0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Phương hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH TM – VT TÂN PHƯƠNG (Trang 73 -73 )

Để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì việc tổ chức tốt công tác bán hàng tại Công ty rất quan trọng, do vậy Công ty nên có cách thức quản lý tốt chi phí đặc biệt là tiết kiệm được chi phí quản lý kinh doanh. Vì trong Công ty chi phí quản lý kinh doanh chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của Công ty do đó Công ty nên có phương hướng quản lý và hạch toán tốt hơn về chi phí quản lý kinh doanh, cũng như quản lý và hạch toán tốt kế toán doanh thu và giá vốn.

Qua thời gian thực tập tại Công ty về nhận xét chủ quan của em, em đã nhận thấy được ưu điểm và tồn tại và em đã đưa ra phương hướng hoàn thiện về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM – VT Tân Phương.

Sau đây em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty như sau:

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM – VT Tân Phương

Công ty TNHH TM – VT Tân Phương là một doanh nghiệp Thương mại. Công ty không trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng mà các mặt hàng của Công ty là do Công ty thu mua từ các nhà sản xuất. Hoạt động chính của Công ty đó là việc kinh doanh của Công ty nhất là ở hoạt động bán hàng là hoạt động chính của Công ty nhằm đem lại lợi nhuận đây là mục tiêu chính của Công ty cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường hướng tới. Do đó, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty có vai trò đặc biệt quan trọng với Công ty. Như em đã trình bày ở trên thì đối với kế toán bán hàng và kế toán xác định kết quả bán hàng có những ưu điểm và tồn tại như trên. Sau đây là phương hướng hoàn thiện em xin đưa ra:

•Đối với kế toán doanh thu không chỉ theo dõi chi tiết theo mặt hàng hóa mà Công ty nên mở tài khoản chi tiết cấp 2 để theo dõi doanh thu của các mặt hàng theo cả tài khoản chi tiết và mã hàng như vậy sẽ giúp cho việc theo dõi doanh thu của các mặt hàng được chi tiết và việc hạch toán chính xác hơn. Ngoài ra còn giúp cho nhà quản trị theo dõi được chi tiết từng mã hàng hóa hơn và việc lập báo cáo tài chính sẽ thuận tiện.

Đối với kế toán giá vốn: Công ty tính trị giá xuất kho theo phương pháp nhập trước – Xuất trước thì Công ty nên thay bằng phương pháp bình quân gia quyền như vậy kế toán sẽ theo dõi giá bán một cách chính xác và đơn giản hơn. Với việc theo dõi chi tiết giá vốn Công ty đã theo dõi cùng với việc nhập - xuất của hàng hóa, Công ty mở thẻ kho và sổ chi tiết, bảng tổng hợp hàng hóa sau đó kế toán mới hạch toán lên sổ chi tiết giá vốn là rất tốt nhưng đối với TK 156 – Hàng hóa thì đối với khoản mục chi phí khi mua hàng về kế toán không hạch toán riêng mà khoản chi phí đã được tính trên hóa đơn hàng hóa mua về như vậy sẽ không chính xác về chi phí

của từng loại hàng hóa và sẽ không chính xác về giá vốn của hàng hóa, Công ty nên mở thêm tài khoản cấp 2 để theo dõi khoản mục về hàng hóa.

Ví dụ: TK 156 – Hàng hóa bao gồm 2 tài khoản cấp 2: TK 1561: Trị giá hàng mua

TK 1562: Chi phí hàng mua

Đối với kế toán chi phí quản lý kinh doanh: Công ty nên mở thêm tài khoản chi tiết cấp 2 đối với TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh gồm: TK 6421 – Chi phí bán hàng và TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi đó kế toán sẽ hạch toán chi tiết được khoản mục chi phí và sẽ giúp cho người lập báo cáo tài chính dễ dàng hơn, nhà quản trị sẽ theo dõi được chi tiết về các khoản chi phí và có phương pháp điều chỉnh phù hợp đối với khoản chi chi phí này nhằm đem lại hiệu quả trong việc kinh doanh vì đối với việc xác định kết quả kinh doanh thì khoản mục chi phí rất quan trọng.

•Do Tân phương là một doanh nghiệp Thương mại nên để thúc đẩy quá trình tiêu thụ, Công ty nên chiết khấu thương mại cho khách hàng mua hàng khi khách hàng mua với số lượng lớn , Phần trăm chiết khấu thương mại tùy vào doanh số mua hàng của khách hàng không bao gồm thuế GTGT. Khách hàng mua hàng số lượng nhiều thì số tiền chiết khấu sẽ lớn. Vì tại Tân Phương có thực hiện chiết khấu nhưng Tân Phương đưa ra doanh số để thực hiện chiết khấu quá cao so với khách để khách có thể chiết khấu, hầu như ít khi xảy ra chiết khấu với khách hàng. Khi chiết khấu cho khách hàng kế toán sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 5211 : Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331 : Thuế GTGT trả lại cho khách

Có TK 131 : Trừ vào số tiền phải thu khách hàng Có TK 111, 112, 3388

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển khoản giảm trừ sang TK 511: Nợ TK 511

•Một trong những vấn đề quan trọng nhất để tổ chức kế toán chi phí quản lý kinh doanh là việc lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý và khoa học. Bởi vì mỗi nhóm hàng hóa có tính chất thương phẩm khác nhau, dụng lượng chi phí quản lý kinh doanh có tính chất khác nhau, công dụng với từng nhóm hàng cũng khác nhau nên Công ty không thể sử dụng chung một tiêu thức phân bổ mà phải tùy thuộc vào số lượng tiêu thụ của hàng hóa để phân bổ chi phí. Tiêu thức phân bổ chi phí quản lý kinh doanh theo doanh số của từng nhóm hàng như sau:

Chi phí QLKD Chi phí QLKD cần phân bổ Doanh số phân bổ nhóm = X bán nhóm hàng i Tổng doanh số bán hàng thứ i

•Công ty hoạt động chính là bán hàng do đó có rất nhiều khách hàng mua hàng. Trong kinh doanh ít có trường hợp mà hầu hết khách hàng mua hàng người ta sẽ thanh toán ngay hết tất cả số tiền hàng khách hàng mua. Do đó trong việc tìm khách hàng đã khó khăn nhưng việc thu được tiền của một số khách hàng còn khó khăn hơn và tình trạng này làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc giảm doanh thu của Công ty. Vì vậy, Công ty nên tính toán và lập dự phòng các khoản nợ quá hạn và có khả năng khó đòi để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ. Đối với các khoản nợ đã quá hạn và Công ty xác minh là các khoản nợ khó đòi nên kế toán tiến hành lập dự phòng khoản phải thu khó đòi chờ xử lý kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi của khách hàng đó. Đối với các khoản nợ quá hạn thanh toán kế toán sẽ căn cứ vào mức trích lập để lập dự phòng phải thu của khách hàng đó như sau:

- Trích 30% tổng giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

- Trích 50% tổng giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

- Trích 70% tổng giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

- Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào tình hình khả năng thu hồi các khoản nợ thu được xác định là không chắc chắn kế toán tiến hành lập dự phòng khoản phải thu khó đòi chờ xử lý kế toán hạch toán như sau: Tài khoản sử dụng TK 1592 – Dự phòng phải thu khó đòi:

Nợ TK 642

Có TK 1592 – Dự phòng phải thu khó đòi

- Cuối niên độ kế toán sau khi tính toán số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập:

+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi trích lập năm nay lớn hơn số đã trích lập năm trước kế toán tiến hành trích thêm, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 642 Có TK 1592

+ Nếu số trích lập năm nay nhỏ hơn số đã trích lập năm trước kế toán sẽ tiến hành hoàn nhập khoản dự phòng:

Nợ TK 1592 Có TK 642

•Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Do hình thức kinh doanh thực tế tại Công ty nhiều khi phải mua hàng về kho để chuẩn bị hoạt động phân phối lưu thông tiếp theo. Việc này không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng hóa trong kho, vì vậy Công ty nên dự tính khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị giảm xuống thấp hơn với giá trị sổ của kế toán của hàng tồn kho. Cuối kỳ, nếu kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ kế toán tiến hành trích lập dự phòng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp Công ty bù đắp các thiệt hại thực tế do hàng hóa tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh trị giá thực tế thuần túy hàng tồn kho của Công ty nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực tài sản của Công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được phản ánh trên TK 1593 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Công thức tính trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

Mức lập dự Số hàng hóa bị Giá đơn Giá đơn

Phòng giảm giá = giảm giá tại thời X vị ghi sổ - vị trên thị

Hàng tồn kho điểm thiết lập kế toán trường

Kế toán sẽ hạch toán như sau:

- Cuối năm, kế toán tiến hành trích lập dự phòng: Nợ TK 632

Có TK 1593

- Sang năm sau nếu tiếp tục trích lập dự phòng:

+ Nếu số dự phòng năm nay lớn hơn năm trước thì phần chênh lệch được bổ sung:

Nợ TK 632 Có TK 1593

+ Nếu số dự phòng năm nay nhỏ hơn số dự phòng năm trước thì hoàn nhập phần chênh lệch:

Nợ TK 1593 Có TK 632

- Sang năm sau thiệt hại thực sự xảy ra: Nợ TK 1593

Có TK 156

•Hiện nay, tại Công ty thì báo cáo quản trị chưa được nhà quản trị của Công ty quan tâm nên Công ty nên chú trọng hơn về báo cáo quản trị như báo cáo kết quả kinh doanh cũng đang là báo cáo mà các Công ty đang sử dụng. Theo cách ứng xử của hoạt động kinh doanh là cơ sở để đưa ra các quyết định điều hành mọi hoạt động kinh doanh. Trong báo cáo kết quả kinh doanh có 2 loại chi phí đó là biến phí và định phí. Với 2 loại chi phí này sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp hiểu đúng bản chất sự vận động của các yếu tố chi phí, từ đó góp phần kiểm soát các khoản

chi phí theo tính chất của biến phí và định phí. Xây dựng báo cáo kết quả theo ứng xử chi phí nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định điều hành mọi hoạt động hàng ngày. Sau đây là mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử.

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu tiêu thụ 2. Chi phí khả biến 3. Số dư đảm phí 4. Định phí

5. Lợi nhuận thuần

KẾT LUẬN

Công ty TNHH TM – VT Tân Phương là một doanh nghiệp thương mại đã hoạt động kinh doanh được hơn 9 năm nhưng Tân Phương đã có được thị phần trên thị trường. Đặc điểm kinh doanh chính của Công ty đó là khấu bán hàng. Bán hàng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành kinh doanh thương mại thì bán hàng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty vì vậy tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác tổ chức kế toán bán hàng và kế toán xác định kết quả bán hàng nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng trong Công ty quyết định sự phát triển và tồn tại của Công ty.

Trong thời gian thực tập tại Công ty tuy thời gian không dài nhưng em đã lựa chọn và đi sâu vào nghiên cứu đề tài kế toán bán hàng và kế toán xác định kết quả bán hàng. Trong thời gian này rất quan trọng không chỉ với em mà cả với tất cả các bạn sinh viên thực tập chuẩn bị cho công việc của mình sau khi ra trường. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em đã được học lý thuyết nhưng trong khoảng thời gian thực tập này em đã được vào làm thực tế không phải là những con số trong sách vở mà đây là những con số liên quan tới tình hình kinh doanh của Công ty. Thời gian thực tập ở Công ty là cơ hội để em vận dụng những kiến thức đã họa vào trong thực tế. Trong quá trình thực tập em đã được nhìn nhận thực tế các chứng từ phát sinh

liên quan tới kế toán bán hàng, cách lập các chứng từ, quy trình luân chuyển chứng từ và cách vào các sổ sách liên quan.

Trong khoảng thời gian này em đã cố gắng học hỏi trao dồi kiến thức để hoàn thành đề tài: “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại – Vận tải Tân Phương”. Trong thời gian thực tập để viết bài thì em đã được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong Phòng Kế toán và thầy giáo hướng dẫn TS.Trần Văn Thuận để em hoàn thành Chuyên đề của mình. Tuy vậy, trong quá trình làm bài em không thể tránh khỏi những sai xót trong cách trình bày và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Tân Phương.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS.Trần Văn Thuận và các anh chị trong Phòng Kế toán của Công ty TNHH TM – VT Tân Phương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề của mình.

Sinh viên thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giáo trình kế toán quản trị, nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

2.GS.TS.Đặng thị Loan (2009), giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Đại hoc kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

3.PGS.TS. Nguyễn Thị Đông (2008), giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

4.PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc và các cộng sự (2011),Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

5.Quyết định 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/09/2006 của bộ trưởng bộ tài chính về chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

6.Tài chính (2009), 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và toàn bộ Thông tư hướng dẫn các chuẩn mực, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

7.Thông tư 228/2009/TT - BTC

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH TM – VT TÂN PHƯƠNG (Trang 73 -73 )

×