế xã 2 Chi phí cho y tế liên quan đến chất

lượng cuộc sống

Số lượng, số tiền

Ngân sách cho ngành y tế

3 Diện tích rừng bị tàn phá Ha Thống kê của

UBND xã 4 Ô nhiễm nước Thành phần chất ô nhiễm, nồng độ Số liệu phân tích

5 Số vụ cháy rừng Số vụ/năm Thống kê của

UBND xã 6 Thiệt hại do ngập lụt, sạt lở đất Số lượng Thống kê của

UBND xã 7 Số tháng thiếu nước sinh hoạt và sản

xuất Tháng/năm Số liệu điều tra

8 Số người mắc bệnh truyền nhiễm Số người Thống kê của trạm y tế xã 9 Làm chết các sinh vật, vi sinh vật Số lượng Số loài còn lại

4.3.5. Các ch th v đáp ng (R) ca nhà nước, xã hi và con người (chính sách, bin pháp, hành động) nhm gim thiu các động lc, áp lc gây biến đổi môi trường không mong mun và ci thin cht lượng môi trường

Các biện pháp đáp ứng của các ngành có liên quan giúp cho môi trường tại khu vực có những thay đổi đáng kể. Trong tình trạng môi trường ngày càng bị suy giảm các cơ quan chức năng đang thực hiện nhiều biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu những tác động, áp lực gây biến đổi môi trường và cải thiện chất lượng môi trường.

Bảng 4.15. Các chỉ thị về đáp ứng (R) môi trường STT Các chỉ thị về đáp ứng (R) môi

trường Đơn vị đo

Dữ liệu cần thiết

1 Số hộ gia đình được cấp điện Số lượng Báo cáo của UBND

2 Số hộ được cấp nước Số lượng Báo cáo của

UBND 3 Chương trình hỗ trợ xây nhà vệ sinh Số lượng Số hộ được hỗ

trợ 4 Số dân tiếp cận dịch vụ y tế % Số lượng dân 5 Chương trình xóa đói giảm nghèo Triệu đồng

Ngân sách nhà nước, địa phương 6 Số hộ gia đình được hỗ trợ trồng rừng Số lượng Thống kê dự án trồng rừng 7 Chi phí cho cải tạo môi trường bị ô

nhiễm Triệu đồng

Ngân sách dành cho môi trường 8 Số hộ gia đình có hệ thống xử lý

nước thải sinh hoạt hợp vệ sinh Số hộ Số liệu điều tra 9 Số hộ gia đình có chuồng trại chăn

nuôi hợp vệ sinh Số hộ Số liệu điều tra Các chỉ thị đáp ứng cũng bao gồm ý kiến công chúng, các phí môi trường, giấy phép môi trường và các điều khoản quy định, sự khuyến khích, các cố gắng bảo vệ và làm sạch, nghiên cứu và đào tạo, sự thay đổi tổ chức và chính sách, thay đổi trong sử dụng đất, thông tin môi trường.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)